Ngày Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi và vui chơi của hầu hết các gia đình, vì thế cho nên chúng ta thường sẽ phá bỏ các quy tắc ăn uống để chiều theo sở thích cá nhân. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và cách ăn không khoa học là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính.
Theo thống kê gần đây cho thấy 75% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh mạn tính không lây, trong đó là các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa (gout, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid),
ung thư, loãng xương,… chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê ở người trưởng thành cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp tăng gần gấp 2 lần (từ 11,2% năm 1992 lên 20,7% vào năm 2005); tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng gấp 2 lần (từ 3,5% năm 2000 lên 6,6% vào năm 2005); tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp hơn 2 lần (từ 2,7% năm 2002 lên 5,7% vào năm 2012). Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và cách ăn không khoa học là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính không lây này. Ngày tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi và vui chơi của hầu hết các gia đình, vì thế cho nên chúng ta thường sẽ phá bỏ các quy tắc ăn uống để chiều theo sở thích cá nhân. Do vậy, để tránh những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe thì chúng ta cần nhớ những điều sau.
Cân bằng dinh dưỡng
Dinh dưỡng cần được dung nạp theo nhu cầu cơ thể, phù hợp với thể chất từng người chứ không phải ai cũng giống ai. Theo phép dưỡng sinh
đông y, người hàn lương nên dùng đồ ôn nhiệt, người ôn nhiệt nên dùng đồ hàn lương,… để cân bằng lại cơ thể, nếu chúng ta ăn sai cách thì đây sẽ là yếu tố cơ bản phát sinh bệnh tật. Tuy nhiên, làm thế nào để bổ sung các dưỡng chất trên một cách khoa học thì không phải ai cũng biết. Thông thường, chúng ta sẽ ăn theo thói quen và sở thích, chúng ta sẽ lựa chọn đồ cay nóng thay vì các đồ ăn có gia vị vừa đủ, chúng ta lựa chọn các đồ ăn nhanh, chiên rán, nướng thay vì các loại đồ ăn được chế biến lành mạnh, chúng ta chọn uống rượu, bia, nước ngọt thay vì các loại nước khoáng, nước kiềm. Vậy nên những thức ăn mà chúng ta nạp vào cơ thể thường sẽ trái với quy luật sinh học.
Theo nguyên tắc, để xây dựng một bữa ăn đạt tiêu chuẩn cần phải có đầy đủ các nhóm dưỡng chất chính, đó là: nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
Đầu tiên phải kể đến nhóm bột đường: đây là nhóm dưỡng chất chính trong khẩu phần ăn (chiếm đến 60-65%), nguồn dưỡng chất này đến chủ yếu từ các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn…, các loại gạo chưa được xay xát kỹ có chứa nhiều loại vitamin nhóm B nhất là B1 và chất xơ. Việc sử dụng loại gạo này thường xuyên, đặc biệt là gạo lứt, có thể kiểm soát tốt đường huyết của chúng ta.
Nhóm chất béo (chiếm 20-25% trong khẩu phần ăn): chất béo có thể giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K). Có hai nguồn chất béo chính, một là chất béo bão hòa (có nhiều trong các loại mỡ động vật và một số loài thực vật như dầu cọ), hai là chất béo chưa bão hòa (có nhiều trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu hướng dương và một số loài gia cầm, cá - nhóm này rất giàu Omega 3, Omega 6, Omega 9). Loại chất béo bão hòa thường khó hấp thu còn các chất béo chưa bão hòa có trong thực vật lại tốt cho hệ tim mạch, giảm thiểu nguy cơ xơ vữa mạch vành,….Nhưng không phải vì thế mà chúng ta loại bỏ hoàn toàn mỡ động vật ra khỏi khẩu phần ăn.
Nhóm chất đạm (chiếm 10-15% trong khẩu phần ăn): đây là nguồn cung cấp cơ sở vật chất để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng, là thành phần của các loại enzyme và kháng thể. Đạm sẽ có 2 nguồn chủ yếu là đạm thực vật (nấm, các loại đậu đỗ,…) và đạm động vật (thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cá…). Tuy vậy, chúng ta nên ăn hạn chế các loại thịt đỏ vì các loại đạm từ thịt đỏ có nguy cơ làm gia tăng các bệnh tim mạch, gout, ung thư…. Thay vào đó nên ăn tăng các loại đạm từ thực vật hoặc thịt trắng.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng ra, để giữ được một sức khỏe tốt, chúng ta còn cần có một thói quen ăn uống hợp khoa học như: ăn đúng giờ; ăn vừa đủ; ăn những thực phẩm phù hợp với thể chất; nhai kỹ, nuốt chậm; nên giữ tinh thần thư thái trước, trong và sau khi ăn; chuyên chú vào bữa ăn, không nên làm những công việc khác trong bữa ăn.
Những thói quen xấu ngày Tết
Chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng: Vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ năng thực phẩm tăng đột biến. Do phong tục tập quán, quan niệm truyền thống của các nước phương Đông trong đó có Việt Nam cho rằng, cả năm có một ngày Tết, là dịp các thành viên trong gia đình sum họp nên nhất định phải đầy đủ, tươm tất hơn ngày thường. Vì thế, lượng thực phẩm chế biến ra hầu hết sẽ lớn hơn so với khả năng tiêu thụ gây tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng và lãng phí. Ngày tết, như thường lệ các món ăn sẽ được chế biến chủ yếu từ thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt gà, các loại hải sản như giò, chả, nem, thịt kho, thịt nướng, thịt hấp, rán, xào…. Những loại thực phẩm này đều thuộc nhóm chất đạm và chất béo, được xác định rằng có nhiều nguy cơ gây phát sinh và tiến triển các bệnh mạn tính không lây. Hơn nữa, việc đột ngột cung cấp một lượng lớn thực phẩm giàu đạm và chất béo có thể sẽ dẫn đến nguy cơ viêm tụy cấp, đây là mặt bệnh khá thường gặp ở khoa tiêu hóa.
Ăn vặt: giữ thói quen ăn vặt, ăn không đúng bữa, lúc thì ăn quá no, lúc thì để quá đói, ăn quá trễ…, lượng thực phẩm và thời gian nạp thức ăn vào không phù hợp, việc này trước tiên sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, sau đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của hệ tiêu hóa gây rối loạn chức năng dạ dày ruột, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng…
Thói quen ăn nhanh, ăn vội, ăn không tập trung: bình thường nếu không để ý thì chúng ta thấy thói quen này rất bình thường, nhiều người còn nghĩ nó không thể gây hại cho cơ thể. Nhưng không, nếu bạn vẫn giữ thói quen này thì nên sửa ngay vì nếu ăn quá nhanh, nhai không kỹ cơ thể sẽ không kịp tiết nước bọt, thức ăn không được làm nhỏ trước khi nuốt sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu. Hơn nữa, nếu ăn quá nhanh hoặc ăn không tập trung, chúng ta sẽ không cảm nhận được hết mùi vị của các món ăn, từ đó làm giảm cảm giác ngon, giảm sự thèm ăn.
Chế biến lại đồ ăn thừa: đồ ăn thừa vào dịp Tết sẽ là điều khó tránh khỏi ở các gia đình, khi mà lượng đồ ăn chế biến ra quá lớn so với mức tiêu thụ hoặc tâm lý của các gia đình muốn nấu đồ ăn đủ để dùng cho một ngày, vì vậy đồ ăn nấu ra dư thừa sẽ phải đun đi đun lại nhiều lần. Làm như vậy sẽ khiến cho các vitamin và dưỡng chất bị mất đi, thêm vào đó khi đồ ăn được nấu đi nấu lại hoặc chế biến không đúng phương pháp có thể gây biến tính và tạo thành các chất có hại với cơ thể.
Bảo quản đồ ăn đã chế biến: đồ ăn đã qua chế biến nhưng sử dụng không hết, nếu như không biết cách bảo quản đúng thì chính thức ăn có thể là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và làm thay đổi chất lượng đồ ăn. Nếu chúng ta dùng thực phẩm bảo quản không tốt sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm.
Uống ít nước: thường ngày Tết, trong các cuộc liên hoan, tụ họp mọi người sẽ uống rượu bia, nước ngọt có ga nên thường quên uống nước hoặc nghĩ rằng các loại thức uống đó có thể thay thế hoàn toàn cho nước nhưng việc làm đó hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, nước ngọt có ga, rượu, bia… là các chất kích thích với chỉ số oxy hóa cao, ngoài ra chúng còn có những chất tạo màu và hương liệu tổng hợp. Chúng ta đã biết rằng, nếu chỉ số oxy hóa cao sẽ làm tăng các gốc tự do và đây cũng là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh tật. Nếu chúng ta sử dụng chúng thay cho nước khoáng thì đó là thói quen cực kỳ xấu, có hại cho sức khỏe. Thay vào đó, chúng ta nên thay thế các đồ uống đó bằng sinh tố ép từ hoa quả tự nhiên hoặc nước hydrogen ion kiềm, nó sẽ giúp cân bằng lại pH trong cơ thể và chống lại sự oxy hóa, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
BS. Nguyễn Yến (Thọ Xuân Đường)