Chăm sóc các lỗ trên cơ thể để tăng sức khỏe, phòng chống bệnh tật

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, khi các lỗ trên cơ thể bị tắc, mọi hoạt động sẽ bị ngưng đình trệ từ đó gây ra nhiều bệnh tật. Do đó, việc chăm sóc để thông các lỗ của cơ thể sẽ giúp chúng ta phòng chống bệnh tật. Đây là một trong những phương pháp dưỡng sinh, giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Các lỗ trên cơ thể ở đây chính là mắt, mũi, tai, miệng và lỗ hậu. Theo Y học cổ truyền, những lỗ này chính là cửu khiếu (9 khiếu gồm 2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 lỗ tai, miệng, lỗ niệu đạo và hậu môn). Các khiếu này liên hệ mật thiết với kinh lạc, tạng phủ, là nơi phản ánh tình trạng sức khỏe và cũng là nơi chúng ta có thể tác động, thông qua đó để chăm sóc sức khỏe.
Dưới đây là:

Mắt

Theo Y học cổ truyền, mắt là khiếu của tạng can (can khai khiếu ra mắt), thuộc hành Mộc.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mắt là đại diện cho các tạng phủ trong cơ thể, không chỉ là “cửa sổ tâm hồn” mà còn là “tấm gương phản ảnh của thể xác”, là nơi soi chiếu của lục phủ ngũ tạng. Mắt là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe khá rõ nét.
Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt.
Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sưng, đau; can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực. Can phong nội động gây miệng méo, mắt lác...
Tứ chẩn trong Y học cổ truyền cũng dựa vào hình ảnh của mắt để chẩn đoán bệnh (vọng chẩn):
  • Lòng trắng: Sắc đỏ bệnh ở tâm, trắng bệnh ở phế, xanh bệnh ở can, vàng bệnh ở tỳ, đen ở thận.
  • Mắt đỏ sưng đau do can hoả phong nhiệt, mi mắt nhạt màu do thiếu máu, mắt quầng đen do tỳ hư, đỏ khoé mắt do tâm hoả.
Cách chăm sóc đôi mắt:
  • Ngâm mắt nước nóng: Khi chúng ta rửa mặt vào buổi sáng, nên lấy ít nước ấm, ngâm 2 mắt vào trong nước ấm khoảng từ 1 - 2 phút (chỉ nhúng phần mắt, không nhúng phần mũi vào nước), sau đó rửa sạch mặt và xung quanh mắt, sau khi rửa xong, dùng các nhón tay nhẹ nhàng xoa vùng mắt khoảng 20 - 40 lần.
  • Chườm mắt: Phương thuốc đắp, rửa mắt khi mắt bị viêm nhiễm (viêm kết mạc, chắp, lẹo):
+ Bài 1: Hoàng liên sắc lấy nước, lọc kỹ, dùng để rửa mắt ngày 2 lần.
+ Bài 2: Cúc hoa đun hoặc hãm với nước sôi, lọc kỹ, lấy vải sạch ngâm ướt trong dịch chiết đắp chườm mắt 10 – 15 phút mỗi ngày.
  • Nhỏ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý y tế mỗi ngày để làm sạch và chống khô mắt.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt, chứa nhiều các hoạt chất tốt cho mắt (lycopene, carotenoid, anthocyanin, omega-3…) như: Cà chua, cà rốt, bí đỏ, việt quất, kỷ tử, mâm xôi, cá béo…
  • Điều quan trọng nhất là phải giảm tải sự căng thẳng cho đôi mắt, cần có những thời điểm cho mắt nghỉ ngơi thư giãn sau khi làm việc, đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử; ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Tai

Theo Y học cổ truyền, tai là khiếu của tạng thận (thận khai khiếu ra tai), thuộc hành Thủy.
Tai do thận tinh nuôi dưỡng, thận hư sẽ gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận khí, thận tinh suy yếu nên hay gặp chứng ù tai, điếc.
Tai được kết nối chặt chẽ với các kinh lạc và các huyệt vị của cơ thể con người. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu của tai có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể. Kĩ thuật nhĩ châm (châm các huyệt ở loa tai) là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh trong y học cổ truyền được ứng dụng nhiều.
Cách chăm sóc đôi tai:
Thường xuyên massage vùng tai có thể thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai trong, có lợi rất lớn cho sức khỏe. Tự xoa 2 bàn tay cho ấm nóng, rồi áp vào 2 tai trong 1 phút, sau đó massage dọc theo vành tai, dái tai và rãnh sau tai.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi: Đây là cách giúp làm giãn các vi mạch, cải thiện việc cung cấp máu cho tai trong và ngăn ngừa mất thính giác.
Cải thiện chức năng tạng thận (bổ thận để dưỡng tai) bằng các thực phẩm, thảo dược như: Đậu đen, dâu tằm, thịt dê, thận lợn, ba ba, thục địa, hà thủ ô…

Mũi

Theo y học cổ truyền, mũi là khiếu của tạng phế (phế khai khiếu ra mũi), thuộc hành Kim.
Mũi là hơi thở của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí. Phế khí bình thường thì sự hô hấp điều hoà, nếu phế khí trở ngại như ngoại tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi.
Tứ chẩn trong Y học cổ truyền cũng dựa vào hình ảnh của mũi để chẩn đoán bệnh (vọng chẩn):
  • Đầu mũi xanh là đau bụng, mũi hơi đen là trong ngực có đàm ẩm, sắc trắng là khí hư hoặc mất máu, vàng do thấp, sắc đỏ là phế nhiệt.
  • Cánh mũi phập phồng là do khó thở vì phế nhiệt (viêm phổi), hen suyễn.
  • Chảy nước mũi trong do ngoại cảm phong hàn, nước mũi đục do ngoại cảm phong nhiệt...
Cách chăm sóc mũi:
  • Thường xuyên bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón giữa để day bấm huyệt nghinh hương ở vùng lõm 2 bên cánh mũi. Khi huyệt vị này được xoa bóp và kích thích, sẽ giúp chúng ta cải thiện quá trình tuần hoàn máu, phòng chữa các bệnh về mũi, đồng thời khắc phục các bệnh liên quan đến thần kinh trên toàn bộ khuôn mặt, ngăn ngừa liệt mặt.
  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý y tế mỗi ngày để làm sạch các khe sàn mùi, ngăn ngừa tắc mũi, ngạt mũi (nguyên nhân gây ứ đọng dịch trong xoang dẫn đến viêm xoang) và chống khô mũi.
  • Khi mắc các bệnh cảm mạo, viêm mũi, viêm xoang có ngạt mũi, chảy nước mũi thì nên xông mũi với tinh dầu thảo dược để cải thiện các triệu chứng. Lấy bác cho khoảng 1/3 bát nước thật nóng. Sau đó cho 2 - 3 giọt tinh dầu vào. Để mặt cách mặt nước khoảng 25cm, nhắm kín mắt lại (có thể thay đổi khoảng cách cho phù hợp). Thở thư giãn trong khoảng từ 5 - 10 phút. Phương pháp này giúp tinh thần thư giãn, trị các bệnh đường hô hấp trên (như viêm mũi, viêm xoang) và chứng đau đầu.

Miệng

Theo y học cổ truyền, miệng là khiếu của tạng tỳ (tỳ khai khiếu ra miệng), vinh nhuận ra môi, thuộc hành Thổ.
Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị. Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng, nếu tỷ hư thì chán ăn, miệng nhạt.
Tỳ vinh nhuận ra môi: Tỳ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư thì môi thâm xám, nhạt màu.
Cách chăm sóc miệng:
  • Nên ăn số lượng ít để ăn nhiều bữa: Khi chúng ta càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa thức ăn giảm xuống. Nếu trong một bữa ăn mà chúng ta ăn với số lượng nhiều, không những gây bất lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến thừa cân, béo phì và các vấn đề rối loạn chuyển hóa. Cách tốt nhất là chúng ta nên chia nhỏ số lượng thức ăn cần ăn hàng ngày thành 4 - 5 bữa, người cao tuổi lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70 - 80% nhu cầu. Việc lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng, cân bằng các nhóm chất (carbohydrate, protein, lipid), ăn những thực phẩm hữu cơ, lành mạnh sẽ giúp cơ thể có đủ dinh dưỡng, hạn chế được chất độc hại. Thực hành ăn uống theo nguyên tắc nhai kỹ, nuốt chậm để hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
  • Vệ sinh răng và khoang miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, lau sạch bề mặt lưỡi, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để phòng chống các bệnh răng miệng, chống hôi miệng.
  • Tập luyện cho hàm và lưỡi. Thực hành các bài tập nhai, gõ răng nhẹ nhàng để luyện cho hàm và răng khỏe mạnh (5 phút mỗi ngày); tập đẩy lưỡi chạm 2 bên má, lên vòm miệng (5 phút mỗi ngày) để cơ lưỡi khỏe hơn, nói năng linh hoạt hơn và chống ngủ ngáy.

Cửa ra cuối cùng

Trong y học cổ truyền, tiền âm và hậu âm được coi là khiếu của thận.
Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục nam hay nữ, thận chủ về khí hoá bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vì vậy gọi là thận chủ về tiền âm. Thận hư hay gặp chứng đi tiêu luôn ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư...
Hậu âm là nơi đại tiện ra phân, do tạng tỳ đảm nhiệm. Nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân ra ngoài nên còn gọi là thận chủ về hậu âm. Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng, đại tiện ở người già.
Hậu âm và tiền âm thường quản lý đại tiện và tiểu tiện nên còn nói “thận chủ nhị tiện”.
Khi 2 "cửa ra" cuối cùng của cơ thể được thông suốt thì chúng ta mới có sức khỏe tốt, cơ thể mới duy trì trạng thái vào ra cân bằng, ổn định.
Cách chăm sóc tiền âm và hậu âm:
  • Chăm sóc, làm sạch vùng kín: Rửa sạch nhẹ nhàng vùng sinh dục mỗi ngày bằng nước sạch và sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ. Lựa chọn quần lót bằng vải cotton mềm, thông thoáng và thay mỗi ngày.
  • Không nhịn tiểu tiện, đại tiện: Việc nhịn tiểu tiện sẽ gây ra các vấn đề như sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu; nhịn đại tiện sẽ gây khó chịu, rối loạn chức năng đại tràng và tích lũy độc tố trong cơ thể. Do đó, chúng ta không nên nhịn tiểu tiện, đại tiện, khi có các biểu hiện muốn đi vệ sinh, cần xử lý ngay.
  • Ăn uống lành mạnh để thông lợi đại tiểu tiện: Uống đủ nước giúp tiểu tiện, đại tiện dễ dàng, nên sử dụng nước hydrogen ion kiềm, nước ép rau củ quả tươi thay cho các loại nước ngọt có gas. Ăn các loại rau, củ, quả tươi có nhiều lợi ích cho việc đại tiểu tiện như: Kiềm hóa cơ thể giúp hạn chế hình thành và lắng đọng sỏi tiết niệu, tăng cường chất xơ để làm sạch đường ruột, chống táo bón, cung cấp các chất chống oxy hóa và chống viêm nhiễm.
  • Tập luyện vùng hông chậu: Bài tập như ngồi xuống đứng lên (squat), tập hít thở sâu (khi hít thì thít cơ hậu môn lại, khi thở thì thả lỏng từ từ)…
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)
 
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới