Tìm hiểu và dự phòng tăng huyết áp

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới nhất là ở các khu vực đô thị, chiếm tỉ lệ mắc bệnh từ 10-20% dân số. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Cùng Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết sau đây.
Có nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp như: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, căng thẳng tinh thần, thể trạng béo phì,…Tuy nhiên tăng huyết áp ở người lớn hầu hết là không có nguyên nhân (tăng huyết áp vô căn) chiếm tỷ lệ 90-95% còn gọi là bệnh tăng huyết áp.
Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và gây ra những biến chứng và di chứng nặng nề thậm chí là tử vong. Ngày nay có nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch đi kèm bệnh tăng huyết áp khiến cho bệnh nặng và dễ biến chứng hơn. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tăng huyết áp ở giai đoạn sớm góp phần là tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm gánh nặng và chi phí cho gia đình.
Cùng Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết sau đây:

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực tác động tới thành mạch để tạo nên động lực giúp đẩy máu từ tim tới các vị trí khác trên cơ thể nhằm nuôi dưỡng các mô tế bào, từ đó duy trì và phát triển sự sống. Dưới sự co bóp của tim và sức cản của thành động mạch huyết áp được tạo thành. 
Khi tim co bóp, máu sẽ được bơm vào các mạch máu, ép vào thành động mạch làm mạch máu căng ra. Số đo huyết áp tại thời điểm tim co bóp được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Sau khi co bóp, tim sẽ giãn ra, thành động mạch sẽ trở về trạng thái ban đầu, số đo huyết áp tại thời điểm này được gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu.

Thế nào là tăng huyết áp?

Theo hội nghị lần thứ VII, năm 2003 của Liên ủy ban quốc tế về phòng ngừa, phát hiện và đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII – 2003): Một người lớn có tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg.

Nguyên nhân

Trong số những người bị tăng huyết áp, có khoảng 90 – 95% không có nguyên nhân, gọi là tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp tiên phát, hoặc bệnh tăng huyết áp. Chỉ có khoảng 5 - 10% tăng huyết áp có nguyên nhân, đó là tăng huyết áp thứ phát sau một số bệnh khác như:

Nguyên nhân do thận

  • Viêm thận cấp;
  • Bệnh thận mạn tính;
  • Hẹp động mạch thận;
  • Thận đa nang;
  • Ứ nước bể thận;
  • U tăng tiết renin.

Nguyên nhân nội tiết

  • Cường aldosteron tiên phát (hội chứng Conn);
  • Hội chứng Cushing;
  • U tủy thượng thận;
  • Bệnh tuyến giáp hoặc cận giáp.

Nguyên nhân khác

  • Hẹp eo động mạch chủ;
  • Do thuốc hoặc liên quan đến thuốc,…
Có rất nhiều yếu tố gây tăng huyết áp tiên phát như: Hút thuốc lá, uống rượu, lối sống và sinh hoạt, yếu tố tâm lý, béo phì, sự thay đổi về gen,…

Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp:
  • Đau đầu;
  • Ù tai;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Nhìn mờ.
Đối với tăng huyết áp giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng rầm rộ, khiến người bệnh có thể bỏ qua các triệu chứng.

Chẩn đoán

Một người bệnh được chẩn đoán là tăng huyết áp khi đo huyết áp động mạch thấy huyết áp tâm thu ≥140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
Việc đo huyết áp chính xác để giúp chẩn đoán xác định được thực hiện tối thiểu 2 lần trong 2 lần khám.

Những biến chứng của cao huyết áp

  • Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị to ra và yếu đi;
  • Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận;
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp rất cao. Thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim;
  • Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng;
  • Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp;
  • Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…;
  • Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa. 

Mục tiêu điều trị 

Theo JNC VII, mục tiêu cuối cùng của tăng huyết áp là giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và giảm tỷ lệ tử vong.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đạt mục tiêu dưới 140/90mmHg sẽ làm giảm các biến chứng tim mạch.
Đối với các bệnh nhân tăng huyết áp kết hợp đái tháo đường hoặc bệnh lý thận mục tiếu huyết áp là dưới 130/80mmHg.

Điều chỉnh lối sống

Một lối sống lành mạnh, điều độ là tiêu chuẩn hàng đầu để ngăn ngừa và là một phần quan trọng trong điều trị tăng huyết áp. Việc thay đổi lối sống có tác dụng giảm huyết áp, tăng hiệu quả của thuốc hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch.
Các yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều chỉnh lối sống bao gồm: 
  • Giảm cân ở những người tăng cân hoặc béo phì: Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường;
  • Chế độ ăn giàu kali, hạn chế muối: Ăn nhiều trái cây, rau, các sản phẩm bơ sữa ít béo, giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Giảm lượng Natri ăn vào hàng ngày;
  • Hạn chế căng thẳng tinh thần quá mức;
  • Điều chỉnh lượng cồn tiêu thụ.

Dự phòng

Đối với các trường hợp tăng huyết áp thứ phát, ngoài việc theo dõi và điều trị huyết áp thường xuyên, cần tiếp tục điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Ăn uống

Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để góp phần điều chỉnh huyết áp, trong đó chú ý đến các yếu tố có liên quan đến huyết áp cơ thể như natri, kali, canxi, mỡ động vật, đường và chất xơ.
  • Natri: được tạo từ hai nguồn chính: phần cho thêm vào thức ăn như muối, nước mắm, mì chính,…( phần này phụ thuộc vào khẩu vị từng người), được cho thêm vào trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm như các thực phẩm đóng hộp, hun khói, sấy khô, ướp muối,… và phần có sẵn trong thực phẩm. Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không nên có chế độ ăn nhiều natri (không quá 2% muối trong thức ăn và 1% muối trong nước uống hoặc không quá 5,8g muối/ngày). Trong thực đơn cần hạn chế các loại thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến công nghệ vì các thực phẩm này thường chứa nhiều muối.
  • Lipid: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến hệ tim mạch nói chung và huyết áp nói riêng. Những chất béo chứa acid béo no có ảnh hưởng tới quá trình vữa xơ động mạch (như mỡ bò, mỡ lợn,…). Những chất béo chứa các acid béo không no (có trong các loại dầu thực vật) không gây hại cho hệ tim mạch, đồng thời người ta nhận ra rằng chất béo này còn có khả năng làm tan bớt các mảng xơ vữa. Chất béo có hại cho hệ tim mạch nhưng cũng rất cần thiết cho cơ thể, chúng có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời là dung môi giúp hòa tan và hấp thu các vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, K,… đối với người bị tăng huyết áp, không nên thực hiện chế độ kiêng chất béo tuyệt đối mà nên có chế độ ăn giảm chất béo. Những thực phẩm có thể sử dụng đối với người cao tuổi tăng huyết áp bao gồm sữa đã loại bớt chất béo (sữa gầy), sữa chua, cá, mỡ của một số loài gia cầm như gà, vịt, các loại dầu ăn thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu…) Một số thực phẩm chứa chất béo không nên ăn nhiều bao gồm: Sữa chua chưa loại bỏ chất béo, bơ, các loại phủ tạng động vật (gan, óc, …). 
  • Protid: là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, một chế độ ăn cung cấp đủ protein giúp cơ thể hoạt động có hiệu quả, Người tăng huyết áp không cần hạn chế ăn thịt cá mà nên sử dụng loại thức ăn này một cách hợp lý. Cá là một loại thức ăn tốt với hệ tim mạch. Nên sử dụng thịt nạc của gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng,… Ngoài ra, một số loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật cũng là nguồn cung cấp protein rất tốt cho cơ thể như: Các loại nấm, các loại đậu, vừng, lạc,…
  • Glucid: Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cần ăn đủ theo nhu cầu lao động và sinh hoạt. Nếu chế độ ăn quá nhiều glucid, cơ thể sẽ tự động dự trữ chất này tại các mô mỡ dưới dạng lipid, làm tăng lượng lipid trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Glucid có trong rất nhiều các loại thực phẩm, chủ yếu là từ ngũ cốc, gạo, lúa mì, củ, các loại quả và sữa,… Đối với người tăng huyết áp, nên dùng các loại hạt ngũ cốc nguyên vẹn như gạo tẻ, gạo nếp, khoai củ. Nên hạn chế các loại đường và mật ong.
  • Năng lượng: đối với người mắc chứng thừa cân, béo phì, ít hoạt động có tăng huyết áp, nên thực hiện chế độ ăn năng lượng thấp (1200 - 1600 Kcal/ngày). Đối với người lao động vừa phải nên hạn chế ở mức 1800 - 2000 Kcal/ngày.
  • Rau và trái cây: Là những thức ăn cần thiết đối với người tăng huyết áp. Loại thức ăn này chứa nhiều kali, hầu như không có natri nên có tác dụng làm giãn mạch, giảm huyết áp. Các loại rau và trái cây còn chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin thiên nhiên và các chất chống oxy hóa, góp phần chống lão hóa, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, giúp thải trừ cholesterol…
  • Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất gây kích thích đối với người tăng huyết áp.

Tâm lý

Hạn chế các căng thẳng tâm lý bằng nhiều phương pháp như: Ngủ đúng giấc và đủ giấc, có biện pháp giải tỏa tinh thần phù hợp giải quyết các xung đột tâm lý có ảnh hưởng đến huyết áp,…

Sinh hoạt

  • Người bệnh nên có chế độ học tập, làm việc và luyện tập kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các căng thẳng đầu óc hay làm việc quá sức;
  • Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động mang tính chất thư giãn, phù hợp với nhu cầu và sở thích của mỗi người;
  • Cần chú ý đến sự thay đổi khí hậu để có sinh hoạt phù hợp, hạn chế cơn tăng huyết áp.

Luyện tập

  • Hướng dẫn người bệnh tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng: yoga, thiền, đi bộ, dưỡng sinh… phù hợp với tình hình sức khỏe;
  • Người bệnh không nên luyện tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.
Được ví như kẻ giết người thầm lặng - Tăng huyết áp hiện nay đang dần trở nên phổ biến và nguy hiểm, vậy nên mọi người chúng ta cần có những kiến thức cơ bản để có thể phòng ngừa và điều trị sớm tránh gây diễn biến nghiêm trọng.
BS. Mỹ Linh (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới