Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, đây là căn bệnh gây phiền toái làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của nhiều người với các triệu chứng khó chịu. Người mắc bệnh viêm xoang thường mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và các đợt cấp xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên. Các nguyên nhân gây bệnh viêm xoang là gì? Triệu chứng khiến người bệnh cần đi khám bệnh viêm xoang là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu

Sơ lược về giải phẫu và sinh lý vùng mũi xoang

Giải phẫu vùng mũi xoang

Hệ thống xoang là những hốc nằm trong xương sọ mặt được mang tên những xương cấu tạo lên nó, có liên quan mật thiết đến hốc mũi, các mô, cơ quan lân cận. Các xoang bao gồm các xoang trước và xoang sau. Xoang trước có liên quan đến hốc mũi thông ra ngoài qua khe cuốn mũi giữa, gồm có: Xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước. Khi bị viêm xoang trước người bệnh hay có biểu hiện chảy dịch ra qua đường mũi. Xoang sau liên quan với hốc mũi sau và thông xuống họng, gồm có: Xoang bướm, xoang sàng sau. Nếu bị viêm nhiễm các xoang sau người bệnh có thể thấy biểu hiện chảy dịch từ trên mũi xuống họng, do đó dịch này có thể làm bội nhiễm gây viêm họng.
  • Xoang hàm: Là xoang lớn nhất trong hệ thống, nằm dưới hốc mắt, hai bên mũi;
  • Xoang trán: Là 2 hốc rỗng nằm ở trong xương trán, tương ứng với đầu trong cung lông mày;
  • Xoang sàng: Bao gồm các hốc rỗng kích thước to nhỏ khác nhau từ trước ra sau, nằm giữa hốc mắt và hốc mũi. Xoang sàng còn được gọi với tên khác là mê đạo sàng vì có cấu tạo phức tạp;
  • Xoang bướm: Là hốc xoang nằm sâu nhất trong khoang mũi, nằm ở dưới sàng sọ, có liên quan đến dây thần kinh thị giác (dây thần kinh sọ não số II) và động mạch cảnh trong;
Động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong là các động mạch liên quan đến hệ thống xoang.
Hệ thống xoang liên quan đến các dây thần kinh sọ não số I, II, V; hạch bướm khẩu cái chi phối thần kinh thực vật.

Sinh lý vùng mũi xoang

Các hốc xoang được lót trong bởi lớp niêm mạc lông chuyển tiết nhày luôn luôn di chuyển theo một chiều về phía lỗ thông. Lớp niêm mạc lông chuyển tiết nhày này có tác dụng đẩy các dị vật như: Bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm, chất nhày... để đưa ra ngoài.
Chức năng sinh lý của xoang bao gồm:
  • Lưu thông dòng không khí;
  • Làm ẩm và làm ấm dòng không khí trước khi đưa vào phổi nhờ hệ thống niêm mạc sao cho để cân bằng với bên trong cơ thể;
  • Làm giảm trọng lượng khối xương đầu mặt;
  • Cân bằng sọ mặt, để mặt dễ dàng cử động hơn;
  • Cộng hưởng âm thanh;
  • Lưu thông dịch từ trong xoang ra bên ngoài.
Khi chức năng sinh lý của xoang có thể bị rối loạn bởi các nguyên nhân bên ngoài và bên trong thì sẽ phát sinh bệnh lý ở xoang. Bệnh lý thường xảy ra nhất đó chính là viêm xoang.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang bao gồm các yếu tố bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường. 

Các nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính

Viêm mũi do dị ứng hoặc nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp trên sẽ dẫn đến viêm xoang cấp tính. 
Các nguyên nhân vật lý như bơi hoặc lặn (sang chấn do áp lực), dị hình vách ngăn, polyp trong xoang mũi.
Có thể bị viêm xoang cấp tính sau nhổ răng, sâu răng, viêm quanh răng.
Vi khuẩn gây viêm xoang thường hay gặp nhất là phế cầu và các liên cầu; nhiễm khuẩn bệnh viện là tụ cầu vàng hay các vi khuẩn gram âm, do ống thông đặt ở mũi trên 48 giờ. 

Các nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính có mủ

Các tác nhân gây bệnh thông thường là tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mũi họng, vi khuẩn kỵ khí… Sự rối loạn vận động của các tế bào lông chuyển niêm mạc lót xoang và khiến cho bệnh viêm xoang trở thành mãn tính và thường bị viêm đa xoang.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang bao gồm các triệu chứng chính sau:
  • Đau: Tùy vào xoang bị viêm mà vùng bị nhức khác nhau: Đau nhức vùng má (xoang hàm), đau nhức giữa hai cung lông mày, thường đau nhất tầm 9 – 10 giờ sáng (xoang trán), đau nhức giữa hai mắt (xoang sàng trước), đau nhức sâu bên trong và vùng gáy (xoang sàng sau, xoang bướm);
  • Chảy dịch: Viêm xoang thường xảy ra hiện tượng chảy dịch này, tùy vào vị trí xoang bị viêm mà có thể chảy dịch ra ở mũi (xoang trước) hoặc xuống họng (xoang sau). Triệu chứng chảy dịch nhày làm cho người bệnh luôn phải sụt sịt mũi hoặc có cảm giác vướng đờm ở họng muốn khạc nhổ, rất khó chịu. Dịch nhày sẽ có màu khác nhau như trắng đục, màu vàng nhạt, màu xanh, có mùi hôi. Màu sắc của dịch sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, hoặc thời gian mới mắc hay bị bệnh lâu ngày;
  • Ngạt mũi: Biểu hiện này do dịch ứ đọng ở khe sàn, hoặc do cuốn mũi bị phù nề. Có thể bị ngạt mũi một bên, hoặc cùng lúc ngạt cả hai bên mũi;
  • Mất hoặc giảm khứu giác: Khó hoặc không ngửi thấy mùi. Thường là viêm xoang nặng, phù nề nhiều, mùi không lên đến thần kinh khứu giác, khiến cho giảm khứu giác.
Có thể bệnh viêm xoang không có đầy đủ các triệu chứng, có khi chỉ có một triệu chứng đơn lẻ.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đặc biệt như viêm xoang hàm do vi khuẩn từ răng sâu vào xoang. Chỉ có xoang hàm một bên viêm nặng cùng bên với răng sâu. Có các triệu chứng: Mủ chảy vào mũi, mùi rất hôi thối. 
Nếu có những triệu chứng như trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám bệnh viêm xoang.
Khám thực thể có những triệu chứng sau:
  • Soi mũi: Thấy niêm mạc cuốn mũi sung huyết, cuốn dưới nề, to, khi đặt bông thấm dung dịch Ephedrine 1% thấy còn co hồi lại tốt. Cuốn giữa nề, khe giữa thấy có dịch mủ đọng bám vào;
  • Trường hợp viêm xoang do răng hàm trên, thấy bị viêm quanh răng, răng đau nhức theo nhịp mạch đập, mủ chảy từ xoang ra có mùi rất hôi thối;
  • Khi ấn ngón tay ở mặt trước xoang gây đau: Ấn vùng hố nanh tương ứng với xoang hàm. Ấn góc trên trong hốc mắt tương ứng với xoang sàng (điểm Grund-wald) và ấn đầu trên trong lông mày tương ứng với xoang trán (điểm Ewing).
Nếu không điều trị bệnh viêm xoang đúng phương pháp, bệnh có thể kéo dài và với nhiều biến chứng. Các biến chứng của viêm xoang bao gồm:
  • Biến chứng nhiễm khuẩn: Vi khuẩn lan gây viêm dây thần kinh, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa… Vi khuẩn theo đường máu, gây ra các biến chứng rất nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết;
  • Viêm xoang mãn tính thường gây đau đầu, có thể đau âm ỉ liên tục, do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh vi mạch máu ở mũi. Do mũi và xoang bao quanh 3 phía của hốc mắt, nên viêm xoang mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến mắt như đau hốc mắt, sưng nề mi mắt, suy giảm thị lực, mỏi mắt;
  • Viêm xoang mãn tính lâu ngày còn gây mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, học tập và làm việc không hiệu quả.
Qua đây, chúng ta đã sơ bộ nắm được những kiến thức về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm xoang. Vậy còn điều trị bệnh viêm xoang thế nào? Cùng theo dõi những thông tin hữu ích về sức khỏe tại các kênh thông tin của Nhà thuốc Thọ Xuân Đường để chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mình!
TS. Lương Y. Phùng Tuấn Giang
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới