Mách bạn sử dụng trà thảo dược đúng cách

Trà dưỡng sinh do có ưu điểm là dễ sử dụng, dễ làm, nên nó là phương pháp dưỡng sinh được nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ rất ưa chuộng. Có điều, một số loại trà dưỡng sinh có thành phần là các thảo dược đông y sẽ có công dụng và thiên tính, nếu dùng sai cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Cho nên trước khi uống cần có sự tham khảo của bác sĩ có chuyên môn. Vậy, trà dưỡng sinh nên uống thế nào?
Lời khuyên cho bạn là uống trà dưỡng sinh cần căn cứ vào chứng trạng cụ thể và đặc điểm thể chất tự thân để điều phối. Ví dụ một số loại trà thường dùng như sau.

Câu kỷ cúc hoa trà

Trà Câu kỷ cúc hoa có vị ngọt, dễ chịu, nhập Can kinh, có thể làm sáng mắt. Cúc hoa tính vi hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc. Câu kỷ tử dược tính bình hòa, dưỡng Can, giúp sáng mắt. Hai vị hãm nước có tác dụng thanh lợi đầu mục, khứ hỏa, đối với trường hợp mất ngủ, đau đầu do tăng huyết áp, cảm mạo phong nhiệt sẽ có hiệu quả điều trị nhất định. Có điều do cúc hoa có tính hàn cho nên người có thể trạng hư hàn, dương hư, thấp khí tương đối nặng thì không nên dùng, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc bệnh nhân đang mắc cảm mạo phong hàn cũng không nên dùng.

Mai quý hoa trà

Mai quý hoa trà có khả năng sơ Can lý khí, hoạt huyết chỉ thống, làm đẹp da, dưỡng nhan sắc. Đồng thời đối với người cao huyết áp mà nói cũng có công hiệu không nhỏ. Ngày thường có thể sử dụng nước đun sôi để hãm 3-5 bông hoa Mai quý đã phơi khô, cũng có thể cho thêm đại táo hoặc căn cứ vào thể chất để uống cùng hồng trà hoặc lục trà. Nhưng, hàm lượng acid Tannic (là một dạng đặc biệt của Tanin) trong hoa Mai quý khá nhiều, khi kết hợp với chất đạm trong thức ăn sẽ tạo thành hợp chất khó tiêu hóa, khó hấp thu, dễ dẫn đến tình trạng đại tiện bí kết, cho nên người bị đại tiện bí kết không nên sử dụng loại trà này. Ngoài ra, hoa Mai quý thuộc loại thực vật có tính ôn nhiệt nên đối với người âm hư hỏa vượng hay thực nhiệt mà nói thì không nên uống, uống quá nhiều sẽ làm tổn thương âm dịch, tăng nặng tình trạng âm hư hỏa vượng.

Quế viên hồng táo trà

Hồng táo có tính ôn, vị cam, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, dùng điều trị bổ trợ cho trường hợp Tỳ vị hư nhược, thiếu máu hư hàn, ăn uống kém, mệt mỏi, tân dịch bị tổn thương, hồi hồi trống ngực, mất ngủ. Quế viên (Long nhãn nhục) có tính ôn nhiệt, có tác dụng bổ huyết an thần, kiện não ích trí, bổ dưỡng Tâm Tỳ. Đối với trường hợp người bị mất ngủ, hồi hộp trống ngực, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, thiếu máu… có hiệu quả khá tích cực. Hai vị thuốc này phối hợp với nhau sẽ có tác dụng bồi bổ chính khí, thích hợp dùng cho những người huyết hư, khí hư. Lưu ý, Long nhãn nhục có tính ôn, ăn vào sẽ tăng bồi hỏa khí, nên khuyến cáo khi uống trà thì nên đập nhỏ vỏ Long nhãn nhục rồi hãm nước cùng thì có thể giảm được hỏa khí của Long nhãn nhục. Mặt khác, trà Quế viên hồng táo có hàm lượng đường khá cao, cho nên đối với người đang bị đầy bụng, dư thừa acid dạ dày, tiểu đường, bốc hỏa không nên dùng.

Kim ngân hoa trà

Kim ngân hoa trà tính hàn, vị ngọt có khả năng thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt vì Kim ngân hoa tương đối hàn, ngoài người Can khí tương đối vượng thịnh thường bốc hỏa ra thì những người có thể chất khác cũng không khuyến nghị dùng kéo dài loại trà này. Người bị thống kinh, thể chất hư hàn nên hạn chế hết sức dùng loại trà này. Ngoài ra, những trường hợp đau họng đa phần thuộc hư hỏa, Kim ngân hoa lại dùng để điều trị thực hỏa là chính, trường hợp này nên dùng Cam thảo hãm nước ngậm và uống từng ngụm nhỏ sẽ có tác dụng.

Bạc hà trà

Bạc hà tính mát, vị cay, có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, chủ trị các chứng cảm mạo phong nhiệt, đầu thống, mắt đỏ, cổ họng sưng đau. Bạc hà không khuyến nghị dùng đơn độc, mà nên phối hợp với các vị thuốc khác. Những trường hợp âm hư dương vượng, huyết táo đến người có thể chất hư nhược, ra mồ hôi nhiều thì thường không nên dùng.

Uống trà đúng cách để khỏe mạnh

Uống trà cần chú ý đến thể chất và phương pháp, chỉ có uống trà đúng cách mới phát huy tác dụng bảo tồn sức khỏe. 
  • Uống trà chú ý nhiệt độ nước đừng quá cao. Nhiệt độ của nước pha trà là yếu tố quan trọng, nhiệt độ nên dao động trong khoảng từ 56 đến 60 độ C, đối với sức khỏe sẽ tương đối có lợi. Nhiệt độ nước quá cao làm niêm mạc thực quản dễ bị nhiệt làm tổn thương. Sau những thương tổn kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là những người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá. 
  • Người có thói quen uống trà thì mỗi ngày chỉ nên dùng lượng trà khoảng trên dưới 12 gram, hãm nước 3-4 lần uống trong ngày. 
  • Uống trà phải xét tùy người, tùy thời điểm mà có sự khác nhau. Những loại trà chưa lên men có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu nhưng vì tính lạnh nên những người hay lạnh bụng hoặc viêm dạ dày mãn tính thì không nên dùng. Còn những loại trà bán lên men, trà lên men hoàn toàn và trà ủ sau lên men có tác dụng tiêu thực khứ trệ, nâng cao tinh thần, tính của những loại trà này bình hòa nên đại đa số mọi người đều có thể dùng.
  • Đương nhiên, uống loại trà gì ngoài việc xem thể chất còn cần xem thói quen. Nếu thể chất không quá thích hợp với loại trà nào đó nhưng theo sở thích, thói quen thì có thể dùng một lượng ít cũng được.
  • Cuối cùng, uống trà phải xem xét đến tiết khí. Hai mùa xuân, hạ có thể uống lục trà, trà ô long để thanh nhiệt giải thử. Hai mùa thu, đông có thể uống hồng trà hoặc trà phổ nhĩ, hai loại này có tính ôn nhiệt nên có thể trừ hàn khí.
BS. Nguyễn Yến (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới