Khám bệnh dạ dày như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày HP, trào ngược dạ dày thực quản… không còn xa lạ, chúng được xếp vào nhóm các bệnh lý thường gặp nhất của hệ thống đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Do đó, việc thăm khám bệnh dạ dày sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng, vậy, khám bệnh dạ dày như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm câu trả lời dưới bài viết nhé!
Dạ dày là cơ quan nằm ở phía trên bên trái của ổ bụng, nằm ngay dưới gan và bên cạnh là lá lách. Dạ dày có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể khi vừa là nơi tiếp nhận lưu trữ các chất dinh dưỡng vừa là nơi chuyển hóa chất tạo điều kiện cho việc hấp thu dinh dưỡng ở ruột non. Do đó, nếu dạ dày bị tổn thương có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Người mắc bệnh dạ dày có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, mất ngủ và nhiều hệ lụy khác nữa. Chính vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh dạ dày để kịp thời thăm khám điều trị sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều.

Vậy cần đi khám bệnh dạ dày khi nào?

Hãy chủ động đi thăm khám bệnh dạ dày sớm để kịp thời điều trị dứt điểm nếu bạn hay người thân đang gặp phải các dấu hiệu bệnh dưới đây:
  • Đau bụng âm ỉ thường xuyên, đau tại vùng thượng vị, vùng bụng trên rốn, đau diễn ra khi đói bụng, sau khi ăn no hoặc sau khi ăn đồ chua cay.
  • Hay buồn nôn, buồn nôn hoặc nôn sau khi đánh răng
  • Chán ăn, ợ hơi ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu
  • Cảm giác khó nuốt, bị nấc nghẹn thức ăn, nước uống
  • Táo bón hoặc tiêu chảy nhiều ngày, đi ngoài phân đen
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Người lúc nào cũng mệt mỏi, hụt hơi, không muốn nói chuyện
  • Cảm giác đắng miệng vào buổi sáng
  • Ho khan, viêm họng lâu ngày kéo dài, cảm giác vướng cổ họng
  • Những đối tượng nào nên thăm khám bệnh dạ dày định kỳ?
  • Những người có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) 
  • Trong gia đình có người thân đã từng bị mắc bệnh dạ dày hoặc ung thư đường tiêu hóa
  • Những người có chế độ ăn nghèo nàn, thường xuyên nhịn ăn hay sử dụng thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, ăn quá nhiều đồ cay nóng.
  • Những người thường xuyên thức khuya, stress căng thẳng liên tục
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, meloxicam, aspirin, ibuprofen
  • Người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia các chất kích thích mỗi ngày 
  • Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày nên hãy chủ động thăm khám dạ dày định kỳ.

Khám bệnh dạ dày như thế nào?

Thăm khám lâm sàng

Đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng trực tiếp với bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa. Người bệnh sẽ trả lời các câu hỏi mà bác sĩ đưa ra liên quan đến quá trình bệnh lý của bản thân, thời gian khởi phát bệnh, có đau bụng không, tính chất đau như thế nào, đau trong bao lâu, có ợ hơi, ợ chua, buồn nôn không,… và rất nhiều câu hỏi khác. Người bệnh nên mô tả kĩ các biểu hiện bệnh của mình đang gặp phải và tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình có liên quan đến bệnh dạ dày sẽ góp phần giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán bệnh cho bạn một cách chính xác nhất. Ngoài ra, sau khi hỏi bệnh, bác sỹ sẽ thăm khám ổ bụng làm các nghiệm pháp để định hướng chẩn đoán. 
Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định người bệnh có bị bệnh dạ dày hay không?

Các phương pháp khám cận lâm sàng

Nội soi dạ dày

Đây là phương pháp khám cận lâm sàng cần thiết nhất giúp chẩn đoán bệnh dạ dày. Nội soi dạ dày giúp khảo sát hình thái, niêm mạc thực quản đến dạ dày tá tràng một cách rõ nét, từ đó các bác sĩ nhận biết được các tổn thương viêm trợt, loét sùi, khối u nếu có trong lòng dạ dày. Có 2 hình thức nội soi dạ dày hiện nay thường được sử dụng là nội soi gây mê và nội soi thường. Mỗi phương pháp nội soi đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do đó người bệnh có thể cân nhắc sử dụng. 
Nội soi dạ dày thường: Là kỹ thuật nội soi thăm khám dạ dày mà không dùng tới thuốc gây mê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế phản ứng của thuốc gây mê nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, nôn nao khi nội soi.
Nội soi dạ dày có gây mê: Là kỹ thuật nội soi mà bệnh nhân được gây mê trong quá trình nội soi thăm khám dạ dày. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình nội soi, tuy nhiên, sau nội soi do phản ứng của thuốc mê, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt hoặc chưa tỉnh táo hoàn toàn dưới tác dụng của thuốc gây mê. Sau nội soi bằng thuốc gây mê, bệnh nhân cần nghỉ ngơi một giờ  tại bệnh viện sau đó ra về cùng người thân, tuyệt đối không được về nhà một mình.

Xét nghiệm máu

Khám bệnh dạ dày bằng xét nghiệm máu được chỉ định áp dụng để tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày. Nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này, khi làm xét nghiệm máu thấy sự tồn tại của loại kháng thể này đồng nghĩa việc người bệnh có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày hoặc đang có vi khuẩn HP trong dạ dày. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả trước khi điều trị bệnh dạ dày HP, còn các trường hợp sau điều trị muốn kiểm tra xem còn vi  khuẩn HP không thì phương pháp này không còn khả quan.

Xét nghiệm hơi thở

Người bệnh sẽ được các kĩ thuật viên cho uống một viên thuốc có tên UBIT, sau khoảng 20 phút sẽ đo lượng khí carbonic người bệnh thải ra, từ đó giúp xác định xem vi khuẩn HP có hoạt động trong dạ dày hay không.

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nếu nghi ngờ có chảy máu dạ dày hay nhiễm vi khuẩn HP. Một lượng nhỏ phân sẽ được cho và ống nghiệm cùng hóa chất tạo màu đặc biệt, nếu ống nghiệm có màu xanh dương tức là có khuẩn HP trong mẫu phân.

Chụp X quang có chất cản quang

Chụp X quang có chất cản quang cũng là một phương pháp thường được chỉ định khi khám bệnh dạ dày. Ưu điểm của phương pháp này là thông qua các hình ảnh, các bác sĩ có thể quan sát được kích thước và vị trí của niêm mạc dạ dày từ đó có thể phát hiện được một số biểu hiện bất thường của dạ dày như xoắn dạ dày, khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng...

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) dạ dày

Hai phương pháp chụp này có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện nếu các phương pháp khác không tìm ra bệnh hoặc nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Hai phương pháp cho hình ảnh rõ nét, chi tiết các cơ quan trong ổ bụng từ đó giúp bác sĩ khảo sát được toàn bộ dạ dày, các tổn thượng trong dạ dày nếu có, như khối u hay ổ sùi trong dạ dày.

Những lưu ý cho người bệnh trước khi thăm khám bệnh dạ dày

Trước khi đi khám bệnh dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước nếu cần phải dùng phương pháp nội soi dạ dày. 
  • Không được uống rượu, bia, nước có ga, các loại nước uống có màu trước khi nội soi dạ dày.
  • Trong quá trình thăm khám lâm sàng, hãy báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đã dùng, các bệnh đã mắc và có dị ứng thuốc hay không
  • Sau khi nội soi người bệnh không được khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút.
  • Cần có người nhà đi cùng và đưa về sau khi nội soi dạ dày.
Từ những kết quả thăm khám cận lâm sàng mang lại kết hợp với chẩn đoán sơ bộ ban đầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh của người bệnh có phải bệnh dạ dày hay không, mức độ ra sao và hướng điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay, chữa bệnh dạ dày bằng Nam y đang ngày càng được người bệnh tin tưởng và sử dụng phổ biến hơn trong đẩy lùi cơn đau dạ dày. Ngoài ưu điểm không gây tác dụng phụ cho người bệnh như các thuốc Tây y thông thường, thuốc Nam còn giúp đẩy lùi các tổn thương ở dạ dày một cách an toàn, đồng thời nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Theo quan điểm của y học cổ truyền, cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất, chữa trị bệnh là phải đi sâu đẩy lùi từ căn nguyên gốc rễ gây bệnh kết hợp với phục hồi toàn thân, bồi bổ cơ thể để có tác dụng lâu dài, bệnh mới khỏi. 
Thấm nhuần quan điểm chữa bệnh của ông cha ta, kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày từ thể nhẹ đến nặng kèm xuất huyết tiêu hóa bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu đến nuôi dưỡng vùng dạ dày và các tạng phủ trong cơ thể tốt hơn từ đó góp phần nâng cao thể trạng cho người bệnh đẩy lùi bệnh tật.
Bệnh dạ dày thường được phát hiện và điều trị khi đã bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, kéo dài, đa phần người bệnh sống chung với bệnh lý này trong nhiều năm, do đó việc chữa trị bệnh dạ dày không phải một sớm một chiều mà cần có một khoảng thời gian khá dài, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì, tuân thủ điều trị để bệnh mau khỏi hơn.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới