Rối loạn lo âu là gì?

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, công việc và cuộc sống thường ngày hối hả, xô bồ khiến con người mệt mỏi, áp lực. Rối loạn lo âu đang trở nên phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Những người mắc chứng bệnh này thường xuyên lo lắng, sợ hãi quá mức mà không rõ lý do.
Cùng Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ.
Có sự khác biệt giữa lo âu thông thường trong đời sống và lo âu bệnh lý. Sự khác biệt này có thể dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài,...:
  • Lo âu được xem là bình thường khi xảy ra một sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu và cảm giác này mất đi khi sự việc đó đã được giải quyết.
  • Rối loạn lo âu (hay lo âu bệnh lý)  là những lo âu mà không xuất phát từ nguyên nhân rõ rệt hoặc người bệnh biểu hiện quá mức, các triệu chứng thường nặng và gây nhiều khó chịu, kéo dài căng thẳng, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Các rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu rất đa dạng, sau đây là một số loại rối loạn lo âu thường gặp:
  • Rối loạn lo âu lan tỏa - GAD: Hay còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể đây là loại rối loạn phổ biến là sự lo lắng, lo âu quá mức nhiều sự kiện, hoạt động. Sự lo âu là khó kiểm soát, kết hợp các triệu chứng cơ thể như căng thẳng vô cớ, bực tức, khó ngủ, bứt rứt, gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và học tập trong đời sống của họ 
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - OCD: Người mắc rối loạn thường có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại tới mức không thể kiểm soát. Các hành vi này của mỗi người không giống nhau có thể là hành vi rửa tay liên tục, lau dọn, sắp xếp đồ đạc liên tục vì sợ vi khuẩn, hay sắp xếp theo quy luật… Các ám ảnh, cưỡng chế chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động xã hội và nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ của người bệnh. Các ám ảnh hay gặp là ý nghĩ lặp đi lặp lại về việc bị lây bệnh, nghi ngờ điều gì đó, nhu cầu sắp xếp đồ đạc theo thứ tự… Cưỡng chế là các hành vi lặp đi lặp lại (rửa tay, sắp xếp, kiểm tra…). Trong hầu hết trường hợp, người bệnh cảm thấy bó buộc thực hiện hành vi cưỡng chế để giảm sự đau khổ đi kèm ám ảnh. Ví dụ, người ám ảnh bị lây bệnh rửa tay liên tục để giảm đi ám ảnh đó. Do cả ám ảnh và hành vi cưỡng chế gây mất tập trung, nên rối loạn làm giảm hiệu quả công việc của người bệnh, hoặc họ tránh né các hoạt động, sự kiện dễ làm họ cảm thấy lo âu, ám ảnh. Sự tránh né này làm hạn chế các hoạt động đời sống, mối quan hệ của họ.
  • Rối loạn hoảng loạn: Đặc trưng của tình trạng này là những cơn hoảng sợ, tâm lý người bệnh bị cảm giác sợ hãi cực độ chi phối. Cơn hoảng sợ thường diễn ra khá ngắn và bất ngờ, gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể như đau tim, khó thở, đau ngực… Người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi dễ khiến họ có cơn hoảng sợ xảy ra. Trong một số trường hợp, nỗi sợ lấn át người bệnh, khiến họ cố thủ trong nhà, hạn chế giao tiếp. Bệnh này đặc trưng bởi cơn lo âu dữ dội (hoảng loạn) tái diễn nhưng không giới hạn vào bất kỳ tình huống hoặc hoàn cảnh đặc biệt nào. Các triệu chứng ở mối người bệnh là khác nhau, nhưng thường khởi đầu với nhịp tim nhanh, đau ngực, nghẹt thở, choáng váng… Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện khác như sợ chết, sợ phát điên… Các cơn hoảng loạn thường kéo dài trong vài phút hoặc lâu hơn.
  • Nỗi ám ảnh xã hội (hay Rối loạn lo âu xã hội): Là một rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Lo sợ và lo âu ở những người có ám ảnh sợ xã hội thường tập trung vào việc bị xấu hổ hoặc bị bẽ mặt trước đám đông nếu họ không đáp ứng được mong đợi. Ví dụ như sợ nói trước đám đông, sợ người lạ, sợ ánh đèn sân khấu, sợ gặp gỡ người lạ, …

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức, xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra. Các triệu chứng cụ thể của bạn phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu bạn có. Các triệu chứng thường gặp là:
  • Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh.
  • Không thể giữ bình tĩnh và đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được.
  • Giảm khả năng tập trung: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ.
  • Sợ hãi không rõ nguyên nhân: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi.
  • Hồi hộp trống ngực, tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.
  • Choáng váng, đau đầu kéo dài, buồn nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số người bệnh có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, trong khi đó, số khác lại bị sụt cân.
  • Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ. Tình trạng này để lâu cũng tác động lại đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến tâm lý không ổn định.
  • Nghi ngờ bản thân: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.

Nguyên nhân của rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ nguyên nhân, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh:
  • Do tâm lý: Tính cách dễ bị lo lắng hoặc sang chấn tâm lý từ nhỏ.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng.
  • Do môi trường, xã hội: Căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình,...
  • Do yếu tố về thần kinh.

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Điều trị hiệu quả nhất của rối loạn lo âu là điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù là điều trị với thuốc hay tâm lý.
  • Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó bệnh nhân tháo gỡ được những khó khăn trong suy nghĩ và tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.
  • Dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. Bệnh nhân cần được thăm khám, để bác sĩ có thể xác định loại thuốc nào là phù hợp với bạn, và cần tái khám đều đặn để điều chỉnh liều lượng và loại thuốc phù hợp với tình hình thực tế của bạn.
  • Dành thời gian thư giãn cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy tốt cho tâm trạng, thoải mái, dễ chịu.
  • Tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…): Tùy vào sức khỏe của bạn mà chọn hoạt động phù hợp. Hoạt động thể dục rất cần thiết, và hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu.

Một số cách giảm lo âu

  • Luôn vận động: Thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Thể dục thường xuyên có tác dụng như dùng thuốc để giảm bớt lo lắng căng thẳng. Nó không chỉ có tác dụng giảm lo lắng tức thời mà còn có thể giúp chúng ta cảm thấy giảm bớt lo lắng trong nhiều giờ sau khi làm việc.
  • Không uống rượu: Rượu có tác dụng an thần, uống rượu lúc căng thẳng có thể làm bạn bĩnh tĩnh, tuy nhiên sau đó sự lo lắng có thể quay trở lại.
  • Không hút thuốc: Những người hút thuốc thường có xu hướng hút thuốc trong thời gian căng thẳng. Tuy nhiên, giống như uống rượu, hút thuốc lá khi bạn bị căng thẳng chỉ là cách khắc phục nhanh, tạm thời. Nhưng sau đó, nó có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng theo thời gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn bắt đầu hút thuốc càng sớm trong đời, nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu càng cao
  • Hạn chế cafein: Caffeine có thể gây căng thẳng và hốt hoảng, điều này không tốt nếu bạn lo lắng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu. Nó cũng có thể gây ra các hoảng loạn ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ. 
  • Ngủ đủ giấc: Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến của sự lo lắng, chỉ ngủ vào ban đêm khi bạn mệt mỏi, không đọc hay xem tivi trên giường, không sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính trên giường, tránh chất caffeine, bữa ăn lớn và nicotine trước khi đi ngủ, không xoay người trên giường, nếu bạn không ngủ được hãy thức dậy và đi đến một phòng khác cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ, đi ngủ đúng giờ mỗi đêm.
  • Thiền: Mục tiêu chính của thiền là loại bỏ những suy nghĩ hỗn loạn khỏi tâm trí và thay thế chúng bằng cảm giác bình tĩnh và chánh niệm tại thời điểm hiện tại. Thiền được biết đến để giảm căng thẳng và lo lắng.
BS. Mỹ Linh (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới