Phòng chống sốc nhiệt mùa nắng nóng

Sốc nhiệt, say nắng (các bệnh do nhiệt) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc do hoạt động gắng sức, điều này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong mùa nắng nóng này, chúng ta cần có những biện pháp phòng chống và xử lý sốc nhiệt. Một số phương pháp tự nhiên dưới đây có thể hữu ích.

Bệnh do nhiệt

Bệnh do nhiệt bao gồm một số rối loạn ở mức độ nghiêm trọng từ chuột rút cơ bắp và kiệt sức vì nóng đến say nắng (có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng). Số người tử vong do nhiệt ở các quốc gia ngày càng gia tăng và dự kiến sẽ tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ tới khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.
Bệnh nhân bị kiệt sức do nhiệt dễ dàng bị mất sức và khó duy trì chức năng thần kinh bình thường. Trong cơn say nắng, các cơ chế bù nhiệt cho quá trình tản nhiệt bị lỗi và chức năng thần kinh trung ương bị suy giảm. Cần nghĩ đến say nắng ở tất cả các bệnh nhân bị tăng thân nhiệt và thay đổi trạng thái tâm thần.
Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.
Cơ thể nhận nhiệt đến từ:
  • Môi trường.
  • Sự trao đổi chất.
Lượng nhiệt tỏa ra xảy ra thông qua da qua các cơ chế sau:
  • Bức xạ: Truyền nhiệt cơ thể trực tiếp vào môi trường làm mát bằng bức xạ hồng ngoại, quá trình không cần chuyển động không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp.
  • Bốc hơi: Làm mát bằng cách bốc hơi nước (ví dụ như mồ hôi).
  • Đối lưu: Chuyển nhiệt đến không khí mát (hoặc chất lỏng) thông qua vùng da tiếp xúc.
  • Truyền dẫn: Truyền nhiệt từ bề mặt ấm lên bề mặt mát hơn nhờ tiếp xúc trực tiếp.
Sự đóng góp của mỗi cơ chế này khác nhau phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, bức xạ cung cấp 65% cơ chế làm mát. Sự bốc hơi thông thường cung cấp 30% cơ chế làm mát, thoát hơi nước và sản xuất nước tiểu và phân cung cấp khoảng 5% cơ chế làm mát của cơ thể.
Khi nhiệt độ môi trường > 35°C, tình trạng bay hơi gần như chiếm toàn bộ lượng nhiệt tỏa ra. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổ mồ hôi bị giới hạn bởi diện tích bề mặt cơ thể và độ ẩm xung quanh. Khi độ ẩm > 75%, nhiệt mất đi do bay hơi giảm rõ rệt. Nếu cả nhiệt độ và độ ẩm môi trường đều cao thì nguy cơ mắc bệnh do nhiệt tăng lên rõ rệt.
Cơ thể có thể bù đắp cho những thay đổi lớn về nạp nhiệt, nhưng việc tiếp xúc với nhiệt kéo dài hoặc quá nhiều vượt quá khả năng tản nhiệt sẽ làm tăng nhiệt độ trung tâm. Tăng nhiệt độ trung tâm vừa phải, thoáng qua có thể chấp nhận được, nhưng tăng nhiệt độ nghiêm trọng (thường là > 41°C) có thể dẫn đến thoái hóa protein và giải phóng các cytokine gây viêm. Kết quả là rối loạn chức năng tế bào có thể xảy ra và một đợt viêm có thể được kích hoạt, dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan tương tự như sau sốc kéo dài.
Các cơ chế bù trừ bao gồm phản ứng ở giai đoạn cấp tính giúp điều hòa phản ứng viêm (bằng cách kích thích sản xuất protein làm giảm sản sinh các gốc tự do và ức chế giải phóng các enzym phân giải protein). Ngoài ra, tăng nhiệt độ trung tâm kích hoạt biểu hiện của protein sốc nhiệt. Khi nhiệt độ tăng quá cao hoặc kéo dài, các cơ chế bù trừ bị quá tải, cho phép xảy ra hội chứng viêm và rối loạn chức năng đa cơ quan.
Nhiệt lượng được điều chỉnh bởi sự thay đổi lưu lượng máu qua da và sản xuất mồ hôi. Dòng máu qua da từ 200 - 250 mL/phút ở nhiệt độ bình thường nhưng tăng lên 7 - 8 L/phút với áp lực nhiệt cao (và tạo điều kiện mất nhiệt do các phương pháp đối lưu, dẫn nhiệt, truyền nhiệt và bay hơi). Ngoài ra, stress nhiệt làm tăng tiết mồ hôi từ không đáng kể đến > 2 L/giờ, có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước và điện giải nặng. 

Nguyên nhân gây bệnh do nhiệt

Rối loạn nhiệt là do kết hợp tăng nhiệt lượng vào và giảm sản lượng thải ra. Nhiệt lượng vào quá mức thường là kết quả của sự gắng sức, nhiệt độ môi trường cao, hoặc cả hai. Rối loạn do bệnh và sử dụng thuốc kích thích có thể làm tăng sản xuất nhiệt.
Làm mát kém có thể là kết quả của béo phì, độ ẩm cao, nhiệt độ môi trường cao, mặc quần áo dày và bất cứ điều gì làm tổn thương cơ chế đổ mồ hôi hoặc bay hơi mồ hôi.
Bệnh do nhiệt bị trầm trọng hơn bởi những điều sau đây:
  • Không có khả năng chịu được việc nhu cầu tim mạch tăng lên (ví dụ, do lão hóa, suy tim, bệnh thận mãn tính, rối loạn hô hấp, suy gan).
  • Mất nước.
  • Rối loạn điện giải.
Người cao tuổi và trẻ em có nguy cơ cao với bệnh do nhiệt. Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn vì họ thường dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ, có tỷ lệ mất nước và suy tim cao hơn, đồng thời bị mất protein do sốc nhiệt do tuổi tác. Trẻ em có nguy cơ cao do tỷ lệ bề mặt da cơ thể - khối lượng lớn hơn, và tốc độ sản xuất mồ hôi chậm. Trẻ em chậm hơn để thích nghi với khí hậu và ít đáp ứng cảm giác khát. Cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ có thể có khó khăn chủ động rời khỏi môi trường nóng.

Phòng chống bệnh do nhiệt

Nên thực hiện các biện pháp sau để giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt:
  • Trong thời tiết nóng quá, người cao tuổi và trẻ em không nên ở trong các khu nhà không thoáng khí mà không có hệ thống làm mát.
  • Trẻ em và người cao tuổi không nên ở lại trong xe ô tô khi nắng nóng.
  • Nếu có thể, hãy tránh những hoạt động gắng sức trong một môi trường rất nóng hoặc không gian không đủ thoáng khí, và không nên mặc quần áo cách nhiệt kém.
  • Kiểm tra cân nặng sau khi tập thể dục hoặc làm việc nặng để theo dõi lượng nước mất; những người bị mất từ 2 - 3% trọng lượng cơ thể nên được nhắc nhở uống nhiều chất lỏng và hồi phục 1kg trọng lượng trước khi bắt đầu tập luyện ngày hôm sau. Nếu lượng nước mất > 4% trọng lượng cơ thể, hoạt động nên được giới hạn trong 1 ngày.
  • Nếu không thể tránh khỏi việc gắng sức trong môi trường nóng, cần bổ sung nước bằng cách uống thường xuyên, và việc bốc hơi nước phải được tạo điều kiện bằng cách mặc quần áo thoáng mát hoặc sử dụng quạt trong quá trình làm việc.

Hydrat hóa

Duy trì đủ lượng chất lỏng và natri giúp ngăn ngừa các bệnh do nhiệt gây ra. Vì vậy, nên bổ sung nước dù có khát hay không. Bởi vì sự hấp thụ nước tối đa trong ruột là khoảng 20 mL/phút (1200 mL/giờ – thấp hơn tốc độ mồ hôi ra lớn nhất 2000 mL/giờ), việc gắng sức kéo dài gây ra mất mồ hôi rất cao đòi hỏi thời gian nghỉ ngơi làm giảm tỷ lệ mồ hôi và cho phép thời gian để bù nước.
Chất lỏng hydrat hóa tốt nhất để sử dụng phụ thuộc vào lượng nước và chất điện giải dự kiến, phụ thuộc vào thời gian và mức độ gắng sức cùng với các yếu tố môi trường và liệu người đó có thích nghi được không. Để sự hấp thụ dịch tối đa, đồ uống có chứa carbohydrate có thể làm tăng lượng hấp thu chất lỏng hơn 30 % so với nước đơn thuần. Nước giải khát chứa 6 hoặc 7% carbohydrate được hấp thu nhanh nhất. Nên tránh nồng độ carbohydrate cao vì chúng có thể gây co thắt dạ dày và trì hoãn việc hấp thu. Tuy nhiên, đối với hầu hết các tình huống và hoạt động, nước suối là phù hợp để hydrat hóa để tránh mất nước. Hạ natri máu đáng kể đã xảy ra ở những vận động viên luyện tập kéo dài, những người uống nước nguyên chất thường xuyên trước, trong và sau khi tập thể dục mà không bổ sung thêm natri.
Người hoạt động cường độ cao hoặc những người đổ mồ hôi nhiều có thể mất ≥20g natri/ngày, làm chuột rút dễ xảy ra hơn; họ cần phải thay thế sự mất mát natri bằng thức uống và thức ăn. 

Sự thích nghi khí hậu

Việc gia tăng dần dần mức độ và số lượng công việc được thực hiện trong nhiệt độ nóng cuối cùng dẫn đến việc làm quen với khí hậu, cho phép mọi người làm việc an toàn ở nhiệt độ mà trước đây không thể chấp nhận hoặc đe doạ đến tính mạng. Để đạt được lợi ích tối đa, thói quen khí hậu thường đòi hỏi phải mất 8 - 11 ngày trong môi trường nóng với một số bài tập hàng ngày (từ 1 - 2 giờ/ngày với cường độ gia tăng từng ngày). Làm quen với khí hậu làm tăng đáng kể lượng mồ hôi tạo ra ở một mức độ gắng sức nhất định và giảm rõ rệt lượng chất điện giải của mồ hôi và nguy cơ bị bệnh do nhiệt. Những người không thích nghi với cơ thể dễ bị chuột rút do nhiệt hoặc các bệnh nhiệt khác khi gắng sức kéo dài và có thể cần phải tăng lượng natri của họ.

Điều chỉnh mức độ hoạt động

Khi có thể, mọi người nên điều chỉnh mức độ hoạt động dựa trên môi trường và bất kỳ thiết bị làm giảm tổn thương do nóng. Thời gian làm việc nên rút ngắn và thời gian nghỉ ngơi tăng lên khi:
  • Nhiệt độ tăng.
  • Độ ẩm tăng.
  • Khối lượng công việc nặng hơn.
  • Mặt trời chiếu sáng mạnh hơn.
  • Không có gió.
  • Khi mặc quần áo bảo vệ hoặc trang bị bảo hộ.

Xử trí khi bị các bệnh do nhiệt

Các bệnh do nhiệt nếu không điều trị cấp cứu kịp thời có thể gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Nếu điều trị càng muộn thì tổn thương càng nặng, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong.

Kiệt sức do nhiệt

Nếu ai đó bị kiệt sức do nhiệt cần phải ngừng tất cả các gắng sức và đưa bệnh nhân đến một môi trường mát mẻ, để bệnh nhân nằm trên nền phẳng, và cố gắng bù nước uống với điện giải 0,1% sodium chloride. Bệnh nhân nên uống khoảng 1 L/giờ. Nếu bệnh nhân nôn hoặc buồn nôn không thể bù nước và điện giải đường uống, chỉ định dung dịch truyền tĩnh mạch và chất thay thế điện giải, có thể sử dụng dung dịch muối 0,9%. Ngoài ra, nếu các triệu chứng không giải quyết được sau 30 - 60 phút bù nước uống, bệnh nhân nên được đưa đến khoa cấp cứu để thực hiện bù dịch đường tĩnh mạch. Tỷ lệ và lượng nước bù đường tĩnh mạch được hướng dẫn dựa theo tuổi tác, các bệnh phối hợp và đáp ứng lâm sàng. Bù từ 1 - 2 L với tốc độ 500 mL/giờ thường là đủ. Bệnh nhân người cao tuổi và bệnh nhân bệnh tim mạch có thể cần bù dịch ít hơn. Các biện pháp làm mát bên ngoài thường không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân kiệt sức vì nóng có thân nhiệt ≥ 40°C, có thể thực hiện các biện pháp để giảm nhiệt độ.

Sốc nhiệt/ say nắng

Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt kèm theo phản ứng viêm toàn thân gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng bao gồm nhiệt độ 40°C và thay đổi trạng thái tinh thần; có thể không có hoặc có mồ hôi. 
Sốc nhiệt xảy ra khi các cơ chế bù trừ để giải nhiệt thất bại và nhiệt độ trung tâm tăng đáng kể. Các cytokines viêm được kích hoạt và có thể gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể. Rối loạn chức năng cơ quan có thể xảy ra ở hệ thần kinh trung ương, cơ xương, gan, thận, phổi và tim. Tăng kali máu và hạ đường huyết có thể xảy ra. Các yếu tố đông máu được kích hoạt, đôi khi gây ra đông máu rải rác nội mạch.
Điều trị say nắng:
  • Làm mát tích cực.
  • Chăm sóc hỗ trợ tích cực.

Các kỹ thuật làm mát chính là:

  • Ngâm nước lạnh.
  • Làm mát bằng bay hơi.
Ngâm nước lạnh làm thấp nhất tỷ lệ bệnh tật và tử vong và là sự lựa chọn hàng đầu khi có sẵn. Những thùng làm lạnh lớn thường được sử dụng trong các hoạt động ngoài trời như luyện tập bóng đá và các cuộc đua độ bền. Ngâm nước có thể được sử dụng ở khoa cấp cứu nếu có sẵn các thiết bị phù hợp và bệnh nhân ổn định. Tốc độ mất nhiệt trong quá trình làm mát có thể giảm do co mạch và rùng mình; run có thể giảm bằng cách cho một loại thuốc benzodiazepine.
Làm mát bằng bay hơi cũng rất hiệu quả và có tác dụng tốt nhất nếu bệnh nhân có tuần hoàn ngoại vi đầy đủ (đòi hỏi cung lượng tim đầy đủ). Làm mát bằng bay hơi có thể được thực hiện nhanh chóng bằng cách phun nước ấm lên bệnh nhân và sử dụng quạt công nghiệp lớn. Việc sử dụng nước ấm hoặc hơi ấm sẽ tối đa hóa chênh lệch áp suất hơi từ da đến không khí và giảm thiểu tình trạng co mạch và run. Với kỹ thuật này, hầu hết bệnh nhân say nóng có thể được hạ nhiệt trong thời gian < 60 phút. Ngoài ra, túi đá lạnh hoặc hóa chất lạnh có thể được áp vào cổ, nách, và háng hoặc các bề mặt da không có lông nơi có hệ thống mạch dưới da dày đặc để tăng cường làm mát.
Nên dừng các biện pháp làm mát khi nhiệt độ đạt khoảng 39°C để tránh làm mát quá mức và gây hạ thân nhiệt do điều trị.
Các biện pháp hồi sức cần thiết nên được tiến hành trong khi thực hiện làm mát. Giải quyết tình trạng ức chế thần kinh cơ bằng đặt nội khí quản và thở máy có thể cần thiết để kiểm soát run và ngăn ngừa hít sặc ở những bệnh nhân vô tri giác. Bổ sung oxy bởi vì say nóng làm tăng nhu cầu chuyển hóa. Bù nước theo đường tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý 0,9% cần phải được bắt đầu với 1 - 2 L nước muối sinh lý 0,9% đã được làm lạnh để giúp giảm nhiệt độ trung tâm. 
Bệnh nhân cần phải được đưa vào khoa hồi sức tích cực và theo dõi rối loạn chức năng đa cơ quan, đông máu rải rác trong lòng mạch và globin cơ niệu kịch phát. Có thể cần phải lọc máu. Thuốc hạ sốt không có giá trị và có thể góp phần gây tổn thương gan hoặc thận.

Phòng chống sốc nhiệt mùa nắng nóng bằng y học cổ truyền

Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội luôn luôn tồn tại tác động vào con người nhưng bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tại của con người, đó là sự giảm sút sức đề kháng, còn gọi là chính khí hư làm cơ thể không thích ứng được với ngoại cảnh.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh của y học cổ truyền là ngoại nhân, bao gồm: Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng đến con người qua Lục khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.
Trong đó, “thử” là dương tà hay gây sốt và hiện tượng viêm nhiệt, khát, mạch hồng, ra mồ hôi.
Thử hay đi lên trên, tản ra ngoài (thăng tán) làm mất tân dịch: Gây ra mồ hôi nhiều, mất nước và điện giải có thể gây hôn mê, trụy mạch.
Nhẹ gọi là thương thử, nặng gọi là trúng thử, hay phối hợp với thấp lúc cuối hạ sang thu gây ra các chứng tiêu chảy, lỵ.
  • Thương thử: Sốt về mùa hè, vật vã, khát, mỏi mệt.
  • Trúng thử: Say nắng: Nhẹ thì hoa mắt chóng mặt, nặng thì đột nhiên hôn mê, bất tỉnh nhân sự. Khò khè ra mồ hôi lạnh, chân tay quyết lạnh.
  • Tiêu chảy hay gặp về cuối mùa hè, lỵ, tiêu chảy nhiễm trùng.
Pháp điều trị thử tà là: Thanh nhiệt giải thử (thương thử, trúng thử), ôn tán thử thấp (thấp thử).
Các vị thuốc thanh nhiệt giải thử (dùng cho các trường hợp thương thử, trúng thử):
  • Lá sen (hà diệp): Vị đắng. Tính bình. Quy kinh can, vị. Tác dụng: Thanh nhiệt giải thử, thanh phát tỳ dương. Dùng để chữa sốt mùa hè, say nắng. Liều dùng: 4- 12g/ngày.
  • Dưa hấu (tây qua): Vị ngọt. Tính hàn. Quy kinh tâm, vị. Tác dụng: Thanh nhiệt giải thử, sinh tân, chỉ khát, lợi niệu. Dùng ép nước uống khi bị thương thử, trúng thử nhẹ.
Ngoài bù nước bằng nước ép dưa hấu ra, các loại khác như nước ép lê, cam, dưa chuột, mía… cũng có thể được dùng.
Cháo loãng cũng là một phương pháp bổ sung nước và điện giải tốt. Nấu cháo loãng từ đậu xanh, bạch biển đậu, ý dĩ và một chút gia vị, dùng rất tốt trong những ngày nóng bức, cơ thể mệt mỏi, đầu nặng, mắt hoa, phiền nóng trong ngực.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường
Chủ tịch Tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới