Viêm xoang nếu không điều trị đúng cách và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như biến chứng vùng mắt (viêm phù nề mi, áp xe mí mắt, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực…), viêm dây thần kinh, viêm vùng hầu họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… thậm chí vi khuẩn có thể theo đường máu gây ra nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não. Những triệu chứng khó chịu của viêm xoang khiến cho bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng đầu, dễ mất ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung và giảm hiệu quả làm việc. Bệnh thường hay tái đi tái lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, nên khám và điều trị viêm xoang ở đâu uy tín và hiệu quả là một trong những câu hỏi được các bệnh nhân bị viêm xoang tìm kiếm nhiều nhất.
1. Cấu tạo và chức năng của xoang
Xoang là các hốc rỗng nằm trong các xương nằm quanh ổ mũi, được chia thành các nhóm: xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Các xoang này sẽ có các lỗ thông vào ngách mũi, ngách mũi dưới có lỗ đổ của ống lệ mũi; ngách mũi giữa có lỗ đổ của xoang hàm trên, xoang trán, nhóm xoang sàng trước và giữa; ngách mũi trên có lỗ đổ của nhóm xoang sàng sau; ngách bướm sàng có lỗ đổ của xoang bướm.
Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương vùng đầu mặt, đảm bảo cho mặt được cử động thuận lợi và góp phần vào cộng hưởng âm thanh. Thành của các xoang được lót bởi lớp niêm mạc có tác dụng tiết ra một lớp chất nhầy mỏng, được đưa xuống lỗ thông của mũi nhờ những hàng tế bào có lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều về phía lỗ thông. Điều này giúp cho phần mũi xoang được sạch sẽ, loại bỏ khói, bụi, ô nhiễm và có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí trước khi vào phổi.
2. Viêm xoang là gì? Nguyên nhân và phân loại viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót ở trong xoang bị viêm nhiễm, xung huyết và phù nề. Điều này xảy ra khi một nguyên nhân nào đó khiến cho các lỗ thông của mũi và xoang bị tắc nghẽn lại, dẫn đến tích tụ, ứ đọng các chất dịch lâu ngày trong các hốc xoang, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc nấm,… tấn công và phá hủy niêm mạc xoang. Người ta đã xác định hai tác nhân thường gặp nhất gây viêm xoang là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Ngoài ra còn gặp chủng Moraxella catarrhalis gây viêm mũi xoang ở trẻ em. Một số loại virus như rhinovirus, cúm, parainfluenza… đơn độc hoặc kết hợp với vi khuẩn gây ra viêm xoang ở người lớn. Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể bị viêm xoang do nấm Aspergillus và Candida spp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tắc nghẽn lỗ thông xoang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là viêm đường hô hấp trên do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Sự viêm nhiễm khiến cho niêm mạc mũi bị phù nề, làm tắc các lỗ thông xoang. Bản chất của các lỗ thông xoang rất nhỏ và hẹp, khi bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trong lòng xoang. Niêm mạc xoang liên tục với niêm mạc hốc mũi, dó đó, khi có nhiễm trùng mũi thì xoang cũng dễ bị bội nhiễm bởi vi khuẩn và vi rút. Thường gặp nhất là viêm xoang hàm, sau đó theo thứ tự đến xoang sàng, xoang trán và xoang cánh bướm. Cũng có thể viêm nhiều xoang cùng một lúc.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang phổ biến khác là viêm mũi dị ứng (do thời tiết, phấn hoa, không khí, khói thuốc lá, lông động vật, hóa chất…), sự bất thường về cấu trúc mũi (như lệch vách ngăn trng mũi, polyp mũi, khối u bạch huyết trong mũi, bệnh xơ cũng mũi, bệnh u hạt Wegener, …), nhiễm trùng răng thứ hai hoặc chân răng hàm thứ nhất, thứ hai hàm trên, khi nhổ răng làm tổn thương thành xoang mũi hoặc đẩy chân răng còn sót vào trong xoang gây viêm xoang cấp tính.
Một số nguyên nhân toàn thân cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang như suy giảm miễn dịch khiến cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, suy dinh dưỡng, uống rượu quá độ, thiếu vitamin, môi trường sống ô nhiễm, … Các trường hợp đặt nội khí quản qua mũi, chấn tương khí áp do lặn sâu dưới biển hoặc đi máy bay cũng là các yếu tố nguy cơ với viêm xoang.
Về phân loại, viêm xoang được phân thành 04 loại gồm: viêm xoang cấp tính (khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn trong vòng 4 tuần), viêm xoang bán cấp (các triệu chứng kéo dài từ 4 đến 8 tuần), viêm xoang mạn tính (khi nhiễm trùng kéo dài > 8 tuần) và viêm xoang tái phát (khi có 3 đợt viêm xoang cấp tính trở lên trong vòng một năm).
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xoang
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang cấp và mạn tương tự nhau, bao gồm chảy dịch mũi xuống cổ họng hoặc chảy nước mũi đặc sệt màu vàng hoặc xanh lá cây, hoặc vàng xanh, có khi có mùi hôi. Tính chất của lượng mủ và dịch chảy ra có liên quan đến vị trí xoang bị viêm. Nếu viêm xoang hàm trên thường chảy mủ gián đoạn, lượng dịch tăng dần trong ngày, viêm xoang trán và xoang sàng thì chảy mủ nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều. Nếu mủ chảy ra ở cửa mũi trước thì thường là do viêm nhóm xoang trước, ngược lại nếu mủ chảy ra ở cửa mũi sau vào họng mũi thì thường là do viêm nhóm xoang sau.
Bệnh nhân viêm xoang có thể bị nghẹt mũi, giảm hoặc mất khứu giác do dịch mủ lưu giữ làm tắc nghẽn vùng khứu giác, khàn giọng, hơi thở có mùi hôi và thường ho về ban đêm hoặc sau khi thức dậy do dịch tiết từ xoang chảy xuống phía sau cổ họng.
Cơn đau do viêm xoang thường nghiêm trọng hơn trong viêm xoang cấp tính, do sự ứ đọng dịch làm tăng áp lực trong các ổ xoang. Tùy vị trí xoang bị viêm mà các bộ phận xung quanh có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ:
Viêm xoang hàm trên cấp tính: thường đau vùng hố răng nanh dọc theo gò má vào vùng thái dương cùng bên, đau phía sau họng – mũi, có khi đau thần kinh từng hồi làm ê buốt vùng răng hàm của hàm trên bên đó. Thường đau nhẹ vào buổi sáng, nặng hơn về chiều hoặc khi ngồi lâu.
Viêm xoang trán cấp tính: Thường đau ở trước trán góc trong mắt, gò má, răng hàm và có tính chu kỳ. Đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì dữ dội nhất, giảm dần về chiều và có thể hoàn toàn không đau về nửa đêm. Nguyên nhân là do dịch trong lòng xoang tiết ra tích tụ nhiều lên trong suốt một đêm, đến sáng thì nhiều đến mức gây đè ép niêm mạc xoang sinh ra đau phản xạ. Khi ngồi dậy hoặc đi lại thì dịch mủ sẽ chảy được qua phẫu trán để xuống mũi, dịch mủ trong xoang sẽ vơi dần nên giảm dần đau. Đến đêm, khi mủ đã chảy hết thì triệu chứng đau biến mất. Một chu kỳ đau như vây sẽ tiếp tục lặp lại vào sáng hôm sau.
Viêm xoang sàng cấp tính: Nếu viêm xoang sàng cấp tính trước thì thường đau đầu ở gốc mũi và giữa khóe mắt trong. Viêm xoang sàng cấp tính sau thì đau có thể lan đến đỉnh đầu sau nhãn cấu, thậm chí đau ở gáy, chẩm, khi vận nhãn cầu thì đau tăng lên. Đau cũng có tính chất chu kỳ, đau nhiều về sáng sớm giảm dần về chiều.
Viêm xoang bướm cấp tính: Loại này gặp trên lâm sàng không nhiều. Vị trí đau đầu thường ở đỉnh và vùng chẩm, sau nhãn cầu. Đau nặng hơn khi cúi xuống, giảm hoặc biến mất khi đứng.
4. Nên khám và điều trị viêm xoang ở đâu uy tín?
Viêm xoang một bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng trên 30% dân số và ngày càng có xu hướng gia tăng do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu …. Viêm xoang nếu không điều trị đúng cách và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như biến chứng vùng mắt (viêm phù nề mi, áp xe mí mắt, nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực…), viêm dây thần kinh, viêm vùng hầu họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,… thậm chí vi khuẩn có thể theo đường máu gây ra nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não. Những triệu chứng khó chịu của viêm xoang khiến cho bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng đầu, dễ mất ngủ, dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung và giảm hiệu quả làm việc. Bệnh thường hay tái đi tái lại ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, nên
khám bệnh viêm xoang ở đâu uy tín và hiệu quả là một trong những câu hỏi được các bệnh nhân bị viêm xoang tìm kiếm nhiều nhất.
Để chẩn đoán đúng viêm xoang, phân biệt với các bệnh khác, bác sĩ cần khai thác bệnh cảnh lâm sàng, nội soi hốc mũi để đánh giá tình trạng hốc mũi, CT Scanner mũi xoang để đánh giá bên trong các xoang và siêu âm mũi để đánh giá sự thông khí của mũi. Do đó, để lựa chọn đơn vị chữa viêm xoang uy tín, hiệu quả, cần phải xem xét đến các yếu tố như tính pháp lý của đơn vị khám chữa bệnh, trình độ chuyên môn của bác sỹ và nhân viên y tế, sự đầy đủ và hiện đại của các máy móc thiết bị hiện có. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh viêm xoang uy tín dưới đây ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ số 1: Bệnh viện tai mũi họng Trung ương – Số 78 đường Giải Phóng, phương Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Đại chỉ số 2: Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 – Số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Địa chỉ số 3: Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 đường Giải Phóng, phương Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Địa chỉ số 4: Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 - Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Địa chỉ số 5: Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM - 153 - 155 - 157 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TP.HCM
Địa chỉ số 6: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM.
Y học cổ truyền trị viêm xoang mạn tính tương đối tốt, nó thuộc về phạm trù “viêm xoang mũi” trong Đông y. Thường vận dụng phương pháp biện chứng luận trị để tiến hành điều trị bệnh. Đối với viêm xoang cấp, chứng thường thấy có 3 loại hình:
Phong nhiệt kinh phế: thời kỳ đầu phát bệnh, nghẹt mũi, dịch mũi hơi dính màu vàng nhạt, niêm mạc mũi sưng đỏ, cuốn mũi phì đại, hốc mũi chứa ít dịch mủ, đau trán, ấn gõ vào gò má đau, sốt, lạnh run, cổ họng khó chịu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù nhiều. Điều trị nên sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế thông huyệt. Dùng đơn Thương nhĩ tán cùng Ngân kiều tán.
Đờm uất nhiệt: Triệu chứng thường thấy dịch mủ vàng đục, đặc keo, thậm chí tanh hôi, có lẫn máu, nghẹt mũi, giảm khứu giác, đau đầu dữ dội, niêm mạc mũi đỏ tươi, hốc mũi chứa mủ, miệng đắng cổ khô, lưỡi đỏ bợ vàng, mạch huyền nhiều. Nên dùng thanh can lợi đởm, tả nhiệt thông huyệt. Dùng phương Long đởm tả can thang.
Tỳ vị thấp nhiệt: Triệu chứng thường thấy dịch mũi vàng đục, lượng nhiều, nghẹt mũi liên tục, bệnh kéo dài, niêm mạc mũi sưng đỏ, sốt, đau đầu, nặng đầu, mệt mỏi, thiếu sức, chán ăn, nước tiểu vàng, phân khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt nhiều. Điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp, khử trọ thông huyệt. Dùng đơn Cam lộ tiêu độc đan.
Đối với viêm xoang mạn tính, căn cứ vào biện chứng luận trị triệu chứng toàn thân và tại chỗ của bệnh nhân, thường có các loại hình sau:
Uất nhiệt kinh phế: Triệu chứng thường thấy là nghẹt mũi lâu ngày, dịch mũi đặc, vàng đục, giảm hoặc mất khứu giác, niêm mạc hốc mũi sưng, đỏ đậm, đường mũi có nước vàng đục. Bệnh nhân choáng đầu, mệt mỏi, lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng, mạch tế sắc (nhỏ và nhanh). Điều trị nên tuyên phế thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Chọn phương Hoàng linh thanh phế.
Khí huyết ứ trở: Nước mũi dịch trắng hoặc vàng đục như mủ, nghẹt mũi, niêm mạc mũi sưng to, đỏ đậm; lưỡi đỏ đậm, mạch nhỏ rít. Điều trị nên hành khí hoạt huyết, khử ứ thông huyệt. Chọn đơn Thông huyệt hoạt huyết thang hợp với Thương nhĩ tử tán.
Nhiệt thấp tê trở: Mũi chảy dịch mủ vàng, lượng nhiều, tanh hôi, nghẹt mũi tương đối nặng, đầu nặng, đau khó chịu, buổi chiều nặng hơn, niêm mạch mũi sưng dày đỏ, niêm mạch xoang mũi tăng dày tương đối nặng, bên trong chứa mủ, khó chịu, ăn ít, đại tiện quện dính, tiểu tiện vàng đục. Rêu lưỡi vàng ngậy, mạch nhu sác. Nên dùng thanh nhiệt giải độc, hóa thấp thông huyệt. Chọn đơn Hoàng linh hoạt thạch thang.
Phế tỳ khí hư: Viêm xoang tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi, dịch mũi nhầy trắng hoặc vàng đặc, lượng nhiều, nghẹt mũi, đau đầu choáng đầu, mệt mỏi, thiếu sức, hơi thở ngắn, sắc mặt không tươi, ăn ít bụng trướng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch nhỏ yếu. Nên bổ tỳ phế, ích khí thông huyệt. Chọn đơn Bổ trung ích khí thang hợp với Sâm linh Bạch truật tán.
Hàn đàm ngưng trệ: Chảy nước mũi dịch dính, đầu đai cục bộ, đắp nóng thì bớt; lưỡi nhạt rêu mỏng trắng, mạch trầm nhỏ. Điều trị nên ôn dương thông mạch, hóa đàm thông huyệt. Chọn đơn Nhị trần thang.
Viêm xoang ngoài việc dùng thuốc có thể tăng cường thêm bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, trị liệu nhằm thúc đẩy quá trình lành bệnh.
Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với 400 năm chữa bệnh theo y học cổ truyền và những nghiên cứu phương pháp chữa bệnh tự nhiên sẽ giúp điều trị điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang mạn tính bằng các chẩn đoán chuyên sâu bao gồm: Chẩn đoán của Y học hiện đại (lâm sàng và cận lâm sàng), tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) của Y học cổ truyền, chẩn đoán theo quy luật sinh học, lí luận vòng xoắn bệnh lí. Từ đó, thầy thuốc sẽ có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Với truyền thống chữa bệnh 16 đời, cùng các bài thuốc gia truyền kết hợp với sự nghiên cứu, tìm tòi không ngừng để tìm ra những phương pháp mới đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm xoang.
DS. Lê Hằng
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – 0937638282.