Tác dụng của nhục đậu khấu, gia vị thảo mộc siêu tốt cho sức khỏe

Nhục đậu khấu là một loại gia vị đậm đà và thơm có thể làm tăng hương vị của bất kỳ món ăn hoặc món tráng miệng nào. Loại gia vị thảo mộc này không chỉ linh hoạt và thơm ngon mà còn được nghiên cứu kỹ lưỡng về những tác dụng của nó đối với sức khỏe của não bộ, tim, tiêu hóa và chống viêm nhiễm…
Gia vị nhục đậu khấu có nguồn gốc từ hạt của cây nhục đậu khấu (Myristica fragrans), thuộc họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae), một loại cây có nguồn gốc ở một số vùng của Indonesia. Quả của cây nhục đậu khấu hình quả lê có hạt màu nâu, thường được nghiền thành gia vị.
Nhục đậu khấu đã được sử dụng hàng ngàn năm trong suốt lịch sử. Việc sử dụng lâu đời nhất được ghi nhận có từ hơn 3.500 năm trước ở Quần đảo Banda, một nhóm đảo ở Indonesia. Thật thú vị, cho đến giữa những năm 1800, Quần đảo Banda, còn được gọi là Quần đảo Gia vị, vẫn là nơi sản xuất lượng lớn nhục đậu khấu và thảo quả.
Loại gia vị đáng kinh ngạc này từ lâu đã được đánh giá cao về hương vị và dược. Nhục đậu khấu đã được giao dịch rộng rãi, việc giao thương đưa nó đến các khu vực mới trên toàn cầu. Năm 1512, các tàu của Bồ Đào Nha đến Quần đảo Banda và với tư cách là những người châu  u đầu tiên đến đảo, họ bắt đầu chất đầy các con tàu của họ bằng nhục đậu khấu, thảo quả và đinh hương.
Năm 1621, Công ty Đông Ấn Hà Lan chiếm giữ hòn đảo nhằm giành quyền kiểm soát thị trường buôn bán loại gia vị này. Sau trận chiến đẫm máu, dân số trên đảo giảm từ khoảng 15.000 xuống dưới 1.000. Trong Chiến tranh Napoléon, người Anh tạm thời nắm quyền kiểm soát hòn đảo và bắt đầu chuyển cây nhục đậu khấu sang các khu vực khác như Singapore, Sri Lanka và Bencoolen.
Ngày nay, Indonesia vẫn thống trị thị trường thế giới về loại gia vị này, tiếp theo là Grenada và các khu vực khác như Ấn Độ, Malaysia, Singapore và New Guinea.
Loại gia vị đậm đà, ấm áp này có thể tạo thêm hương vị cho các món ăn đồng thời tăng cường lợi ích đối với sức khỏe. Tác dụng của nhục đậu khấu bao gồm tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe não bộ, giảm viêm và hơn thế nữa. Ngoài ra, nhục đậu khấu còn giúp cung cấp một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu như carbohydrate, chất xơ, đạm, béo, Mangan, Magie, Calci, đồng và sắt.
Nhục đậu khấu có những tác dụng đối với sức khỏe như sau:

Giảm đau và viêm

Nếu chúng ta bị đau mãn tính, dai dẳng, loại gia vị này có thể giúp giảm đau. Giảm đau có thể được xếp hạng là lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt nhục đậu khấu, đặc biệt giúp giải quyết cơn đau liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm khớp.
Theo một mô hình động vật được công bố trên Nghiên cứu Thực phẩm & Dinh dưỡng, dầu nhục đậu khấu có thể giúp giảm đau khớp do viêm đồng thời giảm sưng tấy. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Viện Khoa học Vệ sinh Quốc gia Nhật Bản cho thấy các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong nhục đậu khấu có tác dụng giảm viêm ở chuột.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Mặc dù nghiên cứu hiện tại chỉ giới hạn ở các mô hình động vật và nghiên cứu trong ống nghiệm, nhưng một số bằng chứng cho thấy hạt nhục đậu khấu có thể có các đặc tính bảo vệ thần kinh giúp tối ưu hóa chức năng não và bảo vệ chống lại bệnh tật.
Một mô hình động vật năm 2017 gần đây đã báo cáo rằng các loại tinh dầu dễ bay hơi chiết xuất từ ​​nhục đậu khấu có thể thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh cụ thể ở vùng hải mã, là vùng não liên quan chủ yếu đến trí nhớ. Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số rối loạn thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và Parkinson, mặc dù cần nghiên cứu thêm để hiểu liệu những kết quả này có thể áp dụng cho con người hay không.

Hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn

Vài hạt nhục đậu khấu trong một ly sữa ấm là một phương thuốc tự nhiên được khuyên dùng để giúp điều trị chứng mất ngủ và làm giấc ngủ ngon hơn. 
Một số nghiên cứu đã tập trung vào các đặc tính chống mất ngủ của loại gia vị này và chứng minh rằng nó có thể là một phương thuốc hiệu quả giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Trong một nghiên cứu, uống viên nang nhục đậu khấu trong 4 tuần giúp cải thiện các triệu chứng mất ngủ đồng thời cải thiện tâm trạng và giảm suy nhược. Tương tự, một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology cho thấy dùng chiết xuất nhục đậu khấu giúp tăng đáng kể thời gian ngủ ở gà.

Thúc đẩy tiêu hóa

Khi kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, thêm một vài khẩu phần nhục đậu khấu vào thói quen hàng ngày của chúng ta có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Nhục đậu khấu không chỉ có đặc tính chống viêm mạnh mẽ để bảo vệ chống lại các tình trạng như rò rỉ ruột, mà một số hợp chất có trong loại gia vị này cũng đã được chứng minh là có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày ở một số mô hình động vật. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Dược tại Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ cũng chứng minh rằng nhục đậu khấu có thể làm giảm phân lỏng để giúp điều trị tiêu chảy và hỗ trợ đi đại tiện đều đặn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Tim đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho các mô hoạt động và phát triển. Nghiên cứu đầy hứa hẹn cho thấy rằng nhục đậu khấu có thể cải thiện một số khía cạnh của sức khỏe tim mạch để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và bảo vệ chống lại bệnh tật.
Ví dụ, một mô hình động vật năm 2016 cho thấy hạt có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol toàn phần và LDL-cho ở chuột, cả hai đều là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác được thực hiện trên thỏ cho thấy chiết xuất nhục đậu khấu làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-cho cũng như chất béo trung tính (triglycerid). Nó cũng giúp ngăn chặn sự kết tụ của các cục máu đông . Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng như đột quỵ.

Vậy nhục đậu khấu có tác dụng phụ gì không?

Mặc dù nhục đậu khấu an toàn khi được sử dụng với lượng bình thường như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng lạm dụng nó thực sự có thể gây hại cho sức khỏe. Do nhục đậu khấu có chứa một hợp chất gọi là myristicin, có thể có các đặc tính kích thích thần kinh. Mặc dù nhục đậu khấu chứa nồng độ myristicin cao nhất, nhưng chất này cũng được tìm thấy trong nhiều nguồn thực vật khác, bao gồm thì là và rau mùi tây. Liều dùng thông thường từ 4 – 10 gram. Tiêu thụ số lượng cao hơn mức này có thể gây độc tính. Các tác dụng phụ của nhục đậu khấu quá mức là gì? Độc tính của nhục đậu khấu có thể gây ra các triệu chứng như tăng nhịp tim, buồn nôn, co giật, đau đớn, ảo giác và thay đổi tâm trạng hoặc hành vi (nếu dùng quá nhiều).

Công dụng của nhục đậu khấu theo Y học cổ truyền

Nhờ các đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ được tìm thấy trong nhục đậu khấu, loại gia vị dược liệu này từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền.
Trong y học Ayurveda (Ấn Độ), nhục đậu khấu được sử dụng để giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm tiêu chảy do đặc tính thơm, làm se của nó. Nhục đậu khấu cũng được cho là làm dịu thần kinh và hoạt động như một loại thuốc an thần để thúc đẩy thư giãn, làm dịu căng thẳng và ngăn ngừa chứng mất ngủ.
Trong khi đó, theo Y học cổ truyền, nhục đậu khấu có tính ấm, vị cay; quy các kinh phế, tỳ, vị, đại trường. Nhục đậu khấu có tác dụng tăng cường lưu thông, kích thích tỳ vị và giảm tình trạng khó tiêu hóa.
Nhục đậu khấu có nhiều công dụng tiềm năng, có hương vị cay, ấm phù hợp với nhiều món ăn khác nhau. Nhục đậu khấu thường được tìm thấy trong các món thịt, cá, nước xốt, bánh tráng miệng. Nó cũng có thể thêm một chút hương vị cho đồ uống như cà phê, rượu ngâm thuốc thảo dược.

So sánh nhục đậu khấu với các gia vị thảo mộc khác

Nhục đậu khấu thường có thể được tìm thấy trong gian hàng gia vị ngay bên cạnh các loại thảo mộc và gia vị chữa bệnh khác, chẳng hạn như thảo quả, gừng, đinh hương và quế. Điều này là nhờ sự tương đồng của chúng về hương vị và cách sử dụng chung. Trên thực tế, nhiều người không biết về sự khác biệt giữa các loại gia vị độc đáo này và thường sử dụng chúng thay thế cho nhau để thay thế cho hạt nhục đậu khấu khi họ không có sẵn.
Gia vị thực chất được làm từ lớp vỏ ngoài của nhân hạt nhục đậu khấu, được sấy khô và nghiền thành bột mịn. Thảo quả là một loại thảo mộc có thể thay thế nhục đậu khấu phổ biến vì nó có cùng vị cay, ngọt nhưng nhẹ và tinh tế hơn một chút.
Mặt khác, gừng có hương vị thơm nồng nàn, cay và có tone gỗ nhẹ giúp tăng thêm một chút hương vị cho món tráng miệng, salad, thịt cá, hải sản hoặc súp, nước sốt. Gừng cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe đáng được quan tâm.
Nụ đinh hương được coi là một trong những loại gia vị mạnh nhất. Chúng có vị ấm, vừa ngọt vừa đắng. Đinh hương có sẵn ở dạng nguyên nụ hoặc dạng bột và dầu đinh hương. Loại gia vị này có lẽ được biết đến nhiều nhất với đặc tính giảm đau.
Cuối cùng, quế là một loại gia vị có mùi thơm đặc trưng. Quế có hương vị có một không hai và có thể phù hợp với nhiều món ăn khác nhau, cả món ngọt và món mặn. Đặc biệt, quế Ceylon rất có giá trị và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Nhục đậu khấu, đinh hương, quế, hồi, thảo quả, hồ tuy tử, gừng, nghệ, xuyên tiêu là những gia vị thảo mộc thường đi cùng với nhau trong một hỗn hợp bột ướp các món thịt nướng thơm ngon.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới