Vì sao lại chậm kinh sau nhiễm COVID-19?

Các triệu chứng hậu COVID-19 đang là mối quan tâm của rất nhiều người vì tỷ lệ nhiễm và khỏi bệnh đang rất cao trong cộng đồng. Bên cạnh những triệu chứng phổ biến như ho kéo dài, mệt mỏi, chóng mặt, hay quên… nhiều chị em phụ nữ nhận thấy sau nhiễm COVID-19 chu kỳ kinh có sự rối loạn so với trước khi nhiễm bệnh. Hay gặp nhất là tình trạng chậm kinh gây cho chị em những lo lắng, lâu ngày không điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

Sinh lý chu kỳ kinh

Kinh nguyệt là sự thay đổi sinh lý với hiện tượng ra máu có tính chất chu kỳ. Chu kỳ này được diễn ra dưới sự tác động của các hormon sinh dục và hướng sinh dục, bao gồm Estrogen, Progesteron, LH và FSH. 
Giai đoạn ra máu kinh: là giai đoạn bắt đầu của một chu kỳ mới. Khi trứng rụng và không được thụ tinh, không xảy ra quá trình mang thai, niêm mạc tử cung bong ra cùng với lượng nhỏ máu và chất nhầy đi ra ngoài qua âm đạo. Ở giai đoạn này nồng độ hormon Estrogen và Progesterone giảm xuống thấp nhất trong cả chu kỳ. Thời gian ra máu thường từ 3 đến 7 ngày, ít hơn 3 ngày là thiểu kinh, trên 7 ngày là rong kinh. Trước và trong những ngày hành kinh một số người sẽ có dấu hiệu như đau bụng hoặc lưng, khó chịu bứt rứt tâm trạng không thoải mái, căng tức ngực…
Giai đoạn nang trứng: giai đoạn này bắt đầu từ ngày đầu hành kinh và kết thúc khi rụng trứng. Khi này tuyến yên nhận tín hiệu và giải phóng hormon kích thích nang trứng sản xuất từ 5-20 nang trứng, sẽ chỉ có 1 đến 2 trứng chín và rụng, số trứng chưa trưởng thành sẽ ở lại buồng trứng. Các nang trứng trong quá trình trưởng thành sẽ làm thay đổi nồng độ Estrogen, niêm mạc tử cung cũng dần dày lên theo, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình trứng sau thụ tinh làm tổ và mang thai. 
Giai đoạn rụng trứng: đây là giai đoạn dễ thụ thai nhất trong chu kỳ. Trứng trưởng thành sẽ được phóng từ buồng trứng và di chuyển theo ống dẫn trứng về tử cung. Quá trình rụng trứng ở người phụ nữ có thể xảy ra vào ngày thứ 14 chu kỳ kinh nguyệt và trong vòng 24 giờ thì khả năng thụ thai có thể diễn ra. Ở thời gian này, nếu không được thụ tinh thì trứng sẽ chết và tan ra bên trong cơ thể.
Giai đoạn hoàng thể: kéo dài trong khoảng từ 11 đến 17 ngày. Thời gian này các hormon Estrogen và Progesteron giải phóng với nồng độ cao nhất, song song với việc làm dày niêm mạc tử cung. Nếu xảy ra sự thụ tinh, hormon Gonadotropin sẽ giúp duy trì hoàng thể để giữ độ dày của niêm mạc tử cung giúp cho sự làm tổ và phát triển phôi thai. Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ co lại và được tái hấp thu, đây là cuối giai đoạn hoàng thể đi kèm với sự sụt giảm hormon và xuất hiện chu kỳ kinh tiếp theo. Do ảnh hưởng của sự thay đổi đột ngột các hormon sinh dục mà cơ thể cũng có những phản ứng tương tự khi có kinh và mất ngủ, thay đổi ham muốn tình dục hay thèm ăn hơn so với bình thường.
Thay đổi của hormon trong chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt theo Y học cổ truyền

Nội kinh nói: “Đàn bà mạch Xung là nơi chứa huyết, mạch Nhâm chủ về bào thai, hai mạch có lưu thông thì nguyệt kinh hàng tháng đi xuống, kinh đã ra thì huyết mạch vơi đi sau mấy hôm lại đầy dần”. Lại nói: “Huyết ấy đàn ông thì vận hành mà không tích lại, đàn bà tích lại mới đầy đủ mà tràn ra”.
Tuy thế muốn cho huyết mạch đầy đủ lại bởi cả 12 kinh lạc và cả tạng phủ khác. Cổ thư nói khí vị của thức ăn uống biến ra sắc đỏ đi vào hai mạch Xung và Nhâm mà thành nguyệt kinh. Sở dĩ ngoài 14 tuổi mới có nguyệt kinh vì thời kỳ ấy mạch Xung mới đầy đủ mà mạch Nhâm mới thông. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần, rồi kinh nguyệt ngừng hẳn, thiên quý suy kiệt.
Như vậy để chu kỳ kinh đều, lượng kinh ra vừa phải không nhiều không ít, máu kinh màu đỏ tươi không máu cục, thời gian có kinh không có các dấu hiệu gây khó chịu như đau bụng, nôn, tiêu chảy… thì mạch Xung phải sung mãn, mạch Nhâm phải thông lợi.
Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không định kỳ là biểu hiện khi chu kỳ ngắn hơn 22 ngày hoặc dài hơn 35 ngày, số ngày kinh ít hơn 2 ngày hoặc dài hơn 7 ngày, kinh lượng quá nhiều hoặc quá ít, có máu cục, đau bụng… 
Kinh nguyệt đến chậm (kinh sau kỳ) là việc đến ngày đáng ra phải thấy máu kinh theo chu kỳ thì lại không thấy. Hiện tượng chậm kinh có thể là dấu hiệu sớm có thai, hoặc một số bệnh lý như: buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng... hoặc đôi khi đi khám phụ khoa không phát hiện bệnh lý gì bất thường. Khi đó việc thăm khám và điều trị bằng y học cổ truyền lại cho thấy được thế mạnh điều trị về các bệnh lý cơ năng như thế này. Mặc dù có thể tại thời điểm thăm khám không phát hiện bệnh, nhưng việc lệch lạc về các biểu hiện sinh lý lâu ngày chắc chắn đã xảy ra sự rối loạn nhất định về sự vận hành khí huyết tạng phủ mà gây ra các hiện tượng ấy. Ví dụ như việc nhiễm COVID-19 là sự xâm nhập của ngoại tà vào cơ thể, tà khí theo mạch lạc đi khắp cơ thể, nếu như không được điều trị đúng để đưa được ra ngoài, thì nó sẽ lưu lại ở tam tiêu thành phục tà và gây cản trở sự thông lợi khí huyết. Và chậm kinh sau mắc COVID-19 là một trong những biểu hiện của sự không thông lợi đó.

Nguyên nhân gây chậm kinh theo Đông y

Dựa trên sinh lý nguyệt kinh theo Y học cổ truyền, thì kinh sau kỳ (chậm kinh) chủ yếu do 2 nguyên nhân là “bất vinh” và “bất thông”.

Bất vinh

Không có nguyên liệu tạo thành để đưa ra máu kinh.
  • Do huyết hư: ăn uống không đầy đủ mà sắc mặt vàng vọt, người xanh xao, hay hoa mắt chóng mặt, trống ngực, kinh sau kỳ, lượng ít, sắc nhạt, đau bụng sau kỳ kinh…
  • Do âm hư: bệnh nhiệt lâu ngày âm huyết hư tổn, xung nhâm không đầy đủ mà kinh đến muộn; hay nóng trong người, gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, kinh sau kỳ, lượng ít.

Bất thông

Vẫn có nguyên liệu tạo thành, nhưng “con đường” huyết trở về bào cung và huyết từ bào cung ra ngoài gặp khó khăn, cản trở.
  • Do hàn ứ: lúc tấu lý sơ hở hoặc lúc trong kỳ kinh lại nhiễm hàn khí hay tắm muộn làm hàn vào huyết phận gây huyết trệ; sợ gió sợ lạnh, người lạnh chân tay lạnh, kinh sau kỳ, loãng, đau bụng chườm ấm thì đỡ, máu cục…
  • Do khí hư khí uất: bẩm tố khí hư người mệt mỏi, tay chân vô lực, đoản hơi đoản khí, khí hư thì hay uất mà không thư sướng làm cho kinh nguyệt ra sau kỳ, bụng trướng đau trước kỳ, ngực sườn đầy tức, máu cục ra được thì hết đau.
  • Do đàm trệ: chậm kinh, màu nhạt, chướng bụng, ăn khó tiêu.
  • Do khí trệ huyết ứ: chậm kinh, lượng ít, sẫm màu có máu cục, bụng dưới đau cự án, táo bón…

COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến chu kỳ kinh?

Các triệu chứng hậu COVID-19 đang là mối quan tâm của rất nhiều người vì tỷ lệ nhiễm và khỏi bệnh đang rất cao trong cộng đồng. Bên cạnh những triệu chứng phổ biến như ho kéo dài, mệt mỏi, chóng mặt, hay quên… nhiều chị em phụ nữ nhận thấy sau nhiễm COVID-19 chu kỳ kinh có sự rối loạn so với trước khi nhiễm bệnh. Hay gặp nhất là tình trạng chậm kinh gây cho chị em những lo lắng, lâu ngày không điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản. 
Khi bị nhiễm COVID-19, do sốt cao lâu ngày, tân dịch hao tổn phần âm thiếu hụt không bù lại đúng cách, mạch Xung Nhâm không mãn đầy, âm hư huyết thiếu, không có nguyên liệu đi ra nên chậm kinh, kinh lượng ít. Sau nhiễm COVID-19, khí huyết hư làm khí trong huyết vận hành kém gây huyết ứ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cục máu đông theo Y học Cổ truyền và cũng gây chậm kinh, máu cục, đau bụng trong chu kỳ. Hay khi bị bệnh, tâm lý sợ hãi lo lắng làm cho can không sơ tiết mà khí uất, dẫn đến kinh nguyệt bị ứ lại trong bào cung gây đau bụng, chậm kinh, ngực đầy tức, tính tình nóng nảy cáu gắt…
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý phản ánh rõ ràng về sức khỏe của một người phụ nữ. Mọi rối loạn về chu kỳ kinh, lượng kinh, màu sắc hay các dấu hiệu khó chịu kèm theo đều báo hiệu vấn đề sức khỏe cần được điều chỉnh. Đặc biệt sau khi nhiễm COVID-19, cơ thể gặp phải nhiều triệu chứng đáng lo ngại, thì việc điều chỉnh toàn diện là rất cần thiết, tránh những di chứng lâu dài ảnh hưởng đến tim phổi và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu thấy bị chậm kinh sau nhiễm COVID-19 các chị em đầu tiên cần loại trừ việc mang thai (để tránh điều trị nhầm mang lại hậu quả đáng tiếc) bằng cách test bằng que test nhanh, đi xét nghiệm nồng độ hormon HCG trong máu, siêu âm chẩn đoán… Tiếp theo cần thăm khám chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thực thể như đã được kể trên. Việc tìm đến một cơ sở y học dân tộc uy tín, chất lượng để thăm khám tình trạng chậm kinh là một lựa chọn đáng lưu tâm. 
Đến với nhà thuốc Đông Y Gia truyền Thọ Xuân Đường, Tiến sĩ Lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm nhà thuốc, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và giải quyết các vấn đề hậu COVID-19 nói chung, tình trạng chậm kinh sau COVID-19 nói riêng một cách an toàn và tích cực với từng người bệnh. Các phác đồ thuốc được thừa hưởng từ nền tinh hoa y học dân tộc phong phú trong sản phụ khoa, kết hợp kinh nghiệm gia giảm, phối hợp quân thần tá sứ tạo nên bài thuốc cá nhân hóa nhất có thể. Bên cạnh đó có thể kết hợp châm cứu, cấy chỉ tăng lưu thông khí huyết cũng là một lựa chọn hay được áp dụng cho các bệnh lý phụ khoa.
BS. Tú Uyên
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới