Tăng men gan sau khi bị COVID-19 khám ở đâu?

Tăng men gan là một tình trạng rất hay gặp ngay cả khi chưa phát hiện có các bệnh lý gan mật. Men gan có thể tăng bởi nhiều nguyên nhân như bệnh lý (viêm gan virus, xơ gan, ung thư gan…), chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, rượu bia, căng thẳng… Hậu COVID-19 với hơn 200 triệu chứng kéo dài đã được ghi nhận, một trong số đó là tỷ lệ khá lớn người bệnh có tăng men gan sau khi khỏi bệnh. Men gan tăng lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan và tiến triển đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Sinh lý chức năng của Gan với cơ thể

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và cũng mang trên mình những chức năng rất quan trọng. Khối lượng gan nặng từ 1,4 -1,8 kg đối với nam và 1,2 -1,4 kg đối với nữ, nếu cộng thêm lượng máu trong gan là 600 - 700 ml thì gan sẽ nặng trung bình 2,1 - 2,3 kg. Gan có kích thước bề ngang dài 25 - 28 cm, bề trước sau rộng 16 - 20 cm, chiều cao (độ dày) từ 6 - 8 cm.
Các chức năng sinh lý chính của gan:
- Chức năng chuyển hóa:
+ Chuyển hóa glucid: Các Glucid gồm glucose, galactose và fructose từ ruột về gan, tất cả được chuyển hóa thành glucose trước khi sử dụng. Ngoài ra acid amin sinh đường/ acid béo/ glycerol/ acid lactic -> acid pyruvic/ phosphopyruvic -> glucose-6-phosphat -> glucose. Sau khi tổng hợp và cung cấp đủ glucid cho hoạt động tế bào, lượng còn lại được dự trữ luôn tại gan.
+ Chuyển hóa lipid: Khi các axit béo đến gan sẽ được tổng hợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester sau đó từ các chất này gan sẽ tạo lipoprotein rồi vận chuyển đến các tế bào khắp cơ thể.
+ Chuyển hóa protid: gồm 2 quá trình chuyển hóa acid amin và tổng hợp protein. Tế bào gan sản xuất gần 50% lượng protein trong cơ thể. Vì thế, gan có khả năng tái sinh rất mạnh. Khi cắt đi một phần, nhu mô gan có thể tái tạo lại.
- Chức năng dự trữ: Gan dự trữ cho cơ thể nhiều chất quan trọng: lượng lớn máu (khoảng 600-700 ml), glucid, sắt và một số vitamin như A, D, B12 trong đó quan trọng là vitamin B12.
- Chức năng chống và thải độc: chức năng này do tế bào gan và tế bào Kupffer đảm nhiệm. Tế bào gan biến đổi các kim loại nặng, các chất độc thành các chất không độc hoặc ít độc rồi thải ra ngoài cơ thể. Tế bào Kupffer thực bào các vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa, đồng thời thực bào cả các hồng cầu già và xác hồng cầu bị vỡ.
- Chức năng tạo mật: Gan bài tiết ra sản phẩm là Mật, trung bình một ngày bài tiết 1 lít mật để nhũ tương hóa lipids và hấp thu vitamin tan trong dầu. Lượng mật còn lại sẽ theo các ống mật trong gan đi về túi mật dự trữ và cô đặc. Khi cần tiêu hóa, túi mật sẽ bài tiết ra và đổ mật vào tá tràng.
Với rất nhiều những chức năng quan trọng như vậy đối với cơ thể, và cũng là bộ phận duy nhất có khả năng tự tái tạo, làm lành tổn thương, lá gan của chúng ta cần được chăm sóc để có thể làm tốt các chức năng ấy. 

Tăng men gan hậu COVID-19

Tăng men gan là một tình trạng rất hay gặp ngay cả khi chưa phát hiện có các bệnh lý gan mật. Men gan có thể tăng bởi  nhiều nguyên nhân như bệnh lý (viêm gan virus, xơ gan, ung thư gan…), chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, rượu bia, căng thẳng… Hậu COVID-19 với hơn 200 triệu chứng kéo dài đã được ghi nhận, một trong số đó là tỷ lệ khá lớn người bệnh có tăng men gan sau khi khỏi bệnh. Men gan tăng lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan và tiến triển đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo TS - Lương y Phùng Tuấn Giang:
Virus SARS-CoV-2 có thể gây ra những tổn thương trên gan với biểu hiện rõ nhất là hội chứng gan mật xuất hiện và men gan tăng cao. 
Những tổn thương này có thể kéo dài ngay cả khi đã khỏi COVID-19 với những biểu hiện như:
- Chán ăn, buồn nôn, nôn: chức năng gan rối loạn, dịch mật dịch tụy để tiêu hóa thức ăn không đủ làm thức ăn ứ đọng, khó tiêu;
- Đau bụng vùng hạ sườn phải;
- Mẩn ngứa trên da;
- Phân có màu nhạt, nước tiểu sẫm màu;
- Vàng da;
- Phù, cổ chướng;
Trong nhiều trường hợp, men gan tăng nhưng ít biểu hiện ra ngoài nên cần phải tiến hành xét nghiệm men gan để xác định. 
Nguyên nhân là do corona virus gắn kết và xâm nhập vào tế bào đích qua cùng một thụ thể với men chuyển angiotensin 2 (ACE2). Enzym này có mặt rộng rãi trong cơ thể đặc biệt ở hệ tiêu hóa, tim mạch và thận. Đây là lí do virus có thể xâm nhập vào các tế bào gan và ống mật.
Nhiều người sau mắc COVID-19 có biểu hiện  tăng men gan, trong đó tăng nhẹ đến trung bình nồng độ AST và ALT được ghi nhận khoảng 14% đến 83% trường hợp. Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT) – chỉ số phản ánh tổn thương tế bào mật, cũng tăng cao ở một số bệnh nhân. Khám nghiệm tử thi bệnh nhân SARS-CoV-2 có thoái hóa mỡ, hoại tử tế bào gan và thâm nhiễm tế bào trong gan. Mặc dù vậy, không tìm thấy virus trong mô gan của hầu hết bệnh nhân được khám nghiệm tử thi. Những phát hiện này cho thấy các tổn thương gan cấp tính hoặc tình trạng tăng men gan sau khi khỏi bệnh có thể không phải do nhiễm virus, mà rất có thể do các nguyên nhân khác, chẳng hạn như do phản ứng miễn dịch của cơ thể; một số loại thuốc kháng virus (đôi khi là cả những thuốc kháng sinh, kháng viêm…không cần thiết cho quá trình điều trị COVID-19) gây nhiễm độc gan; thiếu oxy và viêm toàn thân.
Tăng men gan phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, nếu không được điều chỉnh sớm, lâu dần có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Tăng men gan và các hiểm họa khôn lường

Khi men gan tăng quá cao, các tế bào gan bị phá hủy dần, cơ chế tự hồi phục không kịp với tốc độ hủy hoại tế bào, làm chức năng gan suy giảm. Có thể gặp phải các vấn đề nguy hiểm thứ phát như viêm gan, ung thư gan, suy gan cấp, xơ gan… thậm chí là hôn mê não gan và tử vong. 
Điều chỉnh men gan cao ngoài các phương pháp hỗ trợ gan thải độc, hạ men gan, cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị vào tận gốc để duy trì được chỉ số men gan ổn định lâu dài. Dù tăng men gan do nguyên nhân nào thì việc điều chỉnh ăn uống và lối sống đều cần thiết: tuyệt đối tránh xa rượu bia, giảm các thức ăn quá nhiều dầu mỡ và đồ chế biến sẵn… Thay vào đó có thể bổ sung các thực phẩm lành mạnh, tốt cho gan như trà xanh, nước ép trái cây, thực phẩm giàu vitamin đặc biệt vitamin A như cà rốt, cà chua, gấc…Giảm căng thẳng stress.
Khám bệnh gan ở đâu? Bệnh nhân có thể khám tại các khoa tiêu hóa, khoa điều trị gan mật của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên để được tầm soát các nguyên nhân gây tăng men gan, đặc biệt sau khi mắc COVID-19. Còn khi đã xét nghiệm chắc chắn men gan cao, kèm theo các triệu chứng hậu COVID-19 khó chịu như trên, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín gặp các chuyên gia về vấn đề mình đang gặp phải để được điều trị sớm nhất nhằm bảo vệ chức năng của lá gan và sức khỏe. 
Tại nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, sau nhiều năm lĩnh hội kiến thức từ ông cha, tìm tòi, kết hợp với những nghiên cứu cấp Quốc gia mới nhất, Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang đã đưa ra phác đồ điều trị tăng men gan hiệu quả, linh hoạt, bám sát tình trạng của bệnh nhân. Cùng với đó, là tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
BS. Tú Uyên
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới