Bệnh hen có những triệu chứng gì?

Hen phế quản còn được gọi là bệnh hen, hen suyễn là bệnh lý đường hô hấp với đặc điểm viêm niêm mạc phế quản, tăng phản ứng của phế quản với các tác nhân gây kích thích, dẫn đến co thắt phế quản có thể phục hồi. Bệnh hen có những triệu chứng gì? Khi chúng ta có những biểu hiện nghi ngờ nên khám bệnh hen ở đâu?
 
Hen phế quản là bệnh đường hô hấp liên quan đến cơ địa dị ứng, bệnh thường khởi phát hoặc nặng lên khi gặp các yếu tố dị nguyên như: Khói bụi, phấn hoa, hóa chất, khói thuốc lá, nấm mốc, vi sinh vật, lông động vật, thực phẩm gây dị ứng… 
Các biểu hiện chính của bệnh hen phế quản là khó thở, khạc đờm, ho… Vì vậy, bệnh hen thường bị nhầm lẫn với một số bệnh và chứng bệnh khác như: Viêm phế quản, hen tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khó thở do khối u chèn ép, suy tim, viêm phổi, viêm nhiễm đường hô hấp trên… Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh hen phế quản có những đặc trưng riêng, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh thông qua hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp cận lâm sàng.

Chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản

Khi khám bệnh hen phế quản, bác sĩ cần phải khai thác triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán xác định.

Triệu chứng lâm sàng

Cơn hen: Trước khi xảy ra cơn hen thường có các biểu hiện (tiền triệu): Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngứa mắt, buồn ngủ… Khi bắt đầu lên cơn hen bệnh nhân cảm thấy khó thở thì thở ra, khó thở tăng dần lên, mệt mỏi vật vã, ra nhiều mồ hôi, khó nói, cơn khó thở kéo dài từ 5 – 15 phút hoặc thậm chí lâu hơn. Khó thở giảm dần và kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm nhiều (đặc điểm: Đờm trong, quánh, dính).
Đặc điểm tiếng thở: Tiếng thở rít, âm sắc cao khi thở ra. Nghe phổi trong cơn hen có tiếng rale rít, ngoài cơn có thể bình thường.
Tiền sử bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau: Ho nhiều về đêm, khó thở tái phát, thở rít tái phát, nặng tức ngực nhiều lần.
Cơn hen về đêm: Các triệu chứng hay xảy ra hoặc nặng hơn về đêm, khiến cho người bệnh phải thức giấc.
Yếu tố làm tăng nguy cơ: Các triệu chứng của bệnh hen thường xảy ra hoặc nặng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố như: Gắng sức, vi sinh vật, bụi nhà, phấn hoa, khói, thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc mạnh, sử dụng một số thuốc và hóa chất…

Triệu chứng cận lâm sàng

Đo chức năng thông khí bằng phế dung kế: 
  • Hội chứng tắc nghẽn phế quản phục hồi được với thuốc giãn phế quản (test phục hồi phế quản: FEV1/VC > 70%).
  • Đối với các trường hợp chức năng thông khí bình thường: Tăng kích thích phế quản với nghiệm pháp kích thích phế quản bằng Methacholin.
Rối loạn tắc nghẽn phế quản có thể hồi phục và sự biến đổi lưu thông khí đo bằng lưu lượng đỉnh, biểu hiện bằng một trong các trường hợp sau:
  • Lưu lượng đỉnh (LLĐ) tăng hơn 15%, 15 – 20 phút sau khi được hít thuốc cường β2 tác dụng ngắn.
  • Lưu lượng đỉnh (LLĐ) thay đổi hơn 20% giữa các lần đo buổi sáng và chiều (cách nhau 12 giờ) ở bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản (hoặc hơn 10% khi bệnh nhân không dùng thuốc giãn phế quản).
  • Lưu lượng đỉnh (LLĐ) giảm hơn 10% sau 6 phút đi bộ hoặc gắng sức.
Xét nghiệm tìm dị nguyên, định lượng IgE toàn phần, IgE đặc hiệu.

Các dấu hiệu cơn hen phế quản nặng và nguy kịch

Cơn hen nặng có các dấu hiệu như sau:
  • Khó thở liên tục;
  • Nói câu ngắn, ho khó khăn;
  • Tinh thần kích thích;
  • Vã mồ hôi;
  • Môi và đầu chi tím tái;
  • Co kéo các cơ hô hấp như cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn;
  • Thở nhanh >20 chu kỳ/phút.
  • Lưu lượng đỉnh (LLĐ) <60% trị số lý thuyết.
Cơn hen nguy kịch có các dấu hiệu như sau:
  • Khó thở khi nghỉ ngơi, người bệnh cúi về phía trước, nói từng chữ một. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi bỏ bú.
  • Tri giác kém, đờ đẫn, lẫn lộn.
  • Thở chậm hoặc rất nhanh (> 30 chu kỳ/phút).
  • Nghe phổi thấy rale rít giảm hoặc mất.
  • Mạch nhanh >120 lần/phút (trẻ sơ sinh >160 lần/phút), huyết áp tụt.
  • Lưu lượng đỉnh (LLĐ) < 60% trị giá lý thuyết, ngay cả sau khi điều trị ban đầu.
  • Đáp ứng chậm với các thuốc giãn phế quản và duy trì tác dụng < 3 giờ.
  • Không cải thiện tình trạng khó thở trong 2 – 6 giờ sau khi điều trị bằng corticoid toàn thân.
  • PaCO2 > 50mmHg.

Bệnh hen phế quản theo y học cổ truyền

Bệnh hen thuộc các chứng “háo suyễn”, “đàm ẩm” trong y học cổ truyền. Bệnh xảy ra mãn tính và hay tái phát, lúc lên cơn hen thường là thực chứng và ngoài cơn thường là hư chứng.
Người bệnh có bẩm tố phế, thận bất túc (cơ địa dị ứng), bệnh khởi phát bởi ngoại cảm lục tà (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), tình chí thất điều, ẩm thực, lao quyện quá độ khiến cho thay đổi công năng các tạng phủ mà gây bệnh. 
Bệnh hen liên quan đến rối loạn công năng hoạt động chủ yếu của các tạng phế và thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng; thận chủ nạp khí) gây ra các biểu hiện khó thở thì thở ra, tức ngực, ho… 
Ngoài ra, bệnh hen phế quản còn có liên quan đến đàm (sản vật bệnh lý). Thận hư không chủ được thủy, thận dương hư không ôn được tỳ, tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, phế hư không thông điều thủy đạo làm cho sự vận hóa thủy thấp bị rối loạn mà sinh đàm. Biểu hiện trên lâm sàng là: Ngực đầy tức, đàm nhiều… 
Hen phế quản thường diễn biến mạn tính, công năng các tạng phủ giảm sút (hư chứng), khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen suyễn (thực chứng). Vì vậy, khi điều trị cần chú ý đến tiêu (ngọn), bản (gốc), hoãn, cấp mà có pháp phương thích hợp.
Y học cổ truyền chia cơn hen thành hen hàn và hen nhiệt và thường điều trị bệnh hen khi hết cơn. Khi hết cơn hen, trước mắt bệnh nhân qua được sự nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn không thể hết hoàn toàn bởi công năng tạng phủ vẫn bị tổn thương và cần điều trị tận gốc để tránh tái phát cơn hen và phòng các biến chứng nguy hiểm. Các tạng bị tổn thương trong bệnh hen phế quản là phế, tỳ, thận. Vì vậy, để điều trị căn bản hiệu quả, cần khám tỉ mỉ để chẩn đoán đúng thể bệnh.

Phế hư

Hen phế quản thể phế hư hay gặp ở những người mắc bệnh lâu ngày, kèm theo giãn phế nang, giảm chức năng hô hấp, giai đoạn đầu của tâm phế mạn.
Phế khí hư: Sợ lạnh, tự hãn (tự ra mồ hôi), ho, đoản hơn (thở ngắn gấp), đàm nhiều và loãng, ngại nói, tiếng nói nhỏ, sắc mặt trắng, dễ bị cảm lạnh, khi gặp lạnh dễ lên cơn khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn vô lực.
Phế âm hư: Ho, thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, họng miệng khô, sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Bổ phế cố biểu (bổ phế khí hoặc phế âm tùy trường hợp cụ thể), ích khí định suyễn. 

Tỳ hư

Ho, đờm nhiều, sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi, tứ chi vô lực, ăn uống kém, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng nát, phù thũng, lưỡi nhạt, rêu trắng nhớt, mạch hoãn tế vô lực.
Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí.

Thận hư

Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp (gắng sức càng khó thở hơn), hồi hộp, đàm có lẫn bọt, đau mỏi lưng gối, sợ lạnh, nước tiểu trong và nhiều, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực.
Thận âm hư: Hơi thở ngắn gấp (gắng sức càng khó thở), hồi hộp, đàm có bọt, đau mỏi lưng gối, chóng mặt, ù tai, họng miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch tế sác.
Pháp điều trị: Ôn thận nạp khí (thận dương hư), tư âm bổ thận (thận âm hư).
Thế mạnh của y học cổ truyền là điều trị tận gốc bệnh hen phế quản, điều trị giai đoạn ngoài cơn hen. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà có các bài thuốc và phương huyệt châm cứu hoặc cấy chỉ thích hợp. Khi lên cơn hen phế quản (cấp) cần phải kết hợp với các phương pháp cấp cứu hiện đại để tăng khả năng thông khí cho người bệnh, nhanh chóng giúp người bệnh qua cơn nguy kịch như: Nằm cao đầu, hút đờm dãi, đặt nội khí quản khi có suy hô hấp, liệu pháp oxy, dùng thuốc giãn phế quản (khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch chậm), bù nước và điện giải.

Bệnh nhân nên khám bệnh hen ở đâu?

Hen phế quản là bệnh mãn tính, nhưng khi có cơn hen mà không được xử trí giúp thông khí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh diễn biến lâu ngày không được điều trị hoặc điều trị đúng cách sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đối phó với bệnh hen, cần phải:
  • Bệnh nhân và người nhà nên tìm hiểu về bệnh hen phế quản để biết được sự nguy hiểm và những nguy cơ có thể mắc phải.
  • Khi xuất hiện những triệu chứng hô hấp (ho, khó thở, nhiều đờm) cần phải đi khám để chẩn đoán xác định bệnh. Hầu hết khoa nội, khoa hô hấp ở các bệnh viện đều có thể khám bệnh hen. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám ban đầu và xử trí các tình huống nguy cấp nếu có.
  • Điều trị toàn diện: Dự phòng cơn hen, cắt cơn hen, điều trị căn bản. Cần phối hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để bệnh nhân được an toàn và ổn định bệnh lâu dài.
  • Phòng bệnh, chăm sóc bằng cách thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, luyện thở, tập thể lực phù hợp. Tuân theo hướng dẫn và tư vấn của thầy thuốc.
Bệnh nhân hen phế quản đến với Nhà thuốc Thọ Xuân Đường - Kỷ lục Guinness nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam đã khám và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân hen phế quản. Với phác đồ điều trị hợp lý cùng với sự tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, phòng cơn hen, chống tái phát, nhà thuốc là địa chỉ khám chữa bệnh hen bằng y học cổ truyền được nhân dân tín nhiệm và lựa chọn.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang (Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới