Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng liên quan với thay đổi lối sống của xã hội. Theo một nghiên cứu, ước tính khoảng 25% dân số Việt Nam mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Trong đó, giới nữ chiếm ưu thế. Vậy cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và nếu có nguy cơ thì nên khám suy giãn tĩnh mạch ở đâu để được chẩn đoán, điều trị phù hợp hãy cùng bác sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu bị sưng, xoắn, phình ra ngay dưới bề mặt da của bạn do máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch. Những chỗ phồng màu xanh hoặc tím này thường xuất hiện ở chân, bàn chân và mắt cá chân của bạn. Chúng có thể gây đau hoặc ngứa.
Giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện đều là các loại bệnh tĩnh mạch nhưng chúng trông khác nhau. Tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn và mỏng hơn tĩnh mạch giãn. Chúng trông giống như mạng nhện hoặc cành cây màu đỏ hoặc xanh và nằm sát bề mặt da. Tĩnh mạch mạng nhện có thể bao quanh tĩnh mạch giãn, là những đường màu đỏ hoặc tím nhỏ hơn xuất hiện gần bề mặt da của bạn. Tĩnh mạch mạng nhện thường không đau. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể bạn, thường là sau đầu gối, trên bàn chân hoặc trên mặt bạn. Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở bàn chân và cẳng chân của bạn.
Ai có khả năng bị giãn tĩnh mạch?
Bất cứ ai cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Một số yếu tố làm tăng khả năng phát triển chứng giãn tĩnh mạch, bao gồm:
-
Tuổi tác: Do quá trình lão hóa, thành và van tĩnh mạch không còn hoạt động tốt như trước. Tĩnh mạch mất tính đàn hồi và cứng lại.
-
Giới tính: Nội tiết tố nữ có thể cho phép thành tĩnh mạch căng ra. Những người đang mang thai, uống thuốc tránh thai hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn do thay đổi nồng độ hormone.
-
Lịch sử gia đình: Tình trạng này có thể được di truyền
-
Lối sống: Đứng hoặc ngồi lâu làm giảm tuần hoàn. Mặc quần áo bó sát, chẳng hạn như thắt lưng hoặc quần có dây thắt lưng chật có thể làm giảm lưu lượng máu.
-
Sức khỏe tổng thể: Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như táo bón nặng hoặc một số khối u, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch.
-
Sử dụng thuốc lá: Những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch.
-
Cân nặng: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên các mạch máu.
Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch là gì?
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch nổi gân xanh hoặc tím ngay dưới bề mặt da của bạn. Các triệu chứng bao gồm:
-
Tĩnh mạch phồng lên: Các tĩnh mạch xoắn, sưng lên, giống như dây thừng, thường có màu xanh hoặc tím. Chúng xuất hiện ngay bên dưới bề mặt da ở chân, mắt cá chân và bàn chân của bạn. Chúng có thể phát triển thành cụm. Các đường nhỏ màu đỏ hoặc xanh lam (tĩnh mạch mạng nhện) có thể xuất hiện gần đó.
-
Nặng chân: Các cơ ở chân của bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hoặc chậm chạp, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất.
-
Ngứa: Khu vực xung quanh giãn tĩnh mạch có thể bị ngứa.
-
Đau: Chân có thể đau, nhức hoặc nhức, đặc biệt là phía sau đầu gối của bạn. Bạn có thể bị chuột rút cơ bắp.
-
Sưng: Chân, mắt cá chân và bàn chân của bạn có thể sưng và đau nhói.
-
Đổi màu da và loét: Nếu không được điều trị, chứng giãn tĩnh mạch có thể gây ra các vết đổi màu nâu trên da của bạn. Giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể gây loét tĩnh mạch (vết loét) trên da của bạn.
Khi nào đi khám bác sĩ
Suy giãn tĩnh mạch chân thường diễn biến khá âm thầm. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng xuất hiện khá mờ nhạt nên phần lớn bệnh nhân chủ quan, bỏ qua. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo. Hậu quả là người bệnh sẽ gặp cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.
Vậy nên hãy đi khám khi thấy những dấu hiệu biểu hiện giai đoạn sớm của bệnh:
-
Đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều;
-
Chuột rút, cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò ở vùng cẳng chân, nhất là vào ban đêm;
-
Tĩnh mạch nổi li ti, nhất là vùng cổ chân và bàn chân.
Khám suy giãn tĩnh mạch ở đâu?
Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa suy giãn tĩnh mạch uy tín, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn đi khám:
1. Bệnh viện Tim Hà Nội
Địa chỉ:
-
Cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
-
Cơ sở 2: Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: Khám cả ngày từ Thứ 2 - Chủ Nhật (cuối tuần chỉ có hình thức khám dịch vụ)
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên sâu khám và điều trị bệnh tim mạch hàng đầu hiện nay. Bệnh viện đầu tư trang thiết bị hiện đại, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Năm 2016, Bệnh viện Tim Hà Nội đã khai trương Đơn vị can thiệp tĩnh mạch. Đơn vị can thiệp tĩnh mạch sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội được thăm khám chuyên sâu cũng như tiếp cận phương pháp can thiệp tĩnh mạch hiện đại trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
2. Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Khu nhà C - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 – thứ 7, khung giờ từ 6h30 đến 18h.
Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở chuyên sâu về tim mạch hàng đầu trên cả nước. Với đội ngũ cán bộ là các bác sĩ tim mạch đầu ngành, giỏi chuyên môn cùng vật tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong thăm khám bệnh tim mạch giúp việc thăm khám và điều trị các tim mạch. Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu cho bệnh nhân cần đi khám suy giãn tĩnh mạch chân.
3. Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E
Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian làm việc: từ thứ 2-thứ 6: 7h00 - 17h00, Thứ 7: 7h00 - 11h00, CN: nghỉ
Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện E có thế mạnh về điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp ngoại khoa. Nhiều kỹ thuật khó, tiên tiến, hiện đại đã và đang được áp dụng thường quy tại đây. Năm 2017, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã ứng dụng thành công kỹ thuật can thiệp nội nhiệt mạch, điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần. Kỹ thuật này không gây đau đớn, không gây biến chứng cho người bệnh. Gần đây bệnh viện áp dụng phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học. Phương pháp có tỉ lệ thành công lên đến 95%, thời gian thực hiện thủ thuật trong khoảng 15 - 30 phút, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh, khả năng phục hồi nhanh.
4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Giờ làm việc: Từ Thứ 2 - Chủ nhật: 7h00 - 17h00
Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc là một trong những bệnh viện khám chữa Tim mạch tư nhân uy tín tại Hà Nội. Các thiết bị hình chẩn đoán hình ảnh cao cấp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý tim mạch, suy giãn tĩnh mạch như máy siêu âm tim, điện tâm đồ, điện não đồ, hệ thống chụp cắt lớp vi tính CT-scan,... Bệnh viện Thu Cúc hiện tập trung thăm khám và điều trị nội khoa. Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị.
5. Viện Tim mạch TP.HCM
Địa chỉ: Số 04 đường Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Giờ làm việc: Từ Thứ 2 - Chủ nhật: 7h00 - 17h00
Viện Tim mạch là địa chỉ uy tín hàng đầu về thăm khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch tại TP. HCM. Viện Tim mạch TP. HCM sở hữu đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực khám trị giãn tĩnh mạch. Dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng với đa dạng gói khám. Luôn được chú trọng nâng cấp hệ thống máy móc và trang thiết bị y tế phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Thủ tục đăng ký khám và trả kết quả nhanh chóng, người bệnh không phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Các phương pháp điều trị thường quy và kỹ thuật cao. Thời gian khám linh hoạt, bệnh viện khám cả tuần từ thứ 2 - chủ nhật, thuận tiện cho bệnh nhân trong việc sắp xếp thời gian đi khám.
6. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
-
Cơ sở 1: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
-
Cơ sở 2: Số 201 Đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
-
Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 - thứ 6, khung giờ từ 06h30 đến 16h30. Thứ 7 từ 06h30 đến 12h
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị vô cùng hiện đại. Bệnh viện cũng đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp điều trị mới giúp các bệnh nhân cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện tại, bệnh viện thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch như đeo vớ áp lực, laser nội mạch, tiêm xơ hóa và phẫu thuật.
7. Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 208 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 - thứ 6, thời gian từ 7h00 đến16h00 (không nghỉ trưa). Thứ 7 làm từ 7h00 tới 11h
Với kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn chữa trị bệnh liên quan đến tĩnh mạch, với tinh thần và trách nhiệm làm việc cao, bệnh viện Chợ Rẫy luôn mang đến sự hài lòng cho mỗi bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh. Bệnh viện có dịch vụ được nhiều bệnh nhân phản hồi tốt, các nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình, thân thiện. Các bác sĩ cũng nhẹ nhàng và giải thích rõ ràng cho người bệnh.
8. Bệnh viện Quốc tế City
Địa chỉ: Số 3 đường 17A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc: từ Thứ 2 - hết sáng Thứ 7, từ 7h30 - 16h30.
Đây là một trong những bệnh viện tư nhân có quy mô hoạt động lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trực tiếp thăm khám bệnh suy giãn tĩnh mạch là chuyên gia, y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Tim mạch. Nhiều bác sĩ còn có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài để ứng dụng thêm phương pháp điều trị mới tại đơn vị hiện đang công tác.
Lưu ý khi lựa chọn địa chỉ điều trị giãn tĩnh mạch
Để bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng tốt, bạn nên lựa chọn các địa chỉ điều trị giãn tĩnh mạch uy tín. Dưới đây là một số tiêu chí bệnh nhân cần nắm để có chọn được địa chỉ khám chữa bệnh phù hợp:
-
Chọn các bệnh viện uy tín, đã hoạt động lâu năm.
-
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mà bệnh viện đang áp dụng. Bởi một số bệnh viện chỉ chuyên về điều trị nội khoa nhưng cũng có bệnh viện có thế mạnh về ngoại khoa. Lựa chọn các bệnh viện chuyên về phương pháp mà bạn muốn áp dụng sẽ giúp quá trình điều trị mang lại kết quả tốt hơn.
-
Tìm hiểu về chi phí điều trị và xem xét bệnh viện có cho áp dụng BHYT hay không. Nếu không lăn tăn về chi phí, bạn có thể khám dịch vụ để có trải nghiệm tốt nhất.
-
Đa phần các bệnh viện công lập đều có số lượng bệnh nhân rất đông. Để có trải nghiệm tốt khi đến khám chữa bệnh, bạn có thể lựa chọn các phòng khám và bệnh viện tư.
Giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn đọc nên chọn các địa chỉ khám suy giãn tĩnh mạch uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, nên kết hợp
y học cổ truyền, tập luyện, thay đổi thói quen xấu để có thể cải thiện một số triệu chứng và giúp bệnh tình tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn.
BS. Đỗ Thị Nguyệt Thanh (Thọ Xuân Đường)