Khám bệnh hen nên đến đâu?

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính niêm mạc phế quản, làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Vậy bệnh hen nên khám ở đâu, phương pháp điều trị hen thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 
Hen phế quản là một trong những bệnh lý mạn tính được quan tâm hàng đầu hiện hay do nó đang có xu hướng gia tăng và mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe là tương đối lớn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính đến năm 2025 số người mắc bệnh hen lên đến 400 triệu người. Tỷ lệ mắc bệnh hen tăng nhanh chóng tại nhiều nước từ năm 1980, trung bình cứ 10- 15% trẻ dưới 15 tuổi và 6-8% ở người lớn và con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Hàng năm, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 người trên thế giới tử vong do hen. Nguyên nhân gây tử vong thường do các cơn hen ác tính, cơn hen nặng, hen mạn tính kéo dài gây ra các biến chứng. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen phế quản ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có 29.1% trong số đó được điều trị bằng phương pháp dự phòng hen. Tỷ lệ mắc hen cao nhất là ở nhóm người trên 80 tuổi chiếm 11,9 %. 

Mắc bệnh hen phế quản thì sẽ biểu hiện triệu chứng như thế nào?

Cơn hen khi xuất hiện thường có những diễn biến đặc trưng nhất định và được mô tả theo 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn khởi phát

Khi cơ thể người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như thời tiết, phấn hoa, bụi nhà, vi khuẩn, virus… Cơ thể lúc đó sẽ đáp ứng với các dị nguyên bằng cách tạo ra các phản ứng dị ứng biểu hiện bằng các triệu chứng báo trước như ngứa mũi, bồn chồn, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, ho từng cơn, v.v... nhưng đây chưa hẳn là triệu chứng lúc nào cũng xảy ra.

Giai đoạn lên cơn

Tiếp theo đó, bắt đầu diễn biến cơn khó thở chậm, khó thở thì thở ra, trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân phồng căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi gồ, có thể xuất hiện tím ở đầu tay chân sau đó lan ra khắp toàn thân gây ra bởi tình trạng thiếu oxy, nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Khi nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.

Giai đoạn lui cơn

Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen phế quản giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm, tính chất đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai, nếu không có bội nhiễm thì đa phần là đàm trắng. Lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen phế quản đã hết.
Khi nào cần đi khám bệnh hen phế quản?
Bệnh lý hen phế quản là nếu không được phát hiện và điều trị tích cực thì sẽ gây ra nhiều biến chứng trong đó có các biến chứng cấp tính và mạn tính. Biến chứng cấp tính điển hình như các cơn hen ác tính, hoặc cơn hen thông thường nhưng không được phát hiện và xử trí kịp thời, rất dễ dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng. Biến chứng mạn tính bao gồm bệnh tâm phế mạn, bội nhiễm gây viêm phế quản – phổi, bệnh khí phế thũng…
Bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu triệu chứng bệnh hen phế quản như khó thở từng cơn, thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các dị nguyên hay yếu tố nguy cơ, đặc biệt là người có tiền sử gia đình có người thân đã từng được chẩn đoán mắc bệnh hen phế quản, dị ứng thì đều cần phải thăm khám sớm để phương án điều trị, chăm sóc kịp thời.

Nếu thăm khám bệnh hen thì sẽ cần làm những gì?

Khi thăm khám bằng y học hiện đại, đầu tiên người bệnh sẽ được bác sĩ khai thác một số thông tin cần thiết, như triệu chứng cơ năng khó chịu nhất mà người bệnh đang gặp phải như ho, khó thở, tức ngực; diễn biến bệnh từ khi bắt đầu đến thời điểm hiện tại; quá trình thăm khám và điều trị trước đó, các yếu tố nguy cơ, tiền sử gia đình…. Sau khi hỏi bệnh xong, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng như nhìn, sờ, gõ, nghe để bổ sung thêm các triệu chứng thực thể của người bệnh, giúp định hướng chẩn đoán và đưa ra chỉ định làm các xét nghiệm bổ sung giúp chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản. Để có thể chẩn đoán bệnh hen phế quản, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng và tiền sử, người bệnh còn cần phải làm thêm một số các xét nghiệm khác, như:
  • Đo chức năng thông khí phổi và test giãn phế quản: Đây là phương pháp chẩn đoán có giá trị cao trong việc chẩn đoán xác định, đồng thời có thể chẩn đoán phân biệt hen phế quản với bệnh lý khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
  • Siêu âm tim: Phương pháp thăm dò này sẽ giúp chẩn đoán phân biệt hen phế quản và hen tim.
  • Chụp X-quang tim phổi: Đây là xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản và cần thiết đối với nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh hen, dựa vào hình ảnh trên phim chụp X-quang có thể đưa ra chẩn đoán bổ sung cho bệnh hen phế quản hoặc chẩn đoán phân biệt để loại trừ các bệnh lý khác.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể được làm các xét nghiệm cơ bản khác để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của mình.
Nếu thăm khám bằng y học cổ truyền thì người bệnh sẽ được Thầy thuốc dùng phương pháp tứ chẩn bao gồm: Vọng, văn, vấn, thiết để đưa ra chẩn đoán bát cương và pháp trị phù hợp. 
  • Vọng: Là quan sát sắc diện, hình dáng, thể trạng, quan sát lưỡi…
  • Văn: Nghe giọng nói, ngửi mùi cơ thể…
  • Vấn: Hỏi bệnh sử bao gồm quá trình từ lúc khởi phát đến thời điểm hiện tại và quá trình thăm khám, điều trị trước đó, khai thác các triệu chứng cơ năng khó chịu nhất và triệu chứng kèm theo; hỏi tiền sử bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh lý đã mắc trước đó…
  • Thiết: Bắt mạch, kiểm tra xem có các khối bất thường hay không…
Nói chung, thăm khám bằng y học cổ truyền là phương pháp thăm khám khá nhẹ nhàng, không xâm lấn, không cần nhịn ăn, bệnh nhân chỉ cần phải nghỉ ngơi trước khi thăm khám để mạch tượng được ổn định là có thể thăm khám được. Khi người bệnh đến thăm khám tại nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, ngoài việc được thăm khám bằng phương pháp truyền thống của y học cổ truyền, người bệnh còn được kết hợp thêm các phương tiện chẩn đoán hiện đại khác.

Điều trị hen có những phương pháp nào?

Theo y học hiện đại thì bệnh hen phế quản được coi là bệnh lý mạn tính và các phương pháp điều trị chỉ mang tính chất cắt cơn, giảm triệu chứng. Cụ thể, nếu điều trị thì phác đồ sẽ bao gồm sự kết hợp giữa các nhóm thuốc sau: Kháng viêm nhóm steroid, kháng Leukotriene, đồng vận Beta, liệu pháp miễn dịch, Theophyline, nhằm cắt cơn và giảm triệu chứng tức thời, giúp cho bệnh nhân tái lập lại lưu thông khí phổi.
Theo y học cổ truyền, bệnh hen phế quản hay còn có bệnh danh là háo suyễn, đàm ẩm, bệnh gây ra do các nguyên nhân sau:
  • Ở những người bệnh có bẩm tố phế, thận bất túc (cơ địa dị ứng), bệnh khởi phát do cảm nhiễm ngoại cảm, lục tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), tình chí thất điều, chế độ ăn uống, lao động mệt nhọc quá độ làm rối loạn công năng các tạng phủ mà gây bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có liên quan đến sự rối loạn công năng của ba tạng phủ quan trọng là phế, tỳ, thận làm sự vận hành và phân bố thủy dịch trong cơ thể bị trở ngại, thủy dịch không lưu hành được, ứ đọng lại thành đàm. Cụ thể, thận hư không chủ được thủy, thận dương hư không ôn được tỳ, tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, phế hư không thông điều thủy đạo; do đó sự vận hóa thủy thấp bị rối loạn mà sinh đàm. Biểu hiện trên lâm sàng là: ngực đầy tức, khạc đàm nhiều… 
  • Dựa vào những bệnh cơ trên mà đề ra các pháp trị tùy theo từng giai đoạn và thể bệnh, từ pháp trị sẽ đưa ra phương thuốc, phương huyệt tương ứng.
Y học cổ truyền có 2 phương pháp điều trị chính đó là phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc.
  • Điều trị bằng cách dùng thuốc là sử dụng các vị thuốc từ thực vật, động vật, khoáng vật… phối ngũ với nhau thành một bài thuốc, bài thuốc đó sẽ tương ứng với từng thể bệnh, từng giai đoạn bệnh của bệnh nhân.
  • Điều trị bằng châm cứu, ôn châm tức là sử dụng kim châm cứu đơn thuần hoặc bổ sung cứu ngải gọi là ôn châm, nhằm kích thích vào huyệt vị để huy động năng lực nội sinh, thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể. Hiện nay, phương pháp này đã được cải tiến bằng phương pháp cấy chỉ, giúp hạn chế thời lượng điều trị cho người bệnh và cũng mang lại hiệu quả tương tự như châm cứu. Ngoài ra, còn một số phương pháp điều trị không dùng thuốc khác có thể linh hoạt áp dụng phù hợp tùy theo từng thể và giai đoạn bệnh của bệnh nhân.
Bệnh hen phế quản thường diễn biến mạn tính nên công năng các tạng phủ giảm sút. Nếu như có yếu tố ngoại tà xâm nhập thì thường sẽ khởi phát cơn hen phế quản. Vì vậy, khi điều trị cần chú ý đến tiêu, bản, hoãn, cấp mà xử trí thích hợp. Thông thường, y học cổ truyền sẽ tìm ra gốc bệnh để điều trị, cho nên nếu bệnh được xử lý tận gốc thì bệnh nhân sẽ có cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn. Theo đó, có thể dùng phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để điều trị bệnh, mục đích nhằm giúp điều hòa khí huyết, điều chỉnh công năng tạng phủ để cơ thể đặt được trạng thái cân bằng. Để biết được chính xác bệnh nhân thuộc thể bệnh nào thì cần được thăm khám kỹ lưỡng để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Hiện nay, nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm truyền thừa hơn 400 năm, đã áp dụng phương pháp điều trị bệnh hen phế quản bằng Nam y, Nam dược và đem lại hiệu quả rất tích cực, mở ra hướng điều trị giúp cho bệnh nhân hen phế quản thoát khỏi tình cảnh phụ thuộc thuốc và nỗi lo mỗi khi phát bệnh. 
BS. Nguyễn Yến
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới