Trầm hương - Loại vật liệu quý trong văn hoá và y dược

Chi Trầm hương (Aquilaria) có hơn 20 loài trên khắp thế giới và chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á. Trầm hương có giá trị đối với sức khỏe và văn hóa tâm linh, hơn thế nữa, chúng còn được các nhà khoa học nghiên cứu về tác dụng dược lý.

Trầm hương - Loại vật liệu quý trong văn hoá và y dược

Trầm hương - Loại vật liệu quý trong văn hoá và y dược

1. Trầm hương là gì? Vì sao trầm hương lại có giá trị cao?

Trầm hương còn được gọi bằng những tên khác như trầm dó, dó bầu, dó trầm. Cây trầm hương có thân cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen. Gỗ trầm hương có giá trị cao, được dùng để làm nước hoa, hương nhang và dược phẩm. Gỗ trầm được sử dụng để chế tác các đồ vật tâm linh và các đồ dùng gia dụng cao cấp.

Trầm hương thực chất là lượng dầu kết tinh trong gỗ cây dó bầu, chính là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây. Khi cây dó bầu bị thương, nhựa với tinh dầu thơm trong cây tích tụ lại đó để chống lại sự nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại dần dần biến tính và thành trầm, theo thời gian sẽ cho ra được những khối trầm to nhỏ và hình dáng khác nhau. Những cây dó bầu có trầm thường bị xơ xác và thân có các khối trầm tích đã từng bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, gãy cành…

Trầm sinh ra giữa đất trời và tích tụ dưới một khúc cây. Dù nhìn với góc độ truyền thuyết hay khoa học, người ta tin rằng trầm có giá trị tâm linh bởi trầm chính là tác phẩm kì diệu của thiên nhiên và tạo hóa

Ở nước ta, trầm hương phân bố trong rừng rậm nhiệt đới nguyên sinh, nơi có mưa nhiều ẩm ướt. Trong đó trầm hương Khánh Hòa được thế giới biết đến nhiều nhất bởi chất lượng trầm, được đánh giá là một trong những loại trầm hương cao cấp.

Trầm hương có hương thơm huyền bí, được đánh giá cao trong ngành nước hoa và tinh dầu trầm hương có giá trị thương mại lớn, giá cả đắt đỏ.

Trầm hương được chia làm 4 loại chính như sau:

Trầm Kỳ nam: Là loại trầm hương đặc biệt quý hiếm, khó khai thác. Trầm Kỳ nam có lượng tinh dầu lớn nhất trong các loại trầm, mềm và dẻo, mùi hương đầy đủ vị cay, đắng, thơm, ngọt, khói xanh bay thẳng lên cao. Trầm Kỳ nam được phân thành 4 loại: Bạch Kỳ, Thanh Kỳ, Huỳnh Kỳ và Hắc Kỳ.

Trầm rễ: Rễ cây chìm hoàn toàn dưới nước hình thành nên trầm rễ, tuy không hoàn hảo như trầm Kỳ nam nhưng cũng là loại trầm quý hiếm, khó khai thác.

Trầm kiến: Là loại trầm có lỗ, hang do kiến đục làm tổ trên cây, trầm kiến chìm lửng dưới nước và cũng là một loại trầm quý hiếm trong tự nhiên. Trầm kiến cũng được chia thành nhiều loại: Kiến xanh, kiến điệp, kiếm kim, kiếm vách lầu, kiến gai, kiến lỗ, kiến trắng, kiến đen đụp.

Trầm tốc: là loại trầm được hình thành trên thân cây dó bầu, chất đặc, không có lỗ. Trầm tốc được ưa chuộng và thông dụng trên thị trường hiện nay bởi chất lượng ổn định và giá cả hợp lý. Trầm tốc có rất nhiều loại nhưng điển hình là: Tốc đỉa, tốc dây, tốc hương, tốc pi. Trong đó tốc hương có mùi rất thơm.

  • Tốc đỉa: Là loại trầm tốc chứa nhiều dầu trong các thớ gỗ, dạng nhỏ tượng giống con đỉa hoặc ngón tay.
  • Tốc dây: Là loại trầm tốc có mức độ tích dầu đan xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, hình dạng rễ cây.
  • Tốc hương: Là loại trầm tốc có mức độ tích dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội.
  • Tốc pi: Là loại trầm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn.

2. Tác dụng y học của trầm hương

  • Hơn 150 hợp chất trong trầm hương đã được xác định cho đến nay, hầu hết là sesquiterpenoit, cromon và các hợp chất thơm dễ bay hơi. Các nghiên cứu về hóa học của khói trầm hương được thảo luận.
  • Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất tinh dầu trầm hương có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, gây độc tế bào ung thư, hạ sốt, giảm đau, chống thiếu máu cục bộ, nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa. Các thành phần hoạt tính sinh học quan trọng nhất của cây là alcaloid, tanin, flavonoid và các hợp chất phenolic.  Các polyphenol chính trong trầm hương là glycoside flavonoid, benzophenones và xanthones. Trong số các nguyên tắc hoạt động được xác định là iriflophenone 3,5-C-β-diglucoside, iriflophenone 3-C-β-glucosidemangiferin, iriflophenone 2-O-α-rhamnoside, genkwanin 5-O-β-glucoside, genkwanin 4′-methyl ether 5-O-β-primeveroside. Sesquiterpenes được báo cáo là các hợp chất hoạt động chính trong trầm hương và được cho là nguyên tắc hoạt động của trầm hương.
  • Trầm hương đã được sử dụng để điều trị các bệnh truyền viêm nhiễm, bệnh khớp, tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, ung thư. Tinh dầu trầm hương có hoạt tính sinh học và dùng cho các mục đích y học khác nhau.
  • β-Caryophyllene trong tinh dầu trầm hương đã được thử nghiệm về tác dụng ức chế sự tăng sinh của một số dòng tế bào ung thư và tế bào bình thường ở người. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn của β-caryophyllene đã được thử nghiệm chống lại một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở người. Các kết quả nghiên cứu cho thấy β-caryophyllene là một nguồn kháng vi sinh vật tiềm năng và có đặc tính gây độc tế bào chọn lọc mạnh, chống lại các tế bào ung thư đại trực tràng ở người. Các nghiên cứu sâu hơn chỉ ra rằng β-caryophyllene có khả năng đầy hứa hẹn trong ngăn chặn sự phát triển, xâm lấn và di căn của khối u.
  • Trầm hương là vị thuốc quý hiếm trong y học cổ truyền, có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chưa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, cấm khẩu, hạ sốt, khó thở, thổ huyết…Trầm hương còn giúp tăng bản lĩnh phái mạnh.

3. Giá trị tâm linh của trầm hương

  • Theo tâm linh, trầm hương có tác dụng xua đuổi tà ma, tạp uế, đem đến năng lượng tích cực. Từ xa xưa, các quan tư tế của Ai Cập đã sử dụng khói đốt trầm hương để thông giao, thỉnh cầu với thần linh. Trầm hương cùng với một số dược liệu khác còn sử dụng để tẩm ướp xác trong lăng mộ, xua tan uế khí.
  • Trầm hương được mệnh danh là hương của Niết Bàn, hiện diện trong các nghi lễ tôn giáo hướng đến những điều thiện lành, tu tâm, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha… tất cả đều tập trung vào tâm thức của con người, giúp con người làm chủ hạnh phúc, nhận ra mục đích sống và có được một đời sống viên mãn. 
  • Mùi hương trầm có tác dụng định thần, tăng sự tập trung, minh mẫn, an lạc nên thường được dùng trong thiền định, thư giãn, yoga…
  • Ngoài ra, trầm hương còn giúp mang sự cát tường, hanh thông cho gia chủ. Việc sử dụng trầm để xông phòng sẽ giúp mang lại không gian ấm cúng, hương thơm huyền bí và có nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.

Nguồn: https://dongythoxuanduong.com.vn

Bác sỹ Thuỳ Ngân

Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới