Công dụng của mía

Từ lâu chúng ta đã biết đến Mía là một loại cây cho ra thức uống quen thuộc giúp giải nhiệt mùa hè. Không phải tự nhiên mà nước Mía được xem là loại đồ uống phổ biến, hơn nữa nó còn nằm trong danh sách những món đồ uống ưa thích của nhiều người.
Ngoài ưu điểm dễ trồng, dễ tìm kiếm, tiện lợi thì Mía còn có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, Mía có thể được sử dụng trực tiếp cho nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Lý do nước Mía được ưu ái lựa chọn là loại đồ uống ưa thích của rất nhiều người bởi nước ép từ Mía có khả năng thanh nhiệt, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng khi đối diện với cái nóng oi bức của mùa hè.
Mía có tên khoa học là Saccharum officinarum L. thuộc họ Lúa (Poaceae). Mía vốn là loài cỏ, thân cao nhiều đốt, được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Cuba, Việt Nam, Brazil hoặc các nước nằm trong khu vực dải vĩ tuyến từ 35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc. Khi phân tích các thành phần có trong Mía người ta thấy có Saccaroza (chiếm 1-10%), đây là thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của Mía, ngoài ra còn có các thành phần khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, điện giải, các loại sinh tố….Vì là một loại cây có tính ứng dụng cao và không chứa độc tố nên từ xưa, người ta đã tìm ra và ứng dụng cây Mía vào trong việc thực liệu dưỡng sinh để bồi bổ sức khỏe. Vì vậy, trong Y học cổ truyền cây Mía còn có tên là Cam giá, Hồng cam giá, Can giá, Đường ngạnh. Nó có vị ngọt, tính bình, hơi hàn, không có độc, quy kinh Phế, Tỳ, có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát giải rượu, lợi yết hầu, tả đờm hỏa, chỉ nôn, hạ khí, hòa Vị, nhuận táo hòa trung, tư âm giải độc, bổ Tỳ âm, trợ Tỳ khí, tiêu phiền nhiệt. Theo sách Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam của GS. TS Đỗ Tất Lợi, nước mía có tác dụng tiêu đờm, giải khát, bồi bổ.
Ở trong cuốn <<Bản thảo cương mục>> có ghi: Nếu người nào bị chứng ho do hư nhiệt kèm theo miệng khô táo, hay nhổ nước bọt thì có thể lấy nước Mía 1 thăng rưỡi (thăng là một đơn vị tính theo đơn vị đo lường cổ, 1 thăng bằng 1 lít) cùng với hạt Kê vàng, nấu thành cháo, một ngày ăn 2 lần, có thể làm tư nhuận Tâm Phế. Theo cuốn << Ngoại đài bí yếu>> người phát nhiệt, miệng khô, tiểu tiện sáp, có thể dùng Mía bỏ hết vỏ để nhai, nuốt lấy nước, nếu như có đau họng thì có thể ép sẵn lấy nước để uống. Như chứng Phản Vị, tức sáng ăn thì tối nôn, tối ăn thì sáng nôn, có thể lấy nước Mía 7 thăng, nước gừng 1 thăng, trộn lẫn 2 vị vào nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày, hoặc có thể chia nhỏ uống làm nhiều lần trong ngày (trích từ cuốn <<Mai sư tập nghiệm phương>>). Để chữa chứng đại tiện táo có thể lấy nước Mía chưng kỹ lên gọi là Thạch mật tức là Bạch sương đường.

Một số bài thuốc dân gian từ Mía

Cao huyết áp, chảy máu mũi, tiểu ra máu: Lấy Mía thái phiến, Bạch mao căn tỷ lệ 3:1 sắc nước uống.
Chữa viêm dạ dày mạn tính: Nước Mía, rượu Nho, mỗi thứ 1 ly, trộn đều, uống ngày 2 lần sáng và tối.
Chữa ho do Phế táo, họng khô, đờm đặc: Dùng nước Mía, nước Lê tỷ lệ bằng nhau, trộn đều, ngày uống 2-3 lần.
Dự phòng ung thư thực quản: Nước Mía, nước ngó Sen tươi, nước Gừng, nước Lê, nước củ Cải, Trúc lịch, lượng bằng nhau, chưng lên uống thay nước.
Chữa nứt nẻ chân: Dùng ngọn Mía, bèo cái, lượng bằng nhau, giã nát, cho thêm Đồng tiện rồi đun sôi, để nguội khoảng 38-40oC rồi ngâm chỗ nứt nẻ vào khoảng 30 phút.
Trị viêm da: Mía tím đốt thành tro, nghiền vụn rồi trộn với dầu vừng bôi vào vùng da bị bệnh.
Chữa chín mé: Lấy lõi trắng của ngọn cây Mía giã nát trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp lên và băng lại.
Chữa nôn: Nước Mía, nước Gừng, tỷ lệ 7:1, hòa vào nhau để uống.
An thai: Mầm Mía, Trữ ma căn (củ gai), Ích mẫu thảo, củ Ấu, Sa nhân, đem thái nhỏ, phơi khô, sắc nước chia làm 2 lần uống trong ngày.
Khí hư - đới hạ: Lá Mía, rễ Mò trắng, lá Huyết dụ, hoa Mò đỏ, tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc lên uống.
Chảy máu cam trong ngày hành kinh: Nước Mía, nước ngó Sen, nước Sinh địa, trộn đều uống trong ngày.
Chữa chứng ho do nhiệt: Nước Mía, gạo tẻ, nấu thành cháo ăn trong ngày, nên ăn liên tục 7- 10 ngày.
Chữa chứng Vị nhiệt, miệng đắng, kém ăn, đại tiện táo: Nước Mía, mật ong, trộn đều chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống vào lúc đói.
Chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu ra máu: Nước Mía, ngó Sen ép lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa cảm nắng, sốt, miệng khát, tiểu tiện sẻn đỏ: Nước Mía, nước dưa hấu, trộn đều uống.
Chữa ho khi lên Sởi: Mía tím, củ Mã Thầy, sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa vết thương ngoài da: Bã của Mía khi phơi khô, đốt thành tro, nghiền nhỏ, có thể dùng ngoài cho các vết thương, có thể cho thêm dầu Vừng để tăng thêm tác dụng.
Lưu ý: do Mía có tính bình, hơi hàn nên những người có thể chất Tỳ vị hư hàn không nên dùng, nếu dùng chỉ nên dùng lượng nhỏ; trẻ em dùng nhiều có thể làm hại răng, tiêu cơ; không nên ăn cùng với Măng, Hướng Dương.
BS. Nguyễn Yến (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới