Người già nên ăn gì vào mùa thu?

Mùa thu là một trong bốn mùa của năm, không khí trong lành, trời cao mát mẻ, dương khí của môi trường tự nhiên cũng từ trạng thái “sinh trưởng” chuyển thành “thu tàng”. Đồng thời, khí hậu mùa thu cũng biến hoá thất thường. Mùa này dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp. Cho nên, người già mùa thu cần chú trọng điều dưỡng ba tạng Phế, Tỳ, Thận, ăn đồ thanh đạm, hạn chế đồ cay nóng, để tránh làm tổn thương đến ngũ tạng.

Nguyên tắc trong dưỡng sinh mùa thu

Nguyên tắc trong dưỡng sinh mùa thu: khi thời tiết chuyển giao giữa khí nóng của mùa hè sang khí táo của mùa thu sẽ có nhiều sự khác biệt cho nên việc dưỡng sinh giữa hai mùa cũng có nhiều điều cần lưu ý. 
  • Nguyên tắc 1: Điều hòa Can Tỳ, cố dưỡng Vị khí
  • Nguyên tắc 2: Thiểu tân đa toan, bổ khí kiện Tỳ

Điều hoà Can Tỳ, cố dưỡng Tỳ Vị

Sau lập thu hoa lá rụng, cây cối khô xác một số người đặc biệt là những người trung và cao niên sẽ cảm thấy sầu não, trầm mặc, từ đó phát sinh những cảm xúc tiêu cực, để hạn chế chúng ta có thể dùng một số loại thực phẩm để cải thiện tình trạng này, các loại thức ăn dưỡng tâm an thần, sơ can giải uất, bổ não hoạt huyết như hạt Óc chó, các loại cá, Phật thủ, Nấm kim châm, Nấm hương…
Can khí rất dễ phạm Vị, nếu Can uất sẽ rất dễ gây tình trạng ăn uống kém, không có cảm giác thèm ăn, cho nên phải ưu tiên việc điều hoà Can Tỳ, có thể lựa chọn một số loại điều hoà Can Tỳ như Chỉ thực, Phật thủ, Sơn tra, Sơn dược, Bạch biển đậu…
Mùa thu, người già nên ăn gạo lứt sẽ dự phòng được bệnh xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư đại tràng, đại tiện bí kết, lại có thể cải thiện đồi mồi trên da, giảm lo lắng mất ngủ, tăng cường năng lực ghi nhớ, Alzheimer.

Thiểu tân đa toan, bổ khí kiện Tỳ

Mùa thu nên giảm các vị cay để làm giảm sự vượng thịnh của Phế khí, nên tăng vị chua để trợ giúp Can khí, để đề phòng Phế khí quá thịnh làm thương Can, khiến Can khí uất kết. Mùa thu nên ăn các loại như Lê tuyết, Mã thầy, Vừng đen, Ngân nhĩ, Liên tử, La bặc tử, Nho, Bách hợp, các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra còn có các loại Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Xuyên bối, Hạnh nhân, Bạch quả để ích khí dưỡng âm, nhuận phế hóa đàm, hạn chế các loại đồ cay nóng như hành, tiêu, tỏi…
Thêm nữa, người già nên dựa vào đặc điểm khí tiết của mùa thu và tính vị các loại đồ bổ để chọn những loại đồ ăn thích hợp nhằm tăng cường thể chất, đặt nền tảng cho việc bổ dưỡng vào mùa đông.
Thực phẩm có thể dùng như Sơn dược, Hồng táo, Ý mễ, hạt Óc chó, Liên tử, các vị này có thể bổ khí huyết và tăng cường tiêu hoá.

5 phương diện dưỡng sinh mùa thu 

Sách <<Hoàng Đế Nội Kinh>> có giảng giải về điều cốt yếu trong dưỡng sinh mùa thu rằng: Tiết khí màu thu bắt đầu từ từ chuyển sang mát mẻ, dương khí dần thu liễm, mà âm khí dần bắt đầu sinh trưởng. Căn cứ vào đặc điểm của thiên khí mùa thu, người già dưỡng sinh nên từ 5 phương diện là tư âm nhuận táo, ích Thận cố tinh, liễm Phế cố biểu, sơ Can hòa Vị, điều hòa âm dương, tiến thêm điều chỉnh kết cấu đồ ăn.

Tư âm nhuận táo, giải trừ khô táo

Mùa thu chủ khí là “Táo khí”, “Táo tà” là bệnh. Thu táo có phân ngoại táo và nội táo. Ngoại táo là chỉ “Táo tà” từ môi trường tự nhiên xâm nhập vào cơ thể qua lỗ mũi, bì mao da lông. Lại phân ra hai loại là ôn táo vào lương táo. Nội táo đa phần là do tân dịch trong cơ thể bị thiếu, tinh huyết bị mất đi dẫn đến phần âm bị tổn thương. 
Dưỡng sinh mùa thu, nhiệm vụ hàng đầu là giải quyết vấn đề “Táo khí” vượng thịnh của màu thu. Người bình thường ngoài ba bữa cơm ra, mỗi ngày chúng ta cần phải uống bổ sung thêm 1.500- 2.000 lít nước. Đầu thu, trời vẫn còn nóng nên vẫn cần phải bổ sung thêm nước. “Không để khát nước mới uống”, điều này đối với người trung và cao tuổi càng là vấn đề trọng yếu. Nếu như những người cao tuổi có thể kiên trì mỗi ngày chủ động uống một lượng nước thích hợp thì có thể cải thiện tuần hoàn huyết dịch, đều có lợi cho việc dự phòng các bệnh lý về tim mạch.
Mùa thu ở phương diện điều dưỡng ăn uống, dựa theo sách  << Hoàng Đế Nội Kinh>> đề xuất nguyên tắc “Thu đông dưỡng âm” chính là nói cần ăn nhiều các đồ ăn có tính tư âm nhuận táo để phòng “Thu táo thương âm”. Mùa thu có rất nhiều loại hoa quả và rau củ tươi có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thiết yếu. Không những có khả năng tư âm dưỡng phế, nhuận táo sinh tân, mà còn có khả năng trị liệu các bệnh liên quan đến Phế, là những thực phẩm tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mùa thu.
Những loại thực phẩm, vị thuốc có tác dụng tư âm, nhuận táo: Lê, Nho, Ngân nhĩ, Ngọc trúc, Thạch lựu…

Ích thận, cố tinh để tăng khả năng dự trữ

Lý luận: nhiệt của mùa hạ tích trữ trong cơ thể người làm cho năng lượng của con người tiêu hao rất nhiều, sau khi sang mùa thu, chúng ta dễ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, hụt hơi, lưng gối đau mỏi, mất ngủ, ngủ mơ, tiểu tiện nhiều, di tinh tảo tiết, mạch tế nhược, biểu hiện của triệu chứng thận khí hư nhược. Đông y quan niệm, thận tàng tinh khí, chủ về chức năng sinh lý sinh trưởng phát dục, sinh sản và sự thay đổi thủy dịch của cơ thể. Nếu như điều dưỡng không đúng và đủ hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng tạng thận thì sẽ sinh ra bệnh lý. Dương khí ở trong cơ thể vào mùa thu thì dần thu liễm vào bên trong mà âm khí thì dần sinh trưởng, càng vào mùa thu thì tinh khí bắt đầu phong tàng, người già, thể chất suy nhược có thể lựa chọn thức ăn có tác dụng bổ thận, cố tinh để bồi bổ thận khí, cố sáp liễm tinh. 
Những loại thực phẩm, vị thuốc có tác dụng ích thận, cố tinh: Khiếm thực, Ngũ vị tử, Giáp ngư, thịt thăn lợn, Hải sâm, đậu đen,…

Liễm phế cố biểu, tăng cường sức đề kháng

Lý luận: mùa thu, trời cao, không khí trong lành, có lợi cho chức năng hô hấp của Phế do Phế chủ khí, nhưng sau tiết khí Thu phân thì táo khí bắt đầu quá thịnh, cùng kết hợp với phong mà hình thành phong táo tà. Tà này trước tiên sẽ xâm nhập vào Phế do Phế chủ bì mao da lông và tị khiếu (lỗ mũi). Nếu như sự tuyên phát của Phế được bình thường thì rất nhanh cơ thể sẽ có phản ứng, nhờ vào vệ khí đi ra ngoài bì mao da lông, tị khiếu (lỗ mũi) khiến cho bì phu da lông được tươi nhuận, lỗ chân lông được kín đáo, tị khiếu (lỗ mũi) được thông thoáng, bất luận loại tà khí nào cũng không có khả năng xâm nhập sâu vào trong cơ thể, khiến cho chúng ta có thể thuận lợi trải qua mùa thu.
Những loại thực phẩm, vị thuốc có tác dụng liễm phế cố biểu: Cát cánh, phổi lợn, thịt vịt, Ngũ bội tử…

Sơ Can hòa vị, để giải trừ Can uất khắc Tỳ

Lý luận: vào mùa thu, các bệnh về trường vị tương đối nhiều. Đây là bởi vì thiên khí mùa thu mát mẻ, chúng ta ăn tăng thêm nên dẫn đến đường tiêu hóa phải chịu nhiều gánh nặng, dẫn đến công năng rối loạn, đồng thời nhiệt độ xuống thấp, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn, bụng rất dễ bị lạnh, có thể gây ra sự quá mẫn của đường tiêu hóa, khiến cho nhu động ruột gia tăng nhanh hơn, mà thành ra chứng “Phúc tả” (tiêu chảy). Ở một phương diện khác, sự kích thích bởi không khí lạnh có thể khiến sự bài tiết của trường vị (đường tiêu hóa gia tăng), tiếp đến khiến trường vị phát sinh sự co cấp gây ra các triệu chứng bệnh lý. Cho nên mùa thu cần phải xem trọng sự điều hòa của Tỳ Vị, đồng thời Can khí cũng đến phạm Vị, khắc Tỳ, nên cần chú ý sơ tiết Can khí để điều hòa Tỳ Vị. Mùa thu, trước khi dùng đồ bổ cần phải điều lý Tỳ Vị trước, dùng những đồ ăn có công dụng bổ tỳ ích khí, tỉnh tỳ, khai vị, ví dụ như: Ngạnh mễ (gạo tẻ), Ý mễ (ý dĩ), Nấm hương,…. Trong đó phối hợp cùng với Sa nhân, Trần bì, Hồ tiêu, Thổ phục linh,… ăn nhiều những loại thức ăn thô, nhiều chất xơ cũng có lợi cho đường ruột.
Những loại thực phẩm, vị thuốc có tác dụng sơ Can kiện Tỳ: Phật thủ, Chỉ thực, thịt thỏ, nấm hương, nấm kim châm, cà rốt,…

Điều hòa âm dương để dự phòng bệnh tật phát sinh

Lý luận: sách <<Hoàng Đế Nội Kinh>> nói khái quát rằng, trạng thái tốt nhất của hoạt động sinh mệnh con người là “ m bình dương bí”, mỗi phần âm dương tự có công dụng bảo vệ và đặc tính riêng của nó, thông qua tác dụng tương hỗ lẫn nhau mà đạt đến trạng thái hiệp điều hoàn chỉnh. Thiên khí mùa thu chuyển dần sang mát mẻ, miễn dịch của cơ thể con người dần giảm xuống, các loại bệnh tật thì gia tăng sự phát triển. Lúc này, nếu như có thể chú trọng đến âm dương điều hòa, thì tự có thể phòng được các bệnh tật phát sinh, bảo vệ được sức khỏe. Điều hòa 2 phần âm dương của cơ thể chủ yếu nên lấy các phương pháp như phù chính cố bản (tăng cường, củng cố chính khí), tư âm trợ dương (làm nhu nhuận phần âm và hỗ trợ dương khí), người dương hư thì bổ dương, âm hư thì bổ âm.
Những loại thực phẩm, vị thuốc có tác dụng điều hòa âm dương: Nhân sâm, Phụ tử, Ngô thù du, Óc chó, Linh chi, Can Khương, thịt dê, thịt chó, ải, Mật ong, Ngọc trúc, Sinh địa, Sa sâm, Ngân nhĩ,…

Mách bạn các món ăn bài thuốc mùa thu

Canh Bạch quả, Ngọc trúc, gan lợn

Nguyên liệu: 
  • Bạch quả 100g
  • Ngọc trúc 10g
  • Gan lợn 200g
  • Rau mùi thơm
  • Gia vị vừa đủ
Cách làm: Gan lợn rửa sạch thái miếng, Bạch quả, Ngọc trúc cũng rửa sạch. Cho nước vào nồi đun, sau đó cho gan lợn, Bạch quả, Ngọc trúc vào đun sôi tiếp, nêm gia vị vào cho vừa ăn, cuối cùng cho rau mùi thơm, dầu mè vào.
Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, liễm Phế chỉ khái, cố tinh chỉ đới.

Canh mướp đắng nấu mía

Nguyên liệu:
  • Cam giá – mía 200g
  • Khổ qua 100g
  • Xương ngực gà 100g
  • Gia vị vừa đủ
Cách làm: Mía rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc; xương gà chần qua sau đó cho mía và xương gà vào nồi, cho nước vào đun sôi, để nhỏ lửa trong 1 tiếng; cho thêm khổ qua đã cắt khúc vào đun thêm 30 phút nữa; nêm gia vị cho vừa ăn là được.
Công dụng: Thanh nhiệt tả hoả, tư âm nhuận táo, lợi niệu thông lâm.

Cháo Thiên môn đông gạo tẻ 

Nguyên liệu:
  • Thiên môn đông 25g
  • Gạo tẻ 100g 
  • Gia vị vừa đủ 
Cách làm: Rửa sạch Thiên môn đông và gạo tẻ. Cho nước và gạo tẻ vào nồi đun lửa lớn, sau đó cho Thiên môn đông vào ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị vừa đủ là hoàn thành.
Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, tư nhuận phế thận, rất thích hợp sử dụng vào mùa thu.

Canh cát cánh khổ qua

Nguyên liệu:
  • Ngọc trúc 10g
  • Cát cánh 6g
  • Khổ qua 200g
  • Bột đậu phộng 5g
  • Gia vị vừa đủ
Cách làm: Khổ qua rửa sạch thái lát mỏng, ngâm nước đã 10 phút rồi vớt ra để ráo; Ngọc trúc và Cát cánh băm nhỏ cùng với bột đậu phộng, nước tương/ xì dầu, đảo đều; cho vào trộn với khổ qua đã chuẩn bị bên trên là được.
Công dụng: thanh phế nhuận táo, chỉ khái hoá đàm.

Trà bạch quả, cúc hoa

Nguyên liệu:
  • Bạch quả 10g
  • Thảo quyết minh 10g
  • Cúc hoa 5g
  • Đường vừa đủ
Cách làm: Bạch quả bỏ vỏ cho vào nồi cùng với Thảo quyết minh, thêm 600ml nước đun lửa lớn. Sau khi sôi thì cho nhỏ lửa đun thêm 20 phút, cho thêm cúc hoa và đường vừa đủ, chờ nước sôi lăn tăn là có thể tắt bếp.
Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn bài thuốc hay có thể áp dụng vào mùa thu giúp chúng ta có thể dự phòng nhiều bệnh tật. 

Kết luận

Trong thế giới hiện đại ngày nay, khi chúng ta càng ngày càng có thêm nhiều hiểu biết về con người thì chúng ta càng ý thức rõ được rằng con người là một nhân tố trong tự nhiên và không thể tách rời khỏi tự nhiên. Vậy nên, việc thuận theo tự nhiên để phát triển bền vững là điều chúng ta đang hướng tới và việc chăm sóc sức khoẻ chủ động cũng là việc chúng ta nên làm để hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Bs.Nguyễn Yến
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới