Những công dụng hay của tràm trà

Chi Tràm (Melaleuca) là một chi thực vật có hoa trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Theo các ước tính khác nhau chi này chứa 220-236 loài, trong đó tràm trà (Melaleuca alternifolia) là loài nổi bật với nhiều công dụng trong y học.
Tràm trà được biết đến với đặc tính khử trùng mạnh mẽ và khả năng điều trị vết thương. Tràm trà đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu y dược về khả năng tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn, virus và nấm.
Tràm trà và tinh dầu tràm được sử dụng rất nhiều để khuếch tán trong không gian nhà ở, văn phòng để tiêu diệt nấm mốc độc hại phát triển trong nhà, tiêu diệt vi khuẩn, virus có trong không khí và bôi tại chỗ để chữa lành các vấn đề về da và điều trị nhiễm trùng da.
Các thành phần hóa học có tác dụng sinh học chính của tràm trà bao gồm các hydrocacbon terpene, monoterpenes và sesquiterpenes. Các hợp chất này mang lại cho tràm trà hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
Trên thực tế, có hơn 100 thành phần hóa học khác nhau của tinh dầu tràm trà nhưng terpinen-4-ol và alpha-terpineol là những hoạt chất mạnh nhất. Các hydrocacbon bay hơi có trong tinh dầu tràm có khả năng di chuyển qua không khí, lỗ chân lông của da và niêm mạc. Đó là lý do tại sao tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để xông hương và bôi tại chỗ để diệt vi sinh vật, chống nhiễm trùng và làm dịu tổn thương da.
Dưới đây là những lợi ích của cây tràm trà:

1. Chống lại mụn trứng cá và các tình trạng da khác

Do đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, tràm trà chính là một phương thuốc tự nhiên cho mụn trứng cá và các tình trạng viêm da khác như bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Một nghiên cứu thử nghiệm năm 2017 được thực hiện ở Úc đã đánh giá hiệu quả của gel tinh dầu tràm trà so với sữa rửa mặt không chứa tinh dầu trà trong việc điều trị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ đến trung bình. Những người tham gia nhóm dùng tinh dầu tràm trà thoa lên mặt hai lần một ngày trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy những người sử dụng tràm trà ít bị tổn thương mụn trứng cá hơn đáng kể so với những người sử dụng sửa rửa mặt. 

2. Cải thiện da đầu

Nghiên cứu cho thấy tràm trà có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã, một tình trạng da phổ biến gây ra các mảng vảy trên da đầu và gàu. Nó cũng được báo cáo là giúp giảm bớt các triệu chứng viêm da tiếp xúc.
Một nghiên cứu lâm sàng năm 2002 được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ đã điều tra hiệu quả của dầu gội đầu bằng tinh dầu tràm trà 5% và giả dược ở những bệnh nhân bị gàu nhẹ đến trung bình. Sau thời gian điều trị 4 tuần, những người tham gia vào nhóm dùng tràm trà đã cho thấy sự cải thiện 41% về mức độ nghiêm trọng của gàu, trong khi chỉ có 11% những người trong nhóm dùng giả dược cho thấy sự cải thiện. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự cải thiện tình trạng ngứa ngáy và da đầu nhờn của bệnh nhân sau khi sử dụng dầu gội đầu từ tinh dầu tràm trà.

3. Làm dịu kích ứng da

Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của tràm trà có thể giúp làm dịu vết thương và kích ứng da. Có một số bằng chứng từ một nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi được điều trị bằng tràm trà, vết thương mau chóng lành và giảm kích thước.
Tràm trà có hiệu quả trong việc giảm viêm, chống nhiễm trùng da hoặc vết thương, giảm kích thước vết thương. Loại thảo dược này có thể được sử dụng để làm dịu tổn thương cháy nắng, vết loét và vết côn trùng cắn.

4. Chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus gây ra

Theo một đánh giá khoa học về cây trà được công bố trên Tạp chí Clinical Microbiology Reviews, dữ liệu cho thấy rõ ràng hoạt động phổ rộng của tràm trà do đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus.
Về lý thuyết, điều này có nghĩa là dầu cây trà có thể được sử dụng để chống lại một số bệnh nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá những lợi ích này của tràm trà.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tràm trà có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenesStreptococcus pneumoniae. Những vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm họng hạt, viêm xoang, bệnh chốc lở.
Do đặc tính chống nấm của tràm trà, nó có khả năng chống lại hoặc ngăn ngừa nhiễm nấm như candida, lang ben, nấm da và nấm móng. 
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng chỉ ra rằng tràm trà có khả năng chống lại virus herpes tái phát (gây ra mụn rộp) và bệnh cúm. Hoạt động kháng virus được là do sự hiện diện của terpinen-4-ol, một trong những thành phần hoạt động chính của tinh dầu tràm trà. 
Trong đại dịch COVID-19 hiện nay, nhu cầu lớn về vaccin phòng và chữa bệnh cũng như các biện pháp ngăn chặn và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Dựa trên cách sử dụng tinh dầu tràm truyền thống ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đánh giá các hoạt động ức chế SARS‐CoV‐2 của tinh dầu tràm gió (Melaleuca cajuputi) cũng thuộc chi Tràm bằng cách sử dụng mô hình sàng lọc ảo. Kết quả cho thấy tinh dầu tràm là một nguồn dược phẩm tự nhiên quý giá có thể ức chế protein ACE2 - thụ thể chủ của protein PDB6LU7 trong SARS‐CoV‐2 cũng như tấn công đồng thời protein PDB6LU7. Điều này ngăn cản sự trưởng thành protein của virus và sự lây lan của bệnh. Nghiên cứu này đưa ra khuyến nghị sử dụng tinh dầu tràm trong việc ngăn ngừa nhiễm và hạn chế sự lây lan của SARS‐CoV‐2.

5. Có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Các loại tinh dầu thảo dược thiên nhiên đang được sử dụng thay thế hoặc kết hợp cùng với các loại thuốc thông thường vì chúng đóng vai trò là chất kháng khuẩn mạnh mẽ mà không có tác dụng phụ bất lợi.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Open Microbiology chỉ ra rằng một số loại tinh dầu thảo dược, trong đó có tinh dầu tràm trà, có tác dụng hiệp đồng tích cực khi kết hợp với thuốc kháng sinh thông thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có nghĩa là tinh dầu thảo dược có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh phát triển. Điều này cực kỳ quan trọng trong y học hiện đại vì kháng kháng sinh có thể dẫn đến thất bại trong điều trị, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và gia tăng các vấn đề kiểm soát nhiễm trùng.

6. Giảm tắc nghẽn và nhiễm trùng đường hô hấp

Trong y học truyền thống, lá cây tràm đã được nghiền nát và hít để chữa ho và cảm lạnh. Dịch chiết lá trong dầu cũng được sử dụng để điều trị viêm họng.
Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy tràm trà có hoạt tính kháng khuẩn, mang lại khả năng chống lại vi khuẩn, virus dẫn đến viêm đường hô hấp và hoạt động ngăn ngừa tắc nghẽn đường hô hấp, ho và cảm lạnh thông thường. 

7. Giúp xua đuổi côn trùng, chấy, rận, ghẻ

Tràm trà có tác dụng diệt côn trùng và có thể được sử dụng để đuổi chấy, một loại côn trùng nhỏ ký sinh trên đầu, ăn máu người. Một nghiên cứu được thực hiện ở Ý đã điều tra hiệu quả của tràm trà đối với chấy và trứng của nó. Tràm trà được sử dụng đơn độc và kết hợp với nerolidol và được thử nghiệm ở các tỷ lệ khác nhau chống lại con chấy và trứng chấy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng riêng tràm trà có hiệu quả hơn đối với chấy, với việc điều trị dẫn đến 100% tỷ lệ tử vong sau 30 phút tiếp xúc và ức chế trứng chấy nở.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Flinders ở Úc cho thấy tinh dầu tràm trà 5% và thành phần hoạt chất terpinen-4-ol của nó có hiệu quả cao trong việc giảm sự tồn tại của ve ghẻ. Tràm trà hoạt động như một phương pháp điều trị ghẻ tự nhiên vì nó có đặc tính kháng ký sinh trùng mạnh mẽ, mang lại khả năng điều trị ghẻ trên da và dưới da.

8. Cải thiện hơi thở có mùi khó chịu

Hôi miệng xuất phát từ vi khuẩn có trong miệng, đặc biệt là phía sau lưỡi, cổ họng và amidan. Tràm trà có đặc tính kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt vi khuẩn này, nó hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để chữa hôi miệng.
Một nghiên cứu in vitro cũng chỉ ra rằng tràm trà hoạt động như một chất khử trùng hiệu quả chống lại các mầm bệnh ở miệng, bao gồm Candida albicans, Staphylococcus aureus kháng methicillin và Escherichia coli. Tinh dầu tràm trà có thể cực kỳ hữu ích đối với các bệnh lý răng miệng.
Hãy nhớ rằng tinh dầu tràm trà không nên được sử dụng bên trong, vì vậy nếu sử dụng nó như một loại nước súc miệng để diệt khuẩn răng miệng, hãy nhớ nhổ ra sau đó và súc miệng lại bằng nước.
Với hàng loạt tác dụng đối với sức khoẻ của tràm trà khiến nó trở thành một trong những loại thảo dược có lợi nhất nên có trong gia đình. Tháp hương và hương thảo dược Pháp bảo bình an có chứa tràm, khi thắp đốt, tinh dầu tràm sẽ lan tỏa trong không khí, góp phần đem lại những tác dụng làm sạch, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và hỗ trợ phòng chống cảm cúm cũng như các bệnh đường hô hấp.
Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới