Cạo gió, đánh cảm thế nào cho đúng?

Phương pháp cạo gió – đánh cảm là phương pháp có từ rất lâu đời và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, ai cũng có thể thực hiện được. Nhưng để thực hiện cho có hiệu quả, đúng chỉ định, đúng phương pháp thì không phải ai cũng làm được. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
 
Cạo gió -  đánh cảm là một trong số sáu phương pháp chữa bệnh của y học cổ truyền bao gồm: Xoa bóp bấm huyệt, biếm, châm, cứu, thuốc và dưỡng sinh. Trong đó cạo gió - đánh cảm thuộc “Biếm châm”.

Mục đích của cạo gió – đánh cảm

Đả thông kinh lạc:
  • Giúp lưu thông khí huyết, giải trừ bế tắc ngoài tấu lý bì phu, tăng cường trao đổi chất, tăng cường bài tiết qua da, tăng cường lưu lượng tuần hoàn ngoại vi…;
  • Giãn cơ;
  • Tái lập trạng thái cân bằng âm dương.

Nguyên tắc cạo gió – đánh cảm

  • Cần chẩn đoán chính xác người bệnh bị nhiễm loại cảm nào để thực hiện cách cạo gió – đánh cảm phù hợp;
  • Thao tác thực hiện cạo gió – đánh cảm phải lần lượt từ trên xuống dưới, không đánh theo chiều ngược lại, chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng;
  • Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ;
  • Giữ độ nóng vừa đủ của các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.

Một số phương pháp cạo gió – đánh cảm thường dùng

Cạo gió – đánh cảm bằng bạc và dầu

Nguyên liệu: Thìa bạc, đồng bạc, dụng cụ bằng sừng trâu và các loại dầu.
Tác dụng: Dùng trong các trường hợp bị cảm lạnh, cảm gió, co cơ, sốt,…
Thao tác:  
  • Để người bệnh nằm nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, ổn định, thư giãn, toàn thân thả lỏng;
  • Khử khuẩn dụng cụ cạo gió – đánh cảm;
  • Ấn mạnh đồng bạc (thìa bạc)… cạo sát xuống da kết hợp với xoa dầu nóng. Tùy từng vùng mà chúng ta dùng lực khác nhau, ở những vùng cơ dày thì phải dùng lực mạnh hơn những vùng cơ mỏng;
  • Cạo từ từ và miết đường càng dài càng tốt. Đánh lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau cơ thể. Cạo đến khi thấy vùng da đó ửng đỏ lên thì dừng lại.
Đánh giá:
  • Nếu bị cảm lạnh, đồng bạc sẽ chuyển sang màu đen;
  • Nếu bị cảm gió, đồng bạc sẽ chuyển sang màu đen nhánh lẫn với sắc xanh.
Chú ý:
  • Cần lưu ý cạo gió có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào khí huyết của người bệnh có đầy đủ hay không;
  • Cạo gió đúng cách sẽ không làm đau, khi cạo bệnh nhân cảm thấy khoan khoái, dễ chịu. Nếu như sau khi cạo gió, bệnh nhân thấy đau nơi bị cạo, trong người thấy bứt rứt, không thoải mái, đó là do cạo gió không đúng chỗ, làm hao thương khí huyết, như vậy hiệu quả điều trị sẽ không cao;
  • Không nên cạo gió quá lâu, không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày;
  • Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết.

Cạo gió - đánh cảm bằng trứng gà và bạc

Nguyên liệu: Trứng gà, bạc nguyên chất.
Cách làm: Luộc chín trứng gà rồi bóc vỏ, bổ làm đôi, bỏ lòng đỏ đi, đặt bạc nguyên chất vào giữa rồi bọc lại bằng khăn hoặc mảnh vải.
Tác dụng: Dùng để đánh cảm cho những trường hợp bị cảm lạnh, cảm gió, cảm nắng …
Thực hiện: Đánh lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau cơ thể. Thực hiện tới khi nào trứng nguội hẳn mới thay trứng và đồng bạc khác.
Đánh giá: Nhìn màu sắc của đồng bạc có thể đánh giá được bệnh nhân bị cảm lạnh, cảm nắng hay cảm gió. Nếu bị cảm nắng, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng, bị cảm lạnh, đồng bạc màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen, bị cảm gió thì đồng bạc sẽ có màu đen nhánh với sắc xanh. Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, đồng bạc sẽ có cả hai màu.

Cạo gió – đánh cảm bằng gừng

Nguyên liệu: Gừng, rượu …
Tác dụng: Dùng để đánh trong những trường hợp cảm lạnh.
Thực hiện: Rửa sạch gừng và giã dập sau đó cho vào một chiếc khăn mỏng, nhúng khăn có gừng vào một bát rượu mạnh. Thực hiện các thao tác giống như các phương pháp trên.

Cạo gió – đánh cảm bằng ngải cứu rang cám

Nguyên liệu: Lá cúc tần hoặc ngải cứu, cám gạo.
Tác dụng: Dùng để đánh trong những trường hợp cảm lạnh.
Thực hiện: Cho cám vào chảo rang nóng lên, tiếp đến cho lá cúc tần hoặc ngải cứu vào rang cùng cám. Khi lá bắt đầu héo và bốc mùi thơm thì dùng vải mỏng hoặc khăn cho cám và ngải cứu hoặc cúc tần vừa rang xong vào, túm lại để đánh cảm. Thực hiện thao tác như phương pháp trên.
Chú ý: Nếu thấy gói cám và lá ngải cứu hoặc cúc tần nguội thì đổ ra rang tiếp cho nóng lên rồi tiếp tục đánh.

Chú ý trong và sau khi cạo gió – đánh cảm

  • Tìm vị trí kín gió, để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn rồi mới được thực hiện thao tác;
  • Sát trùng sạch dụng cụ;
  • Sau khi thực hiện xong, tránh để người bệnh ra nơi gió lạnh hay tiếp xúc với gió lạnh, mặc đồ kín đáo, đủ ấm hoặc có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể có thể ra râm rấp mồ hôi;
  • Sau khi đánh cảm cạo gió tốt nhất người bệnh nên uống một ly nước ấm và nghỉ ngơi khoảng 15- 20 phút;
  • Sau khi đánh cảm cạo gió, trong vòng 30 phút không nên để người bệnh tắm hay dội rửa bằng nước lạnh.

Những trường hợp không được đánh cảm cạo gió

  • Trẻ em và phụ nữ đang mang thai;
  • Người suy tim, gan, thận …;
  • Người có thể trạng suy kiệt;
  • Các bệnh về máu như xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp tính…;
  • Người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đau thắt ngực không ổn định…

Đánh gió sai hại cơ thể

Khi thực hiện đánh cảm phải đánh đúng theo nguyên tắc và chỉ định. 
Thứ nhất, thăm khám và hỏi han kỹ càng để loại trừ các trường hợp chống chỉ định của đánh cảm – cạo gió. Nếu thực hiện sai sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Thứ hai, cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, sạch sẽ, thực hiện theo đúng nguyên tắc và thao tác của đánh cảm – cạo gió. Nếu thực hiện sai phương pháp vô tình gây các tổn thương thứ phát như trầy xước, nhiễm trùng, tà độc không được giải ra ngoài mà lại hãm vào trong gây bệnh nặng thêm.
Thứ ba, đảm bảo điều kiện chăm sóc cho người bệnh sau khi đánh cảm, tránh trường hợp sau khi đánh cảm – cạo gió xong lại bị nhiễm thêm ngoại tà bên ngoài làm bệnh lâu khỏi và diễn biến phức tạp hơn.
Để tránh những tai biến không đáng có gây tổn hại đến sức khỏe người bệnh thì phương pháp này nên được thực hiện bởi người có kinh nghiệm, hoặc tốt hơn thì người bệnh nên được kết hợp thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu khác để tình trạng bệnh được xử lý triệt để, tránh tái phát về sau. 
Hiện nay, Trung tâm trị liệu chất lượng cao Thọ Xuân Đường đang là cơ sở uy tín hàng đầu áp dụng phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm đẹp và điều trị các bệnh lý nội khoa. Luôn đề cao tinh thần kế thừa các giá trị cổ xưa và phương pháp trị liệu truyền thống, đồng thời phát huy sức mạnh của khoa học hiện đại để kết hợp vào trong trị liệu chăm sóc sức khỏe, nhờ đó Trung tâm trị liệu chất lượng cao Thọ Xuân Đường luôn nhận được nhiều sự tin yêu và gửi gắm sức khỏe của đông đảo người bệnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. 
BS. Nguyễn Yến
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới