Biện chứng bệnh viêm xoang theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại, viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc lót xoang bị viêm bởi sự tắc nghẽn của các lỗ thông xoang. Theo y học cổ truyền, bệnh viêm xoang thuộc phạm vi các chứng tỵ tắc, tỵ uyên, đầu thống. Cùng tìm hiểu căn bệnh này dưới góc nhìn của y học cổ truyền, và biện chứng các triệu chứng của bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Bệnh viêm xoang theo y học cổ truyền

Viêm xoang dị ứng thường do phế khí hư, vệ khí kém dễ bị phong hàn tà xâm nhập, biểu hiện gần giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Viêm xoang nhiễm khuẩn thường do phong nhiệt, nhiệt độc tà gây nên. Bệnh viêm xoang gây ảnh hưởng đến công năng của tạng phế, bệnh lâu ngày nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến công năng các tạng phủ khác đặc biệt tạng thận.
Thông qua hệ thống kinh lạc mà vùng xoang, mũi có quan hệ với các tạng phủ phế, tỳ, đởm, thận như sau:
  • Phế: Mũi là khiếu của phế, mũi liên hệ với phế thông qua hầu họng, giúp phế thực hiện chức năng hô hấp (hô là thở ra, hấp là hít vào), lưu thông khí trong cơ thể với thiên khí bên ngoài môi trường. Sự thông điều của phế khí giúp mũi thực hiện chức năng khứu giác.
  • Tỳ: Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết, mà mũi là nơi huyết mạch tập trung. Hoạt động chức năng sinh lý bình thường của xoang mũi là do sự nuôi dưỡng của tỳ. Viêm mũi, viêm xoang mãn tính cần phải điều trị bổ khí, trong đó có kiện tỳ bổ khí. Bệnh lý của tỳ có thể biểu hiện ở mũi như: Tỳ nhiệt thì mũi đỏ, tỳ có phong thì mũi vàng.
  • Đởm: Đởm là phủ thanh dương. Nếu đởm khí bình hòa thì chức năng sinh lý của mũi, xoang bình thường. Nếu đởm kinh có nhiệt, thì mũi tiết dịch trọc gọi là tỵ uyên. Bệnh thực nhiệt ở xoang mũi phần nhiều là do nhiệt can đởm, theo kinh lạc mà dẫn lên.
  • Thận: Thận tàng tinh, chủ về nạp khí, chức năng của xoang mũi phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của thận tinh. Thận khí đầy đủ thì chức năng nạp khí được điều hòa, phế khí và xoang mũi thông sướng. Viêm xoang, tắc mũi lâu ngày ảnh hưởng đến não bộ mà thận chủ tàng tinh, sinh tủy, thông lên não.

Viêm xoang dị ứng

Viêm xoang dị ứng có triệu chứng gần giống với bệnh viêm mũi dị ứng, do phế khí hư, vệ khí bất cố, phong hàn tà thừa cơ xâm nhập.
  • Chứng hậu: Ngứa mũi 2 bên, hắt hơi nhiều, có khi thành từng tràng dài liên tục 5 – 10 cái, không kiềm chế được. Hắt hơi nhiều gây váng đầu, mệt mỏi, rát vùng mũi họng. Chảy nước mũi trong, loãng, lượng nhiều. Các triệu chứng tăng về sáng sớm và khi thay đổi thời tiết. Toàn thân sợ gió, sợ lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mệt mỏi, đoản hơi đoản khí.
  • Pháp điều trị: Bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn.

Viêm xoang nhiễm khuẩn

Viêm xoang nhiễm khuẩn thường do phong nhiệt, nhiệt độc tà gây nên. Người ta chia viêm xoang nhiễm khuẩn thành viêm xoang cấp tính và viêm xoang mãn tính.

Viêm xoang cấp tính

  • Chứng hậu: Bệnh mới mắc, triệu chứng rầm rộ, ngạt mũi một bên hoặc cả hai bên, chảy nước mũi đặc, vàng hoặc xanh, có mùi hôi. Vùng xoang hàm, xoang trán đau. Gai sốt, nhức đầu. Lưỡi bẩn, rêu vàng, chất lưỡi đỏ, hơi thở hôi. 
  • Pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, nếu do phong nhiệt thì phát tán phong nhiệt.

Viêm xoang mãn tính

  • Chứng hậu: Bệnh kéo dài, diễn biến liên tục có thể có xen kẽ những đợt viêm xoang cấp. Có biểu hiệu đau nhức đầu vùng trán, sau chẩm. Thường xuyên chảy nước mũi hoặc chảy dịch xuống họng, có mùi hôi, đặc. Ngạt mũi, giảm hoặc mất khứu giác. Nếu có tổn thương đến tạng thận, tỳ thì có thể có thêm các triệu chứng khác như: Ù tai, khó thở, hay quên, ngủ kém, ăn kém, mệt mỏi, chân tay vô lực…
  • Pháp điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, bổ phế tỳ thận khí hư.

Biện chứng các triệu chứng tại mũi trong bệnh viêm mũi, viêm xoang

Triệu chứng của mũi trong bệnh viêm mũi, viêm xoang là biểu hiện thường gặp. Trên từng bệnh nhân cụ thể mà triệu chứng này biểu hiện khác nhau bởi nguyên nhân gây ra khác nhau, mức độ tổn thương tạng phủ khác nhau.
Phàm các bệnh ở mũi, xoang thường phát sinh khi thay đổi nóng lạnh thất thường, sinh hoạt, ăn ở thất điều, lao lực quá độ. Làm cho chính khí suy yếu, phế vệ sơ hở nên tà khí thừa cơ xâm nhập. Mũi là cửa ngõ của phế, phế chủ bì mao, khi các loại ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt xâm nhập qua bì mao đến phế, phế bị tà khí làm rối loạn công năng sẽ gây ra các triệu chứng của phế sẽ biểu hiện ra ở mũi. Bệnh diễn biến lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ khác như đởm, tỳ, thận.
Các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang biểu hiện tại mũi chủ yếu là tắc ngạt mũi, chảy nước mũi và rối loạn khứu giác.

Tắc mũi

Trong bệnh viêm mũi, viêm xoang tắc mũi thường xảy ra ở một bên hoặc hai bên. 
  • Tắc mũi kèm theo niêm mạc sưng đỏ, chảy nước mũi vàng, sốt, sợ lạnh, đau đầu, mạch phù sác thường do phong nhiệt.
  • Niêm mạc mũi sưng to, phù nề, nhạt màu, sốt nhẹ, sợ lạnh nhiều, nước mũi trong loãng, mạch phù khẩn là do phong hàn.
  • Tắc mũi kéo dài lâu ngày, lúc nặng lúc nhẹ, niêm mạc mũi sưng nề, nhạt màu là do phế hư hàn, tỳ khí hư nhược.
  • Mũi tắc lâu ngày không giảm, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong loãng, cuốn mũi lồi lõm không phẳng là do khí huyết ngưng trệ.
  • Tắc mũi từng đợt, ngứa mũi, chảy nước mũi trong loãng, niêm mạc mũi trắng nhợt là do phế khí hư, thận hư kết hợp hàn tà ngưng trệ.
  • Tắc mũi từng đợt, niêm mạc mũi đỏ sưng nề, chảy nước mũi nhiều, vàng đặc, miệng đắng, họng khô do kinh đởm bị nhiệt.
  • Mũi tắc nhiều, họng đau khô, niêm mạc mũi teo đét có nhiều gỉ mũi là do phế âm hư, tân dịch khô cạn.

Chảy nước mũi

Ngũ tạng hóa dịch là dịch của ngũ tạng. Dịch của tâm là mồ hôi, dịch của phế là nước mũi, dịch của tỳ là nước bọt, dịch của thận là nước dãi, dịch của can là nước mắt. Triệu chứng chảy nước mũi cần phải quan tâm đến lượng dịch, màu sắc, dịch có mùi tanh hôi hay không, dịch chảy xuống họng hay ra mũi trước.
  • Chảy nước mũi nhiều, trong và loãng nếu bệnh mới mắc là do phong hàn gây nên, nếu bệnh đã lâu là do phế tỳ khí hư, thận dương hư.
  • Nước mũi vàng đặc, miệng đắng, họng khô do đởm và tỳ có nhiệt.
  • Nước mũi dính là do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp.

Rối loạn khứu giác

  • Bệnh mới mắc niêm mạc mũi sưng đỏ, mất khứu giác là do phong nhiệt.
  • Khứu giác kém nhạy bén, niêm mạc mũi phù nề, nhạt màu là do phế tỳ hư.
  • Không ngửi thấy mùi, mũi hôi là do phế hư tổn, tà khí ứ đọng.
  • Mũi không nhạy bén, trong mũi có nhiều gỉ là do thấp trọc làm kinh lạc bế tắc, khí huyết đình trệ.
Với điều kiện khí hậu và môi trường ở nước ta, số người mắc bệnh viêm xoang rất nhiều. Tùy nhiên, mỗi trường hợp bệnh nhân là một thể bệnh khác nhau, mức độ ảnh hưởng đến tạng phủ khác nhau nên cần được thầy thuốc thăm khám, chẩn đoán, biện chứng luận trị để đưa ra pháp phương điều trị hiệu quả. Vậy khám bệnh xoang ở đâu tốt, người bệnh cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh uy tín, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường là địa chỉ được nhiều người lựa chọn để khám và điều trị bệnh viêm xoang theo y học cổ truyền.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang 
Chủ nhiệm Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới