Khám bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đâu luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người bởi bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ mà trong một vài trường hợp người bệnh không có biện pháp điều trị dứt điểm thì bệnh có thể diễn biến nặng, gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều đó, nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã tổng hợp đầy đủ các thông tin chi tiết về bệnh này qua bài viết sau. Mời bạn tham khảo để có thể nâng cao sự hiểu biết và chất lượng cuộc sống của mình!
Khám và chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
Căn bệnh hiện tại mà nhiều người mắc phải nhất hiện nay chính là căn bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh lý này không chỉ có ở mặt những người độ tuổi trung niên mà còn xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Người dễ mắc phải căn bệnh này là những người có thói quen sinh hoạt không tốt, lười vận động, chế độ ăn uống và thể dục thiếu khoa học, điều độ, hợp lý. Chính vì vậy, căn bệnh này đã và đang ngày càng phổ biến và trở nên nguy hiểm hơn bởi những biến chứng khôn lường.
Vì thế, bạn nên lựa chọn những nơi khám và chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch uy tín và được nhiều khách hàng phản hồi tốt về cách chữa trị hiệu quả. Bạn cần có sự tra cứu tham khảo nhiều chỗ khám khác nhau để có thể lựa chọn cho bản thân một nơi chữa trị phù hợp. Bên cạnh, việc lựa chọn chỗ thăm khám uy tín thì bạn cũng cần chỉnh sửa lại lối sinh hoạt hiện tại của bản thân để có thể kết hợp điều một cách tốt nhất.
Hiện nay, cũng có nhiều dịch vụ
khám bệnh trực tuyến uy tín mà bạn có thể tham khảo để thuận tiện cho việc thăm khám của bản thân. Như dịch vụ thăm khám trực tuyến của nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường với nhiều năm nghiên cứu và chữa trị trong Y học. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường hiện nay cũng đang mở rộng quy mô khám bệnh trực tuyến để có thể giúp khách hàng khám chữa trị dễ dàng, hiệu quả và tiện lợi với những khách hàng bận rộn hay ở những khu vực xa tỉnh.
Biến chứng của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh lý này là căn bệnh về các tĩnh mạch trên cơ thể, đặc biệt là chi dưới bị giãn ra vì máu bị ứ đọng, không lưu thông được. Mà máu bị tắc nghẽn trên cơ thể thường do con người không hoạt động nhiều, làm công việc và ngồi một chỗ quá lâu, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người béo phì,…căn bệnh này sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa, đau nhức, nóng ran vùng bị giãn tĩnh mạch, bệnh tình cũng được chia theo nhiều giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Vì những biểu hiện của căn bệnh này rất khó để nhận biết nên bệnh nhân muốn phát hiện bệnh đang ở giai đoạn mức C5 - C6 hay giai đoạn bệnh phát triển nặng đều rất khó phân biệt.
Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu biến chứng của bệnh gây ra cho bệnh nhân có thể là chân bị sưng to, đau buốt những vùng bị giãn tĩnh mạch và thường xuyên bị chuột rút. Nặng hơn thì các bệnh nhân có thể bị viêm tắc các tĩnh mạch, những tĩnh mạch nông sẽ nổi rõ trên da và có nguy cơ bị viêm cứng.
Khi bệnh phát triển lâu mà không được chữa trị kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến bị giãn toàn tĩnh mạch trong cơ thể, không chỉ ở chi dưới, điều đó làm cho cơ chế hoạt động của cơ thể bị thay đổi rất nhiều, hệ tuần hoàn bị ì trệ, làm rối loạn dinh dưỡng, khiến các chứng năng của cơ thể suy giảm, gây ra bệnh viêm loét thậm chí nhiễm khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe và cơ thể của người bệnh. Chính vì vậy, hãy đi khám định kỳ và đến bệnh viện ngay khi cơ thể có những dấu hiệu khác thường.
Vì sao lại bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Các đối tượng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm:
-
Người đứng hoặc ngồi lâu, lười vận động: người làm các nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, cảnh sát giao thông, thợ may,... do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu và tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến máu dồn xuống chân, ứ đọng lại, tạo áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim và dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng.
-
Người làm việc phải đi giày cao gót: việc thường xuyên mang giày cao gót và mặc quần áo bó sát sẽ khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới. Nguyên nhân vì giày cao gót làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch ngoại biên, tăng áp lực lên chân và gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
-
Bệnh nhân béo phì: người bị béo phì rất bị dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân vì họ có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và ít vận động. Đồng thời, họ có trọng lượng cơ thể quá lớn tạo ra áp lực lớn lên chân, gây bệnh suy giãn tĩnh mạch trầm trọng.
-
Phụ nữ mang thai: trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung của thai phụ mở rộng ra và tăng tiết, thay đổi hormone một cách đột ngột. Hàm lượng nội tiết tố nữ tăng lên cao và kết hợp với thai nhi lớn dần gây chèn ép tĩnh mạch, cản trở máu về tim, dẫn tới suy giãn tĩnh mạch ở chân.
-
Nhóm các đối tượng khác: người cao tuổi, người nằm bất động vì tai biến, người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao như đầu bếp, công nhân luyện kim, người từng phẫu thuật niệu hoặc bị chấn thương chỉnh hình,... cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Làm sao để hết bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thì bệnh nhân nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra. Khi được chẩn đoán đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tùy mức độ trầm trọng của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Hiệu quả của phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh nhân. Sau đây, một số lưu ý để kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm:
Thay đổi đi chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể
Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như các loại đậu, hạt, ngũ cốc, lúa mì, yến mạch,... vào chế độ ăn uống vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ ruột bị tắc, tạo áp lực lên các mạch máu trong cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa flavonoid để cải thiện lưu thông máu hiệu quả, làm giảm áp lực trong mạch máu, từ đó giảm đi tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Một vài loại thực phẩm mà bệnh nhân nên ăn gồm: tỏi, cam, chanh, nho, anh đào, việt quất, táo, hành, ớt chuông, bông cải xanh,...
Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, khoai tây, cá hồi, cá ngừ, rau xanh,...vì chúng giúp giữ nước trong cơ thể, cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Tăng cường vận động cơ thể
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có tập thể dục được không? Theo các bác sĩ, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ là biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả ở các bệnh nhân. Sau đây là một số bài tập mà bệnh nhân có thể áp dụng gồm:
-
Nâng chân: mỗi ngày bệnh nhân nên dành tối thiểu 1 tiếng cho bài tập nâng chân. Cụ thể, bệnh nhân nên nâng chân cao lên ngang hoặc trên vị trí của tim, giữ chân ở vị trí này trong tối thiểu 20 phút, thực hiện 3 - 4 lần/ngày. Biện pháp này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu cho tĩnh mạch ở chân, làm giảm đi áp lực trong tĩnh mạch, từ đó giúp kiểm soát được tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Những người hay phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng nên giữ đôi chân nâng cao để có thể thực hiện lúc đang làm việc hoặc khi nghỉ ngơi.
-
Tập luyện các bài thể chất thích hợp: các bài tập thể chất giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị suy giãn tĩnh mạch gồm đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, tập yoga, xoay cổ chân,... người bệnh cần chú ý nên chọn bài tập nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực cho đôi chân.
Mang vớ giãn tĩnh mạch
Vớ giãn tĩnh mạch giúp tạo áp lực hợp lý lên chân để ngăn chặn các tĩnh mạch giãn nở thêm. Đồng thời, nó còn hỗ trợ các cơ của tĩnh mạch trong điều hướng lưu lượng máu lưu thông về tim, ngăn việc máu chảy ngược. Những người thường xuyên phải đứng, ngồi hoặc đi lại trong thời gian quá dài nên mang vớ giãn tĩnh mạch để giảm sưng đau, khó chịu ở chân.
Thay đổi thói quen sống
Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu công việc buộc phải đứng, ngồi nhiều trong thời gian dài thì nên thay đổi tư thế thường xuyên để tránh làm tắc nghẽn sự lưu thông máu.
Tránh mang giày cao gót trong thời gian quá dài thì bạn nên hạn chế mặc đồ bó sát hoặc không thoải mái.
Bạn nên massage thường xuyên ở chân để hỗ trợ lưu thông máu trong tĩnh mạch. Khi massage nên chú ý thực hiện một cách nhẹ nhàng, dùng áp lực toàn bàn tay hoặc đầu ngón tay để di chuyển ở vùng tĩnh mạch bị giãn, tránh việc gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn.
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không bị thừa cân hoặc béo phì.
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng với những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ hoặc vừa. Với bệnh nhân bị bệnh nặng hơn thì có thể được chỉ định điều trị cắt đốt bằng tia laser. Phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp trên không có hiệu quả, bệnh nhân bị sưng đau, khó chịu nhiều hơn. Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống có tia laser ở đầu, luồn qua tĩnh mạch bị giãn. Tia laser này sẽ bịt kín các thành tĩnh mạch và máu sẽ không chảy qua đó nữa để bác sĩ loại bỏ tĩnh mạch đó.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân nên thực hiện một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, khoa học, hợp lý, áp dụng các biện pháp được đề nghị ở trên để hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra trong tương lai.
Biến chứng nặng nề nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hình thành huyết khối gây tắc trong lòng mạch, diễn biến thành mảng rồi biến đổi sắc tố trên da bị loét, hoại tử vùng da.
Để giúp khách hàng kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã có gói dịch vụ thăm khám trực tuyến tiện lợi giúp nhiều người có khám và chữa trị bệnh một cách tốt nhất, giúp xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch của khách hàng và thuận lợi trong quá trình thăm khám.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng các phương thuốc nam
Bên cạnh, việc sử dụng vớ giãn tĩnh mạch hay uống thuốc, ăn uống điều độ, tập thể thao điều độ thì để kiểm soát tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, các bạn có thể áp dụng một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị.
Bên cạnh, tự mua và sử dụng các bài thuốc trên bạn có thể tiết kiệm thời gian của mình mà vẫn đạt được mong muốn sử dụng thuốc nam trị bệnh hiệu quả bằng tham gia dịch vụ khám bệnh trực tuyến của nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường. Với sự nghiệp hành y lâu năm, nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã có những bài thuốc bí truyền và trị hiệu quả các chứng bệnh của suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, việc thăm khám bằng hình thức trực tuyến còn giúp khách hàng có thể giảm thiểu đi nhiều chi phí phụ khác và còn thuận tiện cho công việc của khách hàng.
Khi có triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch thì nên khám ở đâu?
Hiện nay bạn có thể khám và chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa hoặc các phòng khám chuyên về tĩnh mạch. Tại đây các bác sĩ sẽ khám và đưa ra những phương pháp phù hợp với từng tình trạng của bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân.
Đồng thời, bạn thăm khám bệnh suy giãn tĩnh mạch tại phòng khám có các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu về bệnh tĩnh mạch tại Việt Nam như “Nhà Thuốc Gia Truyền Thọ Xuân Đường” với dịch vụ thăm khám trực tuyến phù hợp với lịch trình công việc bận rộn của khách hàng. Ngoài ra, còn giúp khách hàng giảm đi nhiều chi phí phụ khác trong quá trình thăm khám, giúp dịch vụ thăm khám của khách hàng có thể được hiểu quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được đến bạn đọc những thông tin cần thiết và bổ ích nhất!
BS. Hoa Nguyễn
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282