Hậu COVID-19 và sự xuất hiện cục máu đông

Cục máu đông là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim gây đột quỵ ở một số người. Một số người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi khỏi COVID-19 do di chứng cục máu đông, dù trước đó họ không bị bệnh tim mạch mạn tính hay các yếu tố nguy cơ như béo phì, thừa cân, tiểu đường, tăng huyết áp…

Đông máu là nguyên nhân gây tử vong đáng kể ở bệnh nhân COVID-19. 

Theo các nghiên cứu của Đại học Y khoa RCSI đã phát hiện rằng những bệnh nhân nhập viện do nhiễm COVID-19 nặng, gặp phải tình trạng đông máu bất thường và có thể dẫn đến tử vong. 

Nguyên nhân gây cục máu đông

Các nhà khoa học đã lấy máu từ các bệnh nhân mắc COVID-19 và phân tích. Họ phát hiện ra rằng đã có sự mất cân bằng giữa yếu tố Von Willebrand (VWF) và chất điều chỉnh của nó được gọi là ADAMTS13 ở những bệnh nhân mắc COVID-19. Ngoài ra, số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương lưu thông nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19. Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương, Cytokine, tế bào miễn dịch T cũng tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ của nhóm chuyên gia Thụy Điển cho thấy F0 khỏi COVID-19 có nguy cơ gây hình thành cục máu đông trong vòng 6 tháng, kể cả trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ. Điều này làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, các bệnh về não hậu COVID-19.

Mức độ nghiêm trọng của sự hình thành cục máu đông đối với sức khỏe

Đông máu là một quá trình tự nhiên và cơ bản của con người. Quá trình này giúp cơ thể tránh được tình trạng mất máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 
Bình thường quá trình đông máu sẽ diễn ra 2 con đường là nội sinh và ngoại sinh, 2 con đường này gặp nhau và cuối cùng kết quả hình thành lên sợi fibrin có chức năng cầm máu.
  • Con đường nội sinh: Con đường này được khởi phát khi bản thân mạch máu bị tổn thương hoặc máu tiếp xúc với lớp collagen (được lộ ra do tế bào nội mạc tổn thương)
  • Con đường ngoại sinh: Con đường này được khởi phát bởi yếu tố III (là thromboplastin tổ chức gồm phospholipid và lipoprotein) được tiết ra từ bề mặt các tế bào tổ chức tổn thương ngoài thành mạch.
Tuy rằng, quá trình đông cầm máu rất quan trọng đối với cơ thể nhưng khi cục máu đông được hình thành không đúng vị trí, không đúng thời điểm sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt khi nó xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ.
Cục máu đông hình thành được gọi là huyết khối, nó sẽ tạo ra những rào cản trên đường lưu thông huyết mạch, gây tắc nghẽn tuần hoàn, giảm tưới máu mô, cơ quan, giảm cung cấp oxy đến tế bào. Đặc biệt hơn, nếu chúng di chuyển tự do trong máu sẽ gây ra những biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm.

Đông máu để lại di chứng gì?

Tùy vào vị trí gây tắc nghẽn mà hệ quả của cục máu đông tác động lên cơ thể là khác nhau: 
Nếu cục máu đông làm tắc mạch não sẽ gây tai biến mạch máu não: Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu trong não, làm gián đoạn lưu thông và dẫn đến đột quỵ. Trường hợp cục máu đông chỉ tạm thời làm giảm lưu lượng máu đến não thì sẽ gây ra những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
  • Tắc mạch phổi: Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông di chuyển đến phổi và gây tắc nghẽn ở đó, hệ quả là suy hô hấp hoặc có thể tử vong.
  • Tắc mạch tim: Nếu cục máu đông di chuyển đến mạch máu nuôi dưỡng cơ tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử.
  • Tắc động mạch thận gây suy thận cấp.
  • Tắc động mạch chi dưới có thể gây hoại tử, tàn phế…

Làm thế nào để phát hiện và dự phòng cục máu đông?

Khi cục máu đông xuất hiện, tùy từng vị trí mà sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Ví dụ:
  • Tại mạch máu não sẽ gây đau đầu, chóng mặt, yếu ½ người, nói ngọng…
  • Tại mạch vành sẽ biểu hiện bằng 1 cơn đau thắt ngực 
  • Tại mạch phổi sẽ gây ho, khó thở…
  • Tại mạch chi sẽ gây sưng, tím đầu chi…
Để phòng tránh hậu quả do sự hình thành cục máu đông hậu COVID-19 nói riêng và sự hình thành cục máu đông do các nguyên nhân khác nói chung, chúng ta nên tự thiết lập cho bản thân một kế hoạch thăm khám định kỳ thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng xử trí, điều trị kịp thời, đặc biệt là những đối tượng đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như các bệnh lý tim mạch trước đó (xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành, các bệnh lý về van tim, tăng huyết áp,…), bệnh lý chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường,...)
Riêng đối với y học cổ truyền, nguyên tắc “Trị vị bệnh” đã được đề ra từ rất sớm trong các y văn cổ, điều này có nghĩa là điều trị bệnh từ khi bệnh chưa hình thành. Việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe người bệnh. Bởi vì, nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn nhiều so với việc để bệnh tiến triển rồi mới can thiệp điều trị. Hơn nữa, việc điều trị sớm sẽ góp phần giảm bớt được phần nào gánh nặng kinh tế và nhu cầu chăm sóc đối với người bệnh. Khi người bệnh được thăm khám sớm, dựa vào các phương pháp chẩn đoán, thầy thuốc có thể phát hiện ra sớm những rối loạn bất thường trong cơ thể của người bệnh, ví dụ như sự thịnh, suy, hư, thực của khí huyết tân dịch, công năng tạng phủ, sự thăng, giáng, xuất, nhập của khí cơ…. Từ đó, thầy thuốc sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị bằng cách dùng thuốc (là bài thuốc được phối ngũ từ nhiều vị thuốc khác nhau bao gồm thực vật, động vật, khoáng vật) hoặc không dùng thuốc (châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, chườm đắp…) hay kết hợp cả hai phương pháp trên để giúp tái lập lại trạng thái cân bằng của cơ thể, tức là trạng thái khỏe mạnh, không có bệnh cho bệnh nhân.
Ngoài việc dự phòng bằng thuốc và các phương pháp điều trị, chúng ta có thể dự phòng bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống sinh hoạt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như: 
  • Tăng cường sinh hoạt: Tích cực vận động thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ngày, tham gia các môn thể thao lành mạnh như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền…
  • Tham gia các hoạt động xã hội và tăng cường kết nối với mọi người xung quanh để cải thiện tâm trạng;
  • Thiết kế thời gian biểu cho công việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress;
  • Giảm thừa cân – béo phì: Nên duy trì chỉ số BMI khoảng 18,5 -23;
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh hay đồ uống có gas…
  • Thăm khám định kỳ 3-6 tháng để kịp thời phát hiện bệnh lý.
Ngoài nguy cơ tăng hình thành các cục máu đông ra, hậu COVID-19 còn gây ra nhiều các rối loạn khác như rối loạn lo âu, mất ngủ, sương mù não, suy giảm trí nhớ, hay quên, mệt mỏi, ho kéo dài, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, ăn uống kém, ăn không thấy ngon, bụng đầy chướng, …
Tại Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, việc sử dụng phương pháp chẩn đoán và điều trị bằng Nam y, Nam dược cho các đối tượng bệnh nhân mắc các rối loạn hậu COVID-19, cũng như điều trị dự phòng giảm các biến chứng sau khi mắc COVID-19 đã được áp dụng từ sớm và đem lại rất nhiều kết quả tích cực. 
BS. Nguyễn Yến
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới