Khám bệnh loét dạ dày khi thấy các triệu chứng sau

Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến trong nhóm các bệnh tiêu hóa. Ước tính cứ 10 người trưởng thành thì có một người bị viêm loét dạ dày. Mức độ căng thẳng cao, sử dụng thường xuyên thuốc chống viêm (NSAIDs hoặc Corticoids), lối sống không lành mạnh và đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là thủ phạm thực sự của đa số các vết loét dạ dày. Vậy cần khám bệnh dạ dày khi nào? Chúng ta cần nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày để khám và điều trị bệnh kịp thời.

Loét dạ dày là gì?

Loét dạ dày còn thường được gọi là loét dạ dày tá tràng, là những vết loét tại niêm mạc của dạ dày, tá tràng.
Vết loét hình thành khi bất kỳ sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa, vi khuẩn, thuốc hoặc “độc tố” khác gây ra tổn thương niêm mạc. Khi bị loét dạ dày, axit clorhidric (HCl) và pepsin (một loại men tiêu hóa tiêu hóa protein) tích tụ và phá hủy các bộ phận của niêm mạc đường tiêu hóa. Dạ dày thường kiểm soát axit / pepsin bằng cách tạo ra một lớp màng nhầy dày hoạt động như một chất đệm giữa niêm mạc dạ dày và dịch bên trong dạ dày. Bản thân lớp màng nhầy thường tạo ra một số chất giúp sửa chữa niêm mạc dạ dày, giữ cho máu lưu thông và thực hiện các quá trình đổi mới tế bào. Nhưng một số phần của quá trình này có thể bị xáo trộn và lớp niêm mạc của đường tiêu hóa có thể bị lộ ra, hình thành các vết loét nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy rằng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, cộng với việc giảm căng thẳng và viêm nhiễm, có thể giúp giảm nguy cơ bị loét dạ dày. Và nếu chúng ta đã bị loét dạ dày, có khả năng niêm mạc dạ dày sẽ lành lại bằng cách thay đổi lối sống và điều trị hợp lý.
Loét có thể phát triển ở các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng. Nghiên cứu cho thấy nam giới thường bị loét tá tràng. Mặt khác, đối với phụ nữ thì ngược lại, có xu hướng bị loét dạ dày nhiều hơn và ít loét tá tràng hơn.

Nguyên nhân gây loét dạ dày

Bệnh loét dạ dày có một lịch sử độc đáo và thú vị với những nghi ngờ về nguyên nhân gây bệnh. Trong nhiều thập kỷ, viêm loét dạ dày được coi là “bệnh tâm thần”, có nghĩa là một lối sống căng thẳng là nguyên nhân. Vào thời điểm đó, các bác sĩ bắt đầu xác định tỷ lệ loét cao ở những doanh nhân làm việc quá nhiều, hút nhiều thuốc lá và bị thiếu ngủ. Sau đó, các nghiên cứu trên động vật đã xác nhận thêm các vết loét do căng thẳng gây ra. Các nhà nghiên cứu cho chúng dùng thuốc kháng axit thấy giảm giảm các triệu chứng loét dạ dày. Do đó, có mối liên hệ giữa các vết loét, căng thẳng mãn tính và sự gia tăng axit trong dạ dày, điều này đã làm thay đổi phương pháp điều trị.
Sau đó, vi khuẩn Helicobacter pylori sau đó đã được phát hiện và dường như có mặt ở hầu hết ở bệnh nhân loét dạ dày. HP còn có liên quan đến các rối loạn tiêu hóa khác, bao gồm cả ung thư dạ dày. Ở những bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh để diệt HP, các vết loét thường khỏi ít nhất trong một khoảng thời gian.
Ngày nay, việc điều trị vết loét bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm axit kết hợp với thay đổi lối sống và chế độ ăn uống sẽ được ưu tiên. Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt HP, có thể gây dẫn đến kháng kháng sinh ngày nay phổ biến hơn. Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại HP có thể có tác dụng ngắn hạn để làm giảm vi khuẩn, nhưng không ngăn nó quay trở lại nếu không có các biện pháp khác.
Loét dạ dày có thể phát triển vì một số lý do. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày bao gồm:
  • Nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa do vi khuẩn HP gây ra, đây được cho là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid; 
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm do mức độ viêm nhiễm cao, chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng và các thói quen lối sống không khoa học khác;
  • Là phụ nữ. Nhìn chung, phụ nữ có nhiều khả năng bị loét dạ dày hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trên 70 tuổi và thường xuyên dùng các loại thuốc điều trị bệnh xương khớp;
  • Hút thuốc lá và sử dụng rượu quá mức;
  • Có thể có khối u phát triển (ung thư hoặc không phải ung thư) hình thành trong dạ dày, ruột hoặc tuyến tụy (được gọi là hội chứng Zollinger-Ellison), trường hợp này hiếm gặp.
  • Tiền sử gia đình. Một số nghiên cứu cho thấy những người có người thân bị loét dạ dày hoặc loét tá tràng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần và khoảng 50% đến 60% những người bị loét dạ dày tá tràng cho biết có tiền sử gia đình.
  • Tuổi từ 55 đến 65 tuổi. Khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch có xu hướng yếu hơn và mức độ viêm cao hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori làm tổn thương niêm mạc dạ dày và có thể dẫn đến hình thành loét chảy máu. Một nghiên cứu lâm sàng được xuất bản bởi Oxford Academic cho thấy khoảng 17% người lớn tuổi được nhận vào viện dưỡng lão bị loét dạ dày tại thời điểm nhập viện và nguy cơ tăng lên 21% vào năm thứ hai (có thể do sự lây lan của vi khuẩn HP).

Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Các triệu chứng loét dạ dày không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, thay đổi cảm giác thèm ăn và buồn nôn hoặc nôn liên tục. 
Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh viêm loét dạ dày bao gồm:
  • Đau bụng, cảm giác nóng rát, đầy hơi (đặc biệt là sau khi ăn) ở thượng vị và sau xương ức;
  • Xuất huyết tiêu hóa cao (nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen);
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đại tiện phân đen;
  • Chán ăn và thay đổi trọng lượng cơ thể;
  • Khó ngủ do đau;
  • Các phàn nàn về tiêu hóa khác như ợ chua, trào ngược axit, cảm giác đầy hơi;
  • Nguy cơ thủng niêm mạc nội tạng (một tình trạng đe dọa tính mạng cần phẫu thuật khẩn cấp để sửa các lỗ nhỏ trong niêm mạc của đường tiêu hóa);
  • Mất nước, suy nhược và mệt mỏi;
  • Tiêu chảy có thể xảy ra ngay cả trước khi các triệu chứng loét dạ dày khác bắt đầu.
Nếu thấy các biểu hiện trên, cần đi khám bệnh dạ dày để kiểm tra xem có bị loét dạ dày hay không, từ đó sẽ kịp thời điều trị bệnh.

Viêm loét dạ dày bao lâu thì lành?

Các vết loét dạ dày không biến chứng thường mất hai hoặc ba tháng để chữa lành. Loét tá tràng có xu hướng mau lành hơn loét dạ dày. Mặc dù hầu hết các vết loét có khả năng chữa lành, nhưng có thể tái phát nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Không những tái phát, loét dạ dày còn có thể có những biến chứng nguy hiểm. Nghiên cứu cho thấy khoảng 35% bệnh nhân bị loét dạ dày gặp các biến chứng khác như khả năng thủng nghiêm trọng của niêm mạc đường tiêu hóa và chảy máu trong. Mặc dù các vết loét dạ dày thường khá đau và có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa khác, nhưng chúng thường không gây nguy cơ tử vong. Một tỷ lệ cao các vết loét (lên đến 90% tất cả các trường hợp) có thể được giải quyết mà không cần phẫu thuật.
Viêm loét dạ dày tá tràng cũng có thể liên quan đến bệnh gan, thận như chảy máu trong xơ gan và có thể là dấu hiệu của bệnh thận mãn tính.

Chẩn đoán bệnh loét dạ dày và điều trị thông thường

Nếu nghi ngờ mình bị loét dạ dày, hãy đi khám bệnh dạ dày để chẩn đoán xác định bệnh. Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể tiến hành nội soi để xem lớp niêm mạc bên trong của thực quản, dạ dày và tá tràng. Qua nội soi có thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành tìm nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn HP), phục vụ sinh thiết và cầm máu nếu vết loét đang chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể làm các phương pháp cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp x-quang ổ bụng, xét nghiệm phân… Sau khi chẩn đoán được xác minh, các lựa chọn phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Mục tiêu của phương pháp điều trị loét dạ dày là giúp giảm đau và viêm ở đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn HP, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ hình thành hoặc tái phát vết loét trong tương lai.
Ngày nay, các lựa chọn điều trị thông thường cho bệnh viêm loét dạ dày tại các bệnh viện bao gồm:
  • Ngừng sử dụng NSAIDs, rượu và thuốc lá;
  • Thuốc kháng axit và thuốc giảm tiết axit dạ dày. Thuốc kháng axit có thể được sử dụng trong 2 - 6 tuần để giúp chữa lành vết loét và giảm đau. Dùng thuốc kháng axit cho vết loét dạ dày có thể giúp giảm đau tạm thời, nhưng nó sẽ tiếp tục tái phát nếu vấn đề cơ bản gây ra vết loét không được giải quyết;
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc khác để giảm tiết axit dạ dày và bao bọc và bảo vệ vết loét và niêm mạc, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng histamine, thuốc đối kháng thụ thể H2 như Ranitidine hoặc chất bảo vệ sucralfate (Carafate). Tuy nhiên, cuối cùng bệnh nhân vẫn muốn kiểm soát các triệu chứng viêm loét dạ dày một cách tự nhiên lâu dài thay vì phụ thuộc vào thuốc tây.
  • Thuốc kháng axit dạ dày cũng có thể được tiêm tĩnh mạch trong những trường hợp nghiêm trọng;
  • Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để kiểm soát HP, cùng với thuốc ức chế axit, trong khoảng 2 - 8 tuần trong các trường hợp viêm loét dạ dày do HP gây ra. Khi ngừng thuốc kháng sinh sau khoảng 2 - 3 tuần, có thể dùng thuốc ức chế axit trong tối đa 8 tuần;
  • Nếu chảy máu do vết loét nghiêm trọng, gây mất nhiều máu có thể phải truyền máu;
  • Phẫu thuật khi loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng gây thủng tạng rỗng.
Ngoài điều trị bằng các phương pháp như trên, bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng lo âu và không nên lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định của một số loại thuốc điều trị các bệnh khác. Sau khi xử trí cấp cứu những trường hợp viêm loét dạ dày nghiêm trọng (xuất huyết, thủng), bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị tận gốc bệnh dạ dày bằng y học cổ truyền. Có nhiều vị thuốc có tác dụng chống viêm loét dạ dày đã được dùng trong y học cổ truyền và ngày nay đã được chứng minh tác dụng như hoài sơn, lá khôi, dạ cẩm, thiền thoái, khổ sâm cho lá, nghệ, ý dĩ, hạt sen, chè dây… Tùy vào thể bệnh, thầy thuốc sẽ có pháp điều trị và phương thuốc phù hợp từ các dược liệu tự nhiên và hướng dẫn thêm về chăm sóc, dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.
BS. Nguyễn Thùy Ngân 
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới