Việc phối ngũ các vị thuốc để nâng cao tác dụng của nhau và tác dụng điều trị trong đông y rất tài tình. Mục đích đều là đưa cơ thể về trạng thái gần nhất với cân bằng âm dương, khí huyết. Nhục quế và phụ tử chính là cặp dược ôn bổ âm dương.
Gốc của việc phối ngũ thuốc điều trị bệnh
Việc phối ngũ các vị thuốc để nâng cao tác dụng của nhau và tác dụng điều trị trong
đông y rất tài tình. Mục đích đều là đưa cơ thể về trạng thái gần nhất với cân bằng âm dương, khí huyết. m dương, thủy hỏa là căn bản để sinh ra người, nhưng thủy là gốc cho hỏa, hỏa là chủ cho thủy, cho nên phải tương giao mà không lìa được nhau, lại phải quân bình mà không bên nào được hơn lên.
Người nào chân dương đã thịnh thời phải bổ âm, người nào chân âm thịnh thời bổ dương, nhưng khí âm phải theo khí dương mà lên, nay chỉ bổ riêng cho khí âm thì hại đến khí của dạ dày (ngưng trệ mà ăn uống kém) lại tuyệt mất nguồn sinh hóa của hậu thiên. Như vậy thời thuốc bổ âm phải xen vào những vị bổ dương.
Nhiều người chú trọng về nuôi dưỡng khí âm. Họ cho rằng trong thân người chỉ có một tạng thận là thủy mà có hai hỏa là quân hỏa và tướng hỏa, thế là dương thường dư mà âm thường thiếu. Họ dẫn lời ông Đan Khê nói: “một hành thủy là tạng thận không thắng nổi hỏa của ngũ tạng, cho nên mọi bệnh đều thấy phát nóng”, còn nói: “khí dương tóm giữ khí âm” vì thế mà không ngừng dùng những vị bổ âm, hay kiêng những vị thuốc bổ dương.
Nhưng những chứng bệnh vì hỏa dư ra chỉ là tà hỏa mà thôi, chân hỏa là khí nóng trong thân người hộ vệ cho thân thể, nếu kém thời ốm mà mất đi thời chết. Chân thủy không đầy đủ chỉ vào những khi con trai 8x8=64 tuổi, con gái 7x7=49 tuổi, khi ấy nếu không điền bổ thì tinh huyết khô kiệt mà gầy yếu, hoặc nóng từng cơn hay là có những bệnh bởi chân thủy không đủ, chân hỏa bốc lên thôi.
Nhục quế và Phụ tử từ đời nhà Hán bên Trung Hoa, được ông Trương Trọng Cảnh phối ngũ trong bài Bát vị hoàn chữa bệnh cho vua. Từ bài này biến ra bài
Lục vị, đây là hai bài thuốc chữa gốc thủy hỏa suy đến nay vẫn còn được ứng dụng vì tác dụng không thể thay thế. Hai vị thuốc này, mỗi vị có một tính chất, khí vị, quy kinh khác nhau, nhưng được kết hợp thời bổ thận âm thận dương còn hơn các vị thuốc khác. Sở dĩ bài Bát vị hoàn còn gọi là Thận khí hoàn là vì phương thuốc này chủ chữa về thiếu âm thận kinh. Vị nhục quế gặp thuốc bổ khí hay bổ huyết thời ôn mà tản đi, còn gặp thuốc bổ âm thời ôn cho âm phận.
Nhục quế - Phụ tử, cặp dược ôn bổ cả âm dương
Nhục quế
Thứ quế đầy mùi thơm, vị cay mà ngọt, tính nóng, hơi có chất độc, đi vào tạng can và tạng thận.
Vị này giúp cho người nguyên dương quá lạnh hay tỳ vị yếu mà hàn, dẹp tà khí ở tạng can, thông hơi thở cho tạng phế, chữa mọi chứng khó nhọc, thương tổn, mạnh gân cốt và việc sinh lý, nuôi tâm thận thông huyết mạch. Chữa chứng đau bụng dưới, chứng khí trong bụng bôn đồn lên, chứng sán khí và chưng hà. Lại chữa chứng hư phiền, liễm mồ hôi, dưỡng tinh tủy, ấm lưng gối, trừ phong thấp và tê bì vì lạnh, chữa chứng ho đàm, chứng ung nhọt ở mũi và tỏ mắt, hòa nhan sắc, tuyên thông mạch lạc.
Vị này công hiệu nhất là bổ hỏa cho mệnh môn và đẩy nọc của nhọt, đậu ra ngoài.
Vị này hơi có chất độc, nhưng uống với hoàng cầm, hoàng liên thời chất độc sẽ hết, nếu uống với vị ba đậu, vị ô phụ hay lá sơn thời chất độc thêm lên. Uống với sâm và mạch môn, cam thảo thời bổ khí. Uống với thục địa thời hòa huyết và chữa chứng thổ nghịch.
Cấm dùng: Người có thai phải kiêng. Người dương khí mạnh mà âm huyết hư tổn không nên dùng, có thuyết nói là mùa xuân, mùa hạ uống với liều lượng vừa phải, theo dõi hàn nhiệt.
Cách dùng: Khi dùng phải gọt vỏ rồi mài với thuốc, vì gặp lửa thì công hiệu kém đi, nhưng uống với thuốc bổ mà muốn tăng sức thuốc lên thì bỏ vào nước thuốc đã sắc xong rồi đun sôi lên uống cũng được. Nhục quế kiêng lửa chỉ nên mài mà uống, lại kỵ hành sống và vị xích thạch chi.
Vì này củ càng to càng tốt, rất cay rất nóng mà rất độc, khí thời hậu mà vị lại bạc (nhẹ), thăng ít giáng nhiều, uống vào không chỗ nào không đi đến, đi vào kinh thủ quyết âm là mệnh môn và kinh thủ thiếu dương là tam tiêu, lại vào kinh túc thái âm và thiếu âm.
Chủ chữa chứng ngũ tạng hàn nhiều, chứng bốn chân tay giá lạnh, chứng bụng trên bụng dưới đau vì lạnh. Chứng tích tụ, chứng chưng hà, chứng hàn thấp tê mỏi, chứng ho vì phong hàn, chứng đi tả nhiều mà thoát dương hay đi tả lâu không chỉ, chứng nghẹn cách, chứng nôn ọe, ọe ngược lên, phiền vị, chứng ung thư không vít được miệng, chứng sốt rét vì đàm. Chứng nhức đầu vì gió. Lại mạnh gân cốt và chữa thương hàn âm chứng, chứng trúng hàn vì khí hay vì đàm mà chân giá lạnh. Chứng phiền táo, mê muội bất tỉnh, chứng thương phong bán thân bất toại, chứng tê vì gió, chứng nê trướng vì lạnh, chứng hoắc loạn chuột rút, chứng đi lỵ. Chứng nhức đầu vì tạng thận lạnh, chứng huyết bởi dương hư, mọi chứng trầm hàn cố lãnh (quá lạnh) đều dùng đến vị Phụ tử. Lại tản được âm thấp, âm hàn, mạnh được nguyên dương, nguyên hỏa.
Vị này nên dùng Sâm, Truật để đem đi, lại thêm vị can khương thời nóng nhiều, uống với vị thục địa thời hướng về chân âm, uống với vị
cam thảo thời hoãn lại, uống với vị nhục quế thời bổ mệnh môn, uống với vị bạch truật thời ôn tỳ vị. Đem vị bổ khí để giữ lấy nguyên dương, đem vị thuốc phát tán để trục tà khí, đem vị thuốc cam ôn để trừ hàn thấp. Phụ tử để sống thời phát tán nhiều, mà đã chế thời bổ mạnh.
Cấm dùng: Vị này sợ những vị phòng phong, cam thảo, nhân sâm, hoàng kỳ, đồng tiện, tê giác, đậu đen. Những người chân âm hư mà nóng ở trong và chứng ở trong thật nhiệt mà ngoài giả hàn không được dùng. Người có thai phải kiêng.
Phép chế: Có rất nhiều cách chế lưu truyền:
-
Sắc nước đậu đen rồi tẩm 5 ngày đêm.
-
Đem đun với nước đồng tiện.
-
Đun ướt vị phòng phong, cam thảo, rồi phơi khô, lại hong khô.
-
Đun với nước đồng tiện và cam thảo rồi bồi khô.
-
Cụ Hải Thượng: “Tôi chỉ gọt vỏ bỏ núm, mỗi củ thái ra làm bốn rồi đun chung với ít nước phòng phong, cam thảo và đậu đen, đến khi cạn thời phơi khô. Nếu là chứng giả nhiệt thời tẩm thêm nước đồng tiện mà sao. Tôi xét vì Phụ tử là thánh dược để hồi sinh, thế mà nhiều người tính nhát nào tẩm, nào nướng, nào chích, rồi mới dùng, để khí lực kém đi là lầm”.
Sách Tập nghiệm có nói: “Chứng nề bởi tích tụ, chứng tích tụ khỏi rồi lại nề, nếu bây giờ lại dùng thuốc lợi tiểu tiện thì tiểu tiện lại vít, khiến cho thầy thuốc phải bó tay, thời chỉ uống vị phụ tử là tiểu tiện thông lợi”.
Ông Ngô Thụ có nói: “Chứng thương hàn truyền vào kinh tam âm và chứng trúng hàn, người dù nóng nhiều mà mạch trầm nê dùng vị phụ tử. Chứng đau bụng chân tay giá lạnh, mạch trầm và tế, môi xanh, tinh hoàn co lên, thời dùng ngay vị Phụ tử để hồi sinh”. Thế mà nhiều người cho vị phụ tử là đại nhiệt, kiêng không dám dùng thời đến lúc dương vong âm thoát dẫu dùng cũng vô ích.
Hai vị nhục quế và phụ tử cổ nhân có khi chỉ dùng một vị, có khi dùng cả hai vị, là vì vị phụ tử ít khi bốc lên, còn vị nhục quế thì hoành hành cả các kinh lạc, chạy lên trên và ra cả ngoài biểu, nên muốn ôn bổ cả âm dương mới dùng cả hai vị, như bài Bát vị hoàn. Còn bài Phụ tử lý trung, bài Sâm Phụ thang, bài Truật phụ thang lại không dùng đến Quế. Đến bài Sâm kỳ ẩm, bài Thập toàn đại bổ, bài Điều nguyên cứu ban, bài Dưỡng vinh thang dùng quế mà không dùng phụ, là không những để điều hòa khí huyết mà còn thông đạt ra để giữ vững ngoài biểu. Hai vị Nhục Quế, Phụ Tử uống riêng hay cùng uống đều có ý nghĩa.
BS. Tú Uyên