Tác dụng của thục địa trong điều trị bệnh

Thục địa là phương thuốc quan trọng trong đông y có rất nhiều tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu về vị thuốc này thông qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung

Tên khoa học: Radix Rehmanniae glutinosae praeparata.
Tên Việt Nam: Sinh địa, Địa hoàng.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ cây.
Đặc điểm nhận dạng: Sinh địa là cây thân thảo, cây trưởng thành cao từ 40 - 50cm, các đốt trên thân rất ngắn, mỗi đốt có 1 lá. Cây không có cành, các đốt thân dài ra nhanh ở thời kỳ cây ra hoa. Trên thân sinh địa có lông tơ mềm màu tro trắng. Bộ rễ sinh địa gồm 4 loại là rễ tơ, rễ hom, rễ bất định và rễ củ (bộ phận thu hoạch - phình ra thành củ sinh địa). Củ sinh địa có chiều dài khoảng 15 - 20cm, đường kính từ 0,5 - 3,4cm, ruột màu vàng nhạt, vỏ màu hồng nhạt.
Lá  của cây sinh địa mọc quanh các gốc theo các đốt, đầu lá hơi tròn, rộng 2 - 6cm, dài 3 - 15cm. Mép lá có răng cưa, lá có nhiều gân, phiến lá mềm, trên mặt lá có 1 lớp lông mềm màu tro trắng. Hoa sinh địa mọc theo chùm, đài và cánh hoa hình chuông, hoa 5 cánh, dài 3 - 4cm, mặt ngoài màu tím sẫm còn mặt trong hơi vàng. Mùa hoa nở rộ vào tháng 3 - 4 hàng năm. Ở nước ta, ít thấy sinh địa kết quả. Ở Trung Quốc, mùa quả vào khoảng tháng 5 - tháng 6 hàng năm, mỗi quả có 200 - 300 hạt, hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng.
Cây sinh địa có nguồn gốc từ các tỉnh ôn đới ẩm của Trung Quốc. Ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam cũng trồng sinh địa với quy mô nhỏ. Ở nước ta, dược liệu này được trồng nhiều tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... Các tỉnh núi cao, hơi lạnh nhiều thường trồng vào tháng 3 - 4, thu hoạch vào tháng 8 - 9 hàng năm. Các tỉnh trung du, đồng bằng trồng 2 vụ vào tháng 1 - 2 rồi thu hoạch vào tháng 7 - 8; trồng vào tháng 7 - 8 và thu hoạch vào tháng 2 - 3 sang năm.

Cách bào chế thục địa 

Thục địa được bào chế từ sinh địa, có 2 cách để chế thục địa từ sinh địa.
Cách 1: Lấy củ Sinh địa đã rửa sạch, cho vào thùng, xếp lần lượt củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Trộn rượu theo tỉ lệ 9:1 (9kg củ sinh địa thì đổ 1 lít rượu). Đun trên bếp lửa nhỏ khoảng 6-8 tiếng đến khi cạn. Trong khi đun, cứ khoảng 1 giờ lại lấy nước ở đáy nồi tưới lên các củ cho thấm đều. Sau khi đun cạn nước, lấy củ ra phơi khô. Sau khi phơi khô tiếp tục đun củ sinh địa với nước gừng (dùng 2 kg gừng giã nhỏ hòa với nước, lọc bỏ gừng) đến khi cạn nước. Tiếp tục vớt ra và phơi lặp lại khoảng 7 - 9 lần. Tới khi củ đổi sang màu đen nhánh thì thành công.
Cách 2: 
  • Chuẩn bị nguyên liệu theo tỷ lệ 10kg sinh địa, 10 kg gừng, sa nhân 1,5 kg.
  • Gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay.
  • Sa nhân rửa sạch, đập hoặc giã nhỏ.
  • Cho sa nhân và gừng vào nồi đun sôi, thêm nước để được khoảng 50 lít.
  • Cho sinh địa vào nồi, thêm rượu tương đương ½ nước ủ kín, nếu chưa đủ ngập hết thì bổ sung thêm nước, nấu liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày đun khoảng 6 tiếng thì ngừng. Sau mỗi ngày thì đổ thêm nước sôi cho đủ ngập phần sinh địa trong nồi.
  • Tới ngày thứ 4 đổ tiếp rượu vào rồi đảo đều cho sinh địa ngấm rượu, tiếp tục đun tới khi nước gần cạn thì dừng. lặp lại quá trình trong ngày tiếp theo.
  • Sinh địa sau khi được nấu chính có màu đen nhánh, mùi thơm, vị ngọt. đem sấy hoặc phơi khô đến khi thu được thục địa có màu đen, khô, dẻo, sờ không dính tay là được.

Tác dụng của thục địa

Theo y học hiện đại

Thục địa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương: Chiết xuất từ thục địa đã được nghiên cứu rõ giúp điều chỉnh hoạt động của phosphatase kiềm và hormone protein (osteocalcin) được tiết ra từ các tế bào tạo xương. Theo cơ chế giúp tăng cường mật độ xương, tăng cường sản sinh các tế bào tạo xương và ức chế sự hình thành các tế bào hủy xương, từ đó, ngăn ngừa loãng xương.
Ổn định đường huyết: Kết quả một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ thục địa giúp làm giảm tăng đường huyết, góp phần điều chỉnh hoạt động của các enzyme cân bằng lượng đường trong máu bằng cách giảm hoạt động glucose-6-phosphatase và phosphofructokinase, kích thích hoạt động của các enzym phân giải đường trong hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, thục địa còn giúp kích thích giải phóng và giảm đề kháng Insulin (insulin là một loại hormone từ tuyến tụy giúp cân bằng đường huyết).
Chống lão hóa: Cũng trong một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy thục địa có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách giúp cho sự lão hóa của các tế bào chậm hơn. Dẫn chứng cho thấy những con chuột không được bổ sung thục địa trong chế độ ăn có dấu hiệu của lão hóa nhanh hơn và ngược lại, những con chuột được bổ sung thêm thục địa thì các dấu hiệu chậm hơn rất nhiều.
Giảm triệu chứng của bệnh thiếu máu: Trong thục địa có chứa hợp chất catalpol là hợp chất iridoid, hợp chất này đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ, chống lại tổn thương do thiếu máu cục bộ.
Kháng viêm: Thục địa giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế các phản ứng của viêm bằng cách loại bỏ đi các gốc tự do.
Hỗ trợ chức năng của thận: Một nghiên cứu trên người cũng cho thấy thục địa có thể hỗ trợ cải thiện protein niệu ở bệnh nhân viêm cầu thận mãn tính.
Cải thiện chức năng gan và tiêu hóa: Trong thục địa có chứa các hợp chất có thể hỗ trợ cơ thể chống lại sự hình thành các vết loét và giảm viêm trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó thục địa có vị ngọt, hàm lượng tinh bột nhiều trong thục địa cũng có hiệu quả như một chất chống đông tụ, giúp cải thiện chức năng gan.

Theo y học cổ truyền

Thục địa trong đông y có vị ngọt, tính ấm, quy 3 kinh: Tâm, can, thận.
Công dụng: Trị các chứng âm hư sinh nội nhiệt, người nóng âm ỉ, hay khô cổ khát nước, môi khô, đổ mồ hôi, người dễ bực mình, cáu giận. Bệnh tiêu khát (tiểu đường), đau họng, khí suyễn (chứng khó thở), làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, hư hỏa bốc lên sinh xuất huyết.
Ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thục địa cũng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như Tiểu đường, thiếu máu, loãng xương, rối loạn tuyến thượng thận, ức chế quá trình viêm- xơ gan. Ngoài ra thục địa còn được dùng chống trầm cảm và bảo vệ hệ thần kinh.

Một số bài thuốc dân gian có chứa thục địa

Bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn

Tác dụng: Dùng chữa đau đầu, chóng mặt, cổ khổ đau, miệng lưỡi lở loét, người gầy khô ăn nhiều không lên cân, tai ù, răng lung lay, lưng đau gối mỏi, râu tóc bạc sớm, di tinh, mộng tinh, mồ hôi trộm, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh hay nóng trong người, bốc hỏa, khó ngủ, hay bực mình cáu gắt, kinh nguyệt không đều, trẻ con gầy yếu…
Chuẩn bị: Thục địa, hoài sơn, sơn thù du, mẫu đơn bì, trạch tả, bạch phục linh. Gia giảm tùy theo cơ địa bệnh nhân.
Thực hiện: Lấy 5 vị thuốc còn lại (trừ Thục địa) sấy khô, tán nhỏ. Sau đó, giã Thục địa cho thật mềm nhuyễn, trộn đều, thêm mật ong để viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 – 30 viên (tương đương 8 – 12g), uống chia hai lần trong ngày, uống vào trước khi ăn cơm khoảng 15 phút.

Bài thuốc chữa vô sinh nữ

Chuẩn bị: Thục địa, hoài sơn, bạch linh, đơn bì, sơn thù, trạch tả. Gia giảm tùy theo cơ địa bệnh nhân.
Thực hiện: Thục địa nấu cao sau đó trộn đều cùng mật ong. Các vị còn lại sấy khô, tán mịn, trộn với mật ong và thục địa, làm thành hoàn (viên 10g). Mỗi lần dùng 2 hoàn, dùng 2 lần một ngày.

Bài thuốc trị chảy máu cam tái phát nhiều lần

Dùng Thục địa, địa cốt bì, sinh địa và câu kỷ tử  bằng lượng nhau. Mỗi ngày sắc 8g uống với mật ong, sử dụng 3 lần/ngày.

Bài thuốc trị cột sống thoái hóa và viêm

Chuẩn bị: Thục địa, nhục thung dung, kê huyết đằng, dâm dương hoắc, cốt toái bổ.
Thực hiện: Lấy Thục địa và nhục thung dung mang đi sấy khô, tán thành bột, rây mịn. Sắc các vị thuốc còn lại thành cao đến khi trọng lượng còn 22 cân thì thêm 3 cân mật vào, trộn đều và làm thành viên hoàn. Mỗi lần sử dụng 2 hoàn (khoảng 5g), mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc trị huyết áp cao

Dùng 20 – 30g Thục địa sắc uống mỗi ngày. Uống duy trì liên tục trong 2 – 3 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc trị bệnh đái tháo đường

Thành phần: Thục địa, thái tử sâm, ngũ vị tử. Gia giảm tùy theo cơ địa bệnh nhân.
Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng với liều lượng 1 thang thuốc/ngày.
Thục địa là phương thuốc quan trọng trong đông y có rất nhiều tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên khi gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng, hãy tới những cơ sở khám chữa uy tín để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp từ các y bác sĩ chuyên khoa để thu được kết quả chữa bệnh tốt nhất.
DS. Hoàng Long (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới