Tác dụng của dầu hạnh nhân đối với sức khỏe và làm đẹp

Dầu hạnh nhân lấy hạt hạnh đào giàu dinh dưỡng với những tác dụng mạnh mẽ. Có 2 loại hạnh nhân chính tạo ra dầu hạnh nhân, nhưng loại được sử dụng cho hầu hết các mục đích thẩm mỹ và vi lượng đồng căn là dầu hạnh nhân ngọt. Mặc dù vậy, đừng để cái tên đánh lừa chúng ta: Dầu hạnh nhân ngọt là một chất không ngọt. Trên thực tế, nó giúp giải quyết cholesterol xấu, bệnh tim mạch, da khô, tóc hư tổn và hơn thế nữa.

Tìm hiểu về dầu hạnh nhân

Hạnh nhân là nhân hạt của quả hạnh đào (Amygdalus communis L.), thuộc Họ Hoa hồng (Rosaceae) có nguồn gốc ở Tây Nam Á và Trung Đông, đến tận sông Indus ở Pakistan. 
Quá trình thuần hóa hạnh nhân bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, những người nông dân bắt đầu xác định và chọn loại hạnh nhân ngọt. Hạnh nhân đắng đôi khi được sử dụng ở dạng dầu, nhưng nhiều người hiểu rằng hạnh nhân đắng độc hại ngay cả với một số liều lượng nhỏ vì nó có chứa xyanua. Tất cả các loại hạnh nhân được trồng và phân phối thương mại đều là hạnh nhân ngọt.
Thật thú vị, có một số công dụng của dầu hạnh nhân đắng có thể được thực hiện với sự giám sát của bác sĩ. Khi xyanua được chiết xuất từ ​​​​dầu hạnh nhân đắng có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, chống ngứa, kháng nấm và chống co thắt.

Giá trị dinh dưỡng của hạnh nhân

100 gram dầu hạnh nhân chứa 60 IU vitamin E, 200% lượng khuyến nghị hàng ngày.
Ngoài một lượng nhỏ vitamin K, các vitamin và khoáng chất khác chỉ được tìm thấy với lượng không đáng kể trong dầu hạnh nhân.
Nói chung, lợi ích của hạnh nhân được tìm thấy trong lượng chất béo không bão hòa dồi dào.

Tác dụng làm đẹp của dầu hạnh nhân đối với da và tóc

Có lợi cho da nhạy cảm, kể cả da em bé

Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của dầu hạnh nhân là khả năng giữ cho làn da của chúng ta trông tươi trẻ và khỏe mạnh. Là một loại dầu dịu nhẹ, ít gây dị ứng nên rất an toàn cho làn da nhạy cảm, kể cả da em bé. Hấp thụ tốt nhất khi dầu được làm ấm đến nhiệt độ cơ thể trước khi sử dụng.
Dầu hạnh nhân có kết cấu nhẹ và dễ dàng hấp thụ vào da. Nó có thể được sử dụng để nhẹ nhàng đánh bật các mảnh vụn từ sâu bên trong lỗ chân lông của da, đồng thời cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá nhờ hàm lượng vitamin A của nó. Chúng ta thậm chí có thể tạo ra một hỗn hợp tẩy da chết tự nhiên bằng cách sử dụng đường mịn trộn với dầu hạnh nhân ngọt, an toàn cho cả những người có làn da nhạy cảm.
Đối với quầng thâm dưới mắt, hãy thoa một vài giọt dầu hạnh nhân ấm bên dưới mí mắt dưới của chúng ta trước khi đi ngủ. Thoa dầu hạnh nhân khắp mặt mỗi tối cũng có thể làm chậm các dấu hiệu lão hóa nói chung vì nó làm mới các tế bào trên da mặt của chúng ta.
Một cách phổ biến khác để sử dụng dầu hạnh nhân ngọt là pha loãng tinh dầu thảo mộc từ dạng tinh khiết nhất của chúng để làm cho chúng an toàn hơn khi thoa trực tiếp lên da. Khi sử dụng theo cách này, dầu hạnh nhân được coi là dầu vận chuyển (hoặc dầu nền) của tinh dầu thoa da. Dầu hạnh nhân là chất mang tốt vì có mùi nhẹ và không dễ bay hơi.

Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV (tia tử ngoại)

Có lẽ phần lớn là do đặc tính chống oxy hóa, dầu hạnh nhân ngọt được biết đến với khả năng bảo vệ da chống lại tác hại của bức xạ tia tử ngoại (UV) và giữ cho làn da mềm mại và đàn hồi. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy dầu hạnh nhân vừa ngăn chặn tác hại của tia UV ban đầu vừa làm chậm tác động của tia UV sau khi nó xảy ra.

Giảm bớt bệnh vẩy nến và bệnh chàm

Công dụng của dầu hạnh nhân trong điều trị các tình trạng da khô và tổn thương, chẳng hạn như bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Điều này đã được giảng dạy trong các trường y học cổ đại Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp - Ba Tư.
Nghiên cứu chỉ ra rằng kem bôi tay với dầu hạnh nhân ngọt giúp giảm viêm da tay với các triệu chứng bỏng rát, châm chích, đỏ và ngứa da. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dầu hạnh nhân là một phương thuốc an toàn, giúp giảm viêm, ngứa và mẩn đỏ trên bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm.

Hỗ trợ chữa lành vết thương

Chấn thương hoặc phẫu thuật thường có thể gây ra sẹo trên da, y học cổ truyền sử dụng dầu hạnh nhân để giúp giảm sự xuất hiện của sẹo cũng như làm dịu da.

Giảm sự xuất hiện của các vết rạn da

Nghiên cứu chỉ ra rằng dầu hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa vết rạn da ở người mang thai và thậm chí làm giảm ngứa khi da lành lại. Phụ nữ mang thai chỉ cần thoa dầu hạnh nhân trực tiếp lên da vùng bụng mỗi ngày.
Đối với biện pháp khắc phục vết rạn da, hãy thoa dầu hạnh nhân lên vùng bị rạn da mỗi ngày, chẳng hạn như sau khi tắm (khi da ấm và sẵn sàng hấp thụ dầu hạnh nhân).

Sử dụng như một loại mỹ phẩm

Các ý tưởng làm đẹp da với dầu hạnh nhân là sử dụng nó như một chất tẩy trang, điều trị môi nứt nẻ và giảm các lớp rám nắng không mong muốn.

Sử dụng để cải thiện tóc, bao gồm loại bỏ gàu và xoăn cứng

Dầu hạnh nhân có thể giúp cải thiện vẻ ngoài và sức khỏe của tóc bất kể loại tóc của chúng ta là gì. Các đặc tính chống viêm, không gây dị ứng của dầu hạnh nhân giúp sửa chữa những hư tổn hiện có cho tóc trong khi chất béo của nó bổ sung độ ẩm và độ đàn hồi.
Dưới đây là một số cách sử dụng dầu hạnh nhân cho tóc:
  • Thoa dầu hạnh nhân lên tóc để thay thế cho dầu xả;
  • Chúng ta có thể thêm dầu hạnh nhân vào dầu gội DIY (Do It Yourself – tự mình làm) để tăng thêm độ bóng cho tóc;
  • Để trị gàu, xoa dầu hạnh nhân vào da đầu;
  • Đối với tóc xoăn, hãy thêm một ít dầu hạnh nhân vào ngọn tóc và xoa đều để dưỡng ẩm và gỡ rối.

Lợi ích sức khỏe của dầu hạnh nhân

Điều chỉnh lượng cholesterol

Một trong những lợi ích được biết đến rộng rãi nhất của dầu hạnh nhân là khả năng điều chỉnh cholesterol. Tiêu thụ thường xuyên dầu hạnh nhân làm tăng cholesterol HDL (được gọi là cholesterol tốt), giảm LDL (cholesterol xấu) và thường làm giảm mức cholesterol tổng thể một cách tự nhiên.
Với hàm lượng chất béo không bão hòa cao và vitamin E, dầu hạnh nhân cho phép oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tự do trong máu của chúng ta.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Y tế, khi sử dụng dầu hạnh nhân như một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình sẽ giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch như cholesterol cao và nhiều tình trạng khác, thường do viêm mãn tính gây ra. Do đó, thực phẩm có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm như dầu hạnh nhân thường làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tật khác.

Giúp cho đại trực tràng khỏe mạnh

Dầu hạnh nhân cực kỳ hiệu quả trong việc giúp đại trực tràng của chúng ta khỏe mạnh. Ví dụ, các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ dầu hạnh nhân làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tiêm dầu hạnh nhân cũng là phương pháp điều trị đầu tay để chữa bệnh sa trực tràng ở trẻ em.
Trong một nghiên cứu khác, những bệnh nhân bị ngứa hậu môn vô căn (ngứa vùng hậu môn không rõ nguyên nhân và không thể chữa khỏi bằng thuốc) đã được tiêm dầu hạnh nhân. Gần 93% những người tham gia đã được chữa lành vĩnh viễn sau lần điều trị đầu tiên, và những bệnh nhân khác đã thuyên giảm trong thời gian ngắn và sau đó tình trạng bệnh tái phát đã được chữa khỏi sau lần điều trị thứ hai.
Dầu hạnh nhân cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Để hấp thụ dầu hạnh nhân, chỉ cần uống từ 1 - 2 muỗng canh dầu ấm, vì nó sẽ hấp thụ nhanh hơn nếu nhiệt độ của nó gần với nhiệt độ cơ thể tự nhiên của cơ thể. Chúng ta cũng có thể trộn dầu hạnh nhân vào thức uống protein hoặc rưới nó lên món salad, rau hoặc khoai tây. Chúng ta thậm chí có thể nấu ăn với dầu hạnh nhân. Dầu hạnh nhân bốc khói ở nhiệt độ 221oC, vì vậy nó an toàn khi sử dụng trong các món xào hoặc nấu ăn nói chung.

Trị đau tai

Đau tai là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều lựa chọn vi lượng đồng căn để giảm đau tai và điều trị nhiễm trùng tai. Một trong những biện pháp khắc phục nhiễm trùng tai tự nhiên như vậy là dầu hạnh nhân ngọt, được biết đến với tác dụng giảm đau tai nhanh chóng.
Dầu hạnh nhân được sử dụng để làm mềm ráy tai và giảm tắc nghẽn trong các ống thông khí trong tai. Trên thực tế, dầu hạnh nhân ngọt, không giống như nhiều chất làm mềm ráy tai khác, đã được chứng minh là an toàn cho tai, ngay cả khi có những vết xước siêu nhỏ bên trong (vì nhiều chất làm mềm ráy tai khác có xu hướng gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với những vết trầy xước siêu nhỏ bên trong tai).
Đơn giản chỉ cần làm ấm dầu hạnh nhân, nhỏ 2 - 3 giọt dầu vào tai bị ảnh hưởng, để dầu ấm đi xuống ống tai.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu hạnh nhân

Mặc dù dầu hạnh nhân ngọt nói chung là an toàn, nhưng có một số lưu ý cần cân nhắc khi đưa nó vào chế độ ăn uống và lối sống của chúng ta. Trước hết, bất kỳ ai bị dị ứng hạt nên tránh tiêu thụ dầu hạnh nhân hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân khác. Một nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Texas cũng cho thấy sự tương tác tiêu cực giữa dầu hạnh nhân và rượu. Nếu chúng ta bị viêm tụy, cần tránh tiêu thụ các sản phẩm hạnh nhân.
Như đã đề cập ở trên, không bao giờ được sử dụng dầu hạnh nhân đắng nếu không có sự giám sát và chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Và đừng quên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng dầu hạnh nhân để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt nếu chúng ta đang dùng thuốc vì nó có khả năng tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm cholesterol hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới