Gan là cơ quan lớn nhất bên trong cơ thể, nặng khoảng 1,4-1,6kg, chiếm 2% trọng lượng người lớn và 5% đối với trẻ em. Vị trí của gan nằm ở dưới hạ sườn phải, tiếp giáp với nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như dạ dày, thận, ruột non, mặt dưới của gan có túi mật. Theo các nhà nghiên cứu, gan có tới hơn 500 chức năng khác nhau để đảm bảo duy trì hoạt động của sự sống. Trong đó, một số chức năng chính gồm chuyển hóa chất dinh dưỡng, thanh lọc và đào thải độc tố, tích trữ năng lượng, tổng hợp protein, sản xuất mật, tạo hồng cầu và các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu, …
Gan có khả năng tái tạo trở lại nếu bị cắt bỏ một phần. Sự
suy giảm chức năng gan xảy ra khi phần lớn gan bị tổn thương đến mức không thể tự phục hồi và hoạt động bình thường trở lại. Do đó, ở giai đoạn đầu rất khó suy đoán và thường nhầm với một số các rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì các triệu chứng sẽ rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Theo thời gian, các tình trạng tổn thương gan có thể dẫn đến sẹo (
xơ gan), thậm chí ung thư gan. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm góp phần giúp gan có thời gian để chữa lành.
Vậy nên khám gan khi nào?
Bạn nên nghĩ đến việc đi kiểm tra chức năng gan khi gặp các triệu chứng như sau:
- Ăn uống không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn hoặc nôn;
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng;
- Đau tức nhẹ hạ sườn phải;
- Chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng mà không rõ nguyên nhân;
- Mụn nhọt, mẩn ngứa;
- Vàng da, vàng mắt, móng tay móng chân đổi màu;
- Phù chân.
Những đối tượng nào nên thăm khám chức năng gan định kỳ?
Đó là những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như:
- Người thường xuyên thức khuya, ngủ muộn. làm việc nặng nhọc quá sức
-
Người uống nhiều rượu bia: Rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về gan. Theo thống kê, có đến 90-100% người nghiện rượu nặng bị
gan nhiễm mỡ, trong đó 10-35% phát triển thành viêm gan do rượu. 20-40% người viêm gan do rượu tiến triển thành xơ gan.
- Người ăn uống thiếu khoa học: hay ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp chứa chất bảo quản. Thường xuyên ăn thức ăn giàu chất béo, cholesterol, …
- Người mắc các bệnh mạn tính thường phải sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài. Hoặc hay lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, … trong thời gian dài một cách bừa bãi, không theo chỉ định của bác sĩ.
- Người phải làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm không khí, hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Người cao tuổi, có các bệnh mắc kèm.
- Người có nguy cơ cao mắc viêm gan B, viêm gan C như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu…
- Người từng cho hoặc nhận máu không an toàn.
Các bước thăm khám chức năng gan
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Bước này bạn sẽ gặp trực tiếp bác sỹ. Lúc này bác sỹ chuyên khoa sẽ đặt câu hỏi cho bạn liên quan đến tiền sử bệnh của bạn và gia đình như tuổi tác, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và thăm khám lâm sàng với các khâu:
Nhìn: Bác sĩ quan sát bằng mắt thường về màu da, màu mắt, màu tóc, móng, trạng thái vùng bụng. Trường hợp gan bị phì đại, có thể thấy được bất thường ở vùng hạ sườn phải bằng mắt.
Sờ, nắn: Để đánh giá mức độ biến đổi vùng gan về kích thước, mật độ mềm hay cứng. Đồng thời đánh giá sự nhạy cảm của gan về mức độ đau.
Gõ, làm nghiệm pháp rung gan, đánh dấu gan…
Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng bệnh gan, bác sỹ sẽ chỉ định bước tiếp theo gồm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Bước 2: Các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm
Siêu âm ổ bụng.
Xét nghiệm máu: gồm xét nghiệm công thức máu và hóa sinh máu gồm các chỉ số như: Protein toàn phần, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, AST (GOT), ALT (GPT), GGT (Gama- glutamyl- transferase), ALP (alkaline phosphatase), LDH (Lactate Dehydrogenase), HBsAg (xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus), HBeAg, Anti – HBc (kháng thể kháng lõi của virus viêm gan B), HBV – AND (kiểm tra được tình trạng virus nhân lên trong cơ thể), HBcrAg (Kháng nguyên lõi của virus HBV) ….
CT csanner hoặc cộng hưởng từ trong trường hợp nghi ngờ có khối u.
Sinh thiết gan nếu thấy thường trên nhu mô gan.
Cần làm gì trước khi thăm khám chức năng gan?
Xét nghiệm gan có cần nhịn ăn không? Nên nhịn ăn 12 tiếng trước khi siêu âm ổ bụng và xét nghiệm máu để kết quả xét nghiệm được chính xác. Tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn sáng vì lúc này các thành phần sinh hóa tương đối ổn định.
Trước khi xét nghiệm ít nhất 6 tiếng, không dùng bất cứ loại thuốc nào bao gồm cả thuốc bổ. Vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến các chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan.
Bạn nên chọn những cơ sở khám chữa bệnh về cơ bản đạt được đầy đủ các yếu tố sau:
- Cơ sở được cấp phép khám chữa bệnh.
- Đội ngũ y bác chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, gan mật.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
- Quy trình khám bệnh chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.
- Thái độ phục vụ bệnh nhân nhiệt tình, chu đáo.
- Chi phí hợp lý.
DS. Lê Hằng
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 09376382