Tăng động giảm chú ý ở trẻ

Tăng động giảm chú ý ở trẻ, tên tiếng Anh Attention deficit hyperactivity disorder – viết tắt là ADHD. Là rối loạn thường gặp ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng một loạt các triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi như thiếu độ tập trung chú ý, cường độ hoạt động quá mức, tính cách bốc đồng, hiếu thắng. Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 5 cho đến 12 tuổi, tỷ lệ thường gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ. Chứng bệnh này có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và khả năng học tập, tiếp thu kiến thức của trẻ, cũng như định hình tính cách của trẻ trong tương lai.

Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động chú ý?

Trẻ em là nhóm đối tượng có nhu cầu hoạt động cao, vì ở lứa tuổi này trẻ đang có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh và cảm thấy hào hứng khi biết được những điều mới mẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tỏ ra năng động thái quá và ít nhẫn nại trong thời gian dài thì rất dễ rơi vào trạng thái bệnh lý. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện thiếu tập trung và hiếu động hơn các trẻ khác. Trẻ thường khó có thể ngồi yên tại một vị trí mà phải liên tục hoạt động, nếu không trẻ sẽ tỏ thái độ khó chịu, không hợp tác, biểu hiện này tăng lên khi trẻ thay đổi môi trường mới. Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chia làm 2 loại lớn, đó là:
  • Thiếu tập trung, giảm chú ý:
    • Trẻ dễ bị phân tâm, chỉ tập trung được trong khoảng thời gian ngắn.
    • Hấp tấp, hay phạm lỗi.
    • Hay quên.
    • Khó có thể kiên nhẫn hoàn thành một công việc.
    • Thường thích làm theo ý mình, không nghe lời bố mẹ hoặc thầy cô.
    • Không thích tham gia các hoạt động có tính kỷ luật.
    • Hiếu động quá mức:
  • Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, không thể ngồi yên một chỗ.
    • Nếu như buộc phải ngồi yên một chỗ thì thường sẽ tỏ ra bức bối, khó chịu, chân tay không thể để yên.
    • Thường xuyên chạy nhảy.
    • Nói nhiều, khó kiên nhẫn trong giao tiếp, thường nói xen vào khi người khác đang nói chuyện.
    • Thực hiện hành động mà ít khi suy nghĩ trước.
    • Có ít hoặc không có cảm giác về sự nguy hiểm.
Có những trẻ chỉ bị một trong 2 nhóm triệu chứng trên nhưng đa số đều biểu hiện cả 2 nhóm triệu chứng. Đôi khi, triệu chứng của các trẻ biểu hiện không rõ rệt làm các bậc phụ huynh không chú ý hoặc có nhiều gia đình chưa nhận thức rõ về bệnh lý này nên lầm tưởng rằng con mình ở độ tuổi đang khám phá nên hiếu động, nghịch ngợm là chuyện bình thường. Đến khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, ngoài mức kiểm soát thì gia đình mới phát hiện và cho trẻ đi khám. Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể để lại những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của trẻ như học hành sa sút, khó hòa nhập với những người xung quanh, ít nhận thức được những mối nguy hiểm nên có thể gây ra những tổn thương thân thể cho trẻ. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý còn có những rối loạn thứ phát như rối loạn lo âu, rối phổ tự kỷ, mất ngủ, rối loạn thách thức chống đối…

Nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Hiện nay theo y học hiện đại, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Chỉ một vài yếu tố nguy cơ có thể nghĩ đến như bất thường cấu trúc não bộ, yếu tố di truyền, sinh non, cân nặng khi sinh thấp, nhiễm độc chì, bà mẹ khi mang thai có sử dụng các chất kích thích. 

Có những giải pháp nào có thể giúp trẻ cải thiện được chứng rối loạn tăng động giảm chú ý?

Dù chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng người ta cũng đã áp dụng một vài phương pháp như dùng thuốc để cải thiện triệu chứng và tâm lý liệu pháp cũng đem lại một số kết quả nhất định.
Phương pháp dùng thuốc: Khi xác định trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, bác sĩ có thể kê cho trẻ một số các loại thuốc như Methylphenidate, lisdexamfetamine, dexamfetamine, atomoxetine, guanfacine… Tuy nhiên, giới y học cũng nhận thấy đây chỉ là giải pháp tạm thời và không phải phương pháp tối ưu nhất vì nó có tác dụng ngắn và kèm theo rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ nên trước khi quyết định dùng thuốc điều trị cho trẻ, bác sĩ cũng cần phải cân nhắc về điều này.
Phương pháp trị liệu hành vi: Đây là phương pháp an lành và được khuyến cáo áp dụng nhiều hơn là sử dụng thuốc cho trẻ. Phương pháp trị liệu hành vi bao gồm có: Giáo dục tâm lý, liệu pháp hành vi, giáo dục đặc biệt, đào tạo kỹ năng xã hội, liệu pháp nhận thức - hành vi.
Giáo dục tâm lý: Trước hết, phụ huynh sẽ được trang bị kiến thức về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và hệ quả của chúng đối với cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Nhằm giúp cho các bậc cha mẹ nhận thức được bệnh lý để có kế hoạch điều trị hợp lý cũng như tiếp cận tốt vấn đề, phối hợp với bác sĩ khi đồng hành trị liệu cùng trẻ.
Liệu pháp hành vi: Liên quan chủ yếu đến việc quản lý hành vi, trong đó áp dụng những lời khen hoặc phần thưởng để khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi đúng đắn.
Các chương trình giáo dục đặc biệt: Đây là các chương trình được thiết kế đặc biệt, phù hợp với các trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý. Chương trình có các hoạt động huấn luyện, giáo dục để phụ huynh có cách để giao tiếp, vui chơi và làm việc  cùng với trẻ. Từ đó, dần dần tác động để cải thiện hành vi, sự tập trung và tính kiên nhẫn cho trẻ. Nếu con bạn mắc chứng rối loạn tăng động chú ý thì bạn nên tham gia vào các chương trình giáo dục đặc biệt này.
Đào tạo kỹ năng xã hội: Trẻ sẽ được tham gia vào các tình huống đóng vai, sau đó được hướng dẫn về cách ứng xử trong các tình huống này. Từ đó, trẻ có thể hiểu được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi gây ảnh hưởng tới người khác.
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy viết tắt là CBT): Là biện pháp can thiệp xã hội tập trung chủ yếu vào việc thách thức và tiếp nhận các biến dạng nhận thức tiêu cực giúp cải thiện điều tiết cảm xúc và giúp người bệnh có năng lực đối phó và giải quyết vấn đề. Đây là liệu pháp tâm lý có hiệu quả với nhiều chứng bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tâm thần…  Áp dụng cho trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý, các chuyên gia sẽ giải thích để trẻ nhận thức đúng đắn về một tình huống từ đó trẻ tự có những hành vi và thái độ tích cực.
Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cũng không thể không nhắc đến, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh kết hợp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng tăng động giảm chú ý. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các thức ăn từ các loại thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn, tăng cường các món ăn giàu protein, mỡ động vật, rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, các loại chế biến sẵn, các đồ uống có chất kích thích, nước uống công nghiệp… 
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, một trong những yếu tố khiến trẻ có biểu hiện tăng động hơn so với những trẻ khác bởi não bộ có sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là sự sụt giảm nồng độ của nhóm chất ức chế  GABA, Dopamin bên trong não bộ của trẻ. Chúng ta có thể bổ sung các hoạt chất này từ con đường ngoại sinh, tuy nhiên đó không phải là cách tối ưu nhất và thực tế cũng đã chứng minh điều đó. Để có giải pháp an toàn, cải thiện toàn diện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thì con đường nội sinh vẫn là con đường bền vững nhất. Mong muốn của chúng ta là làm sao để có thể kích hoạt quá trình tự chữa lành, tức là kích thích sản sinh các hormone nội sinh, làm cho chúng trở về trạng thái sinh lý cân bằng. Một số phương pháp trị điều trị bằng y học cổ truyền đã chứng tỏ được điều này hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các vị thuốc, bài thuốc thảo dược, hay kết hợp với châm cứu hoặc các thủ thuật không dùng thuốc khác để kích hoạt sản sinh các hormone nội sinh, từ đó giúp cải thiện bệnh tật.
BS. Nguyễn Yến (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới