Chấn thương sọ não là một loại đa chấn thương ở não dẫn đến nhiều nguy cơ nếu không được khám bệnh nhân chấn thương sọ não để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc nhận biết các tổn thương đòi hỏi phải khai thác tiền sử và bệnh sử cẩn thận,thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và cho chỉ định phù hợp.Chấn thương sọ não nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như rối loạn trí nhớ, giấc ngủ, đau đầu, động kinh, thay đổi tính tình, dễ cáu thảm chí là trầm cảm lo âu. Hiểu được vấn đề đó, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh nhân chấn thương sọ não và cách điều trị tốt nhất trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ có ích với bạn, mời bạn tham khảo để có thể bảo đảm sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất!
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh gặp phải vấn đề sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và những cấu tạo khác ở bên trong hộp sọ. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cao, để lại vô số di chứng nặng nề cho người bệnh. Đặc biệt, chấn thương sọ não đối với trẻ em luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Các nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não bao gồm:
- Ngã do vuột tay trong quá trình hoạt động ở những nơi cao hoặc trơn trượt như leo cầu thang, trong bồn tắm...Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não, thường xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ;
- Tai nạn giao thông. Sự va chạm giữa các phương tiện giao thông như xe ô tô, xe máy, xe đạp hoặc người đi bộ khi tham gia giao thông cũng là một nguyên nhân dẫn đến chấn thương sọ não;
- Các chấn thương trong thể thao. Chấn thương sọ não có thể do chấn thương từ những môn thể thao như bóng đá, đấm bốc, bóng chày, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao tác động mạnh hoặc mang tính đối kháng khác.Nguyên nhân phổ biến này thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên;
- Vụ nổ và các thương tích chiến đấu khác cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não ở các nhân viên quân sự đang hoạt động;
- Chấn thương sọ não cũng là kết quả của những cú đánh mạnh vào đầu bằng mảnh đạn hoặc mảnh vụn, và ngã hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau vụ nổ.
Chấn thương sọ não cũng được gây ra bởi các loại tai nạn khác nhau như:
- Tai nạn lao động: Do sập giàn giáo từ trên cao, ngã do leo cây, nhảy hoặc té lầu;
- Tai nạn vì mâu thuẫn: Do ẩu đả, đánh bằng hung khí như búa, gậy gộc, cục đá,…
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chấn thương sọ não
Theo các chuyên gia cho rằng người có nguy cơ bị chấn thương sọ não cao nhất hiện nay bao gồm:
- Trẻ nhỏ từ lứa tuổi sơ sinh đến 6 tuổi.
- Thiếu niên độ tuổi từ 15 tới 24 tuổi.
- Người lớn tuổi có độ tuổi từ 55 trở lên.
- Đặc biệt là những đối tượng tham gia các hoạt động thể thao tác động mạnh hoặc có tính đối kháng cao
Triệu chứng của chấn thương sọ não
Các triệu chứng của chấn thương sọ não rất đa dạng, các dấu hiệu có thể bao gồm một hoặc nhiều rối loạn sau:
- Hôn mê, lú lẫn hoặc mất định hướng, mất ý thức, hay quên sau chấn thương, các thay đổi về thần kinh khác nhau như: các dấu hiệu thần kinh khu trú,
co giật hoặc tổn thương nội sọ.
- Mất đi phản xạ ánh sáng 1 hoặc 2 bên đồng tử.
- Liệt nửa người hoặc hoạt động tay/chân yếu dần.
- Nhức đầu buồn nôn, ù tai, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng.
- Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, chấn thương sọ não có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện của não, gây co giật,
động kinh.
- Mất tập trung, hoặc suy giảm trí nhớ.
- Buồn ngủ quá nhiều , mất ngủ , rối loạn giấc ngủ,..
- Rối loạn nội tiết .
Những triệu chứng của bệnh chấn thương sọ não sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân và khiến cho bệnh nhân gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng khi về già.
Cách sơ cứu cho nạn nhân chấn thương sọ não
Khi gặp bệnh nhân bị chấn thương sọ não thì việc sơ cứu ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bệnh nhân có được cơ hội thoát khỏi lưỡi hái tử thần và tránh được các di chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Những điều cần làm khi thấy nạn nhân bị chấn thương sọ não là:
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi an toàn, chú ý giữ cột sống cổ và lưng không bị gập lại lúc di chuyển. Để bệnh nhân nằm bất động trên cáng cứng, nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên. Chú ý, không vận chuyển bệnh nhân khi đang trong tình trạng suy thở, chảy máu, tụt huyết áp… Nếu tình trạng bệnh nhân nặng cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức để được cấp cứu hỗ trợ.
-Tạo bầu không khí thoáng đãng: vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh; có thể khâu hoặc dùng kim băng cố định lưỡi khi ở bệnh nhân có nguy cơ cắn lưỡi hoặc có thể mở khí quản cấp cứu khi có chỉ định.
- Dùng vật dụng có thể cầm máu các vết thương đang chảy máu, băng bó các vết thương, cố định xương gãy…, tránh mất máu và nhiễm trùng xảy ra.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có khó hô hấp hay không? Nếu không còn thở cần phải được sử dụng thiết bị hỗ trợ hô hấp: bóng bóp qua mặt nạ, đặt ống nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có giảm huyết áp hay không? Cần phải có một đường truyền để bù dịch và dùng thuốc khi cần thiết.
Điều trị bệnh chấn thương sọ não
Với chấn thương sọ não nhẹ
Người bệnh thường chỉ cần nghỉ ngơi, dùng những loại thuốc có khả năng giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên quan tâm và theo dõi bệnh tình một cách chặt chẽ tại nhà. Khi, bệnh nhân phát hiện các biểu hiện bất thường về bệnh tình thì bệnh nhân cần tái khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Người bệnh cũng nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết về chấn thương ở não. Bệnh nhân cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, hạn chế các hoạt động về thể chất, tinh thần, suy nghĩ quá nhiều khiến tình trạng trở nặng.
Với sự chấn thương ở mức độ trung bình tới nặng
Bệnh nhân bị chấn thương sọ não ở mức độ này cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Trong đó người bệnh cần được cung cấp đủ oxy, đảm bảo lượng máu tới não, duy trì huyết áp, ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến não.
Đặc biệt bệnh nhân bị thương nặng còn có thêm những chấn thương khác thì cần phải được tiến hành điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị bổ sung cần tập trung vào việc giảm thiểu những biểu hiện chảy máu, viêm, có thể điều trị bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật.
Đặc biệt bệnh nhân cũng có thể phải phẫu thuật khẩn cấp có thể được chỉ định nhằm giảm các tổn thương cho mô não và giải quyết một số vấn đề liên quan khác bao gồm:
- Loại bỏ máu đông và tình trạng chảy máu trong não.
- Sửa chữa xương sọ bị vỡ, gãy.
- Giảm áp lực sọ não.
Điều trị phục hồi chức năng
Hầu hết những người bị chấn thương não phải được tập luyện phục hồi chức năng. Bệnh nhân phải học lại những kỹ năng cơ bản như đi bộ để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Phương pháp trị liệu vật lý thường được bắt đầu tại khoa hồi phục chức năng của bệnh viện. Mỗi người có thời gian tập luyện khác nhau và nội dung bài tập cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tổn thương ở não.
Phương pháp dùng thuốc nam
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý, việc dùng phương pháp thuốc Nam để điều trị di chứng bệnh chấn thương sọ não cũng được rất nhiều người quan tâm. Các bài thuốc Nam về căn bệnh này được nhiều người tin dùng và áp dụng chính bởi sự an toàn và hiệu quả cao của nó. Tuy thường mất khoảng thời gian khá dài để điều trị, song những liều thuốc Nam thường rất lành tính và ít hoặc không có tác dụng phụ nên vẫn là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị di chứng bệnh chấn thương sọ não của nhiều người.
Khi nhắc đến phương pháp này,
Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tự hào là đã kết thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm qua với 16 đời làm nghề y. Nhiều bệnh nhân của căn bệnh khó trị này đã có thể thoát khỏi những di chứng khi đến với Thọ Xuân Đường.
Phòng ngừa chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não có thể xảy ra ở bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động... Đặc biệt, trẻ em và người già là hai đối tượng dễ bị chấn thương sọ não do tai nạn. Nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông, để đề phòng tai nạn xảy ra.
- Cần phải chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, đặc biệt là đội mũ bảo hiểm đúng quy định và đúng chất lượng.
- Tăng cường thực thi các quy định an toàn giao thông đặc biệt là quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Kiểm tra chất lượng và đảm bảo mũ bảo hiểm trên thị trường. Có nghiên cứu sản xuất mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng với giá thành phù hợp.
- Yêu cầu các đơn vị sử dụng các thiết bị bảo hộ chất lượng đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Thay đổi phân tuyến đường giao thông dành cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do phương tiện giao thông.
- Xây dựng khu thể thao an toàn cho người dân.
- Tiếp tục duy trì giám sát tai nạn giao thông tại các bệnh viện để hỗ trợ đánh giá hiệu quả các biện pháp đã triển khai.
- Nâng cao chất lượng sơ cứu ban đầu tại hiện trường để giảm mức độ nặng của thương tích, góp phần cho việc điều trị chấn thương sọ não và phục hồi sau chấn thương nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Không nên dùng thuốc an thần khi lái xe. Khi mệt mỏi, căng thẳng hay bất ổn tâm lý không nên điều khiển xe cộ.
- Hạn chế uống rượu bia. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ té ngã và khi uống rượu bia thường xuyên có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi, gây sự mất thăng bằng của cơ thể. Và tuyệt đối không nên dùng rượu bia khi lưu thông trên đường.
- Lắp các tay vịn và thanh vịn ở cầu thang,trong nhà tắm, để đảm bảo rằng cơ thể có điểm tựa mỗi khi trượt chân hoặc mất đà.
- Bảo đảm đủ ánh sáng trong nhà và các lối đi, lắp bóng đèn sao cho thuận lợi nhất ở nhà
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Không vứt đồ bừa bãi trên sàn nhà hoặc cầu thang.
Khám bệnh và điều trị bệnh chấn thương sọ não ở đâu hiệu quả và uy tín?
Người mắc bệnh chấn thương sọ não thường chủ quan và không điều trị kịp thời. Vì thế, họ thường dùng những phương pháp sơ cấp như uống thuốc trị đau đầu hay sức thuốc lên chỗ đau để giảm cơn đau nhưng họ đâu biết những triệu chứng đó đang cảnh báo họ về một mầm bệnh nguy hiểm do chấn thương sọ não gây ra như: nứt sọ lõm sọ dập não, vỡ sàn sọ, phù não, máu tụ quanh não,… Khi không phát hiện và điều trị kịp thời, cơ thể bạn gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn sẽ rất dễ mắc những căn bệnh quái ác, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, không phải thăm khám kịp thời là có thể điều trị hiệu quả, bạn cần lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín để đặt niềm tin. Những tiêu chí cơ bản của một nơi khám bệnh uy tín, có thể khám chữa bệnh mất ngủ gồm
- Được Bộ y tế cấp phép hoạt động khám chữa bệnh, giấy phép đó phải hợp lệ về mặt thời gian, không gian
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp với những kinh nghiệm dày dặn với các loại giấy chứng nhận, bằng khen hay những lời bình luận, góp ý của bệnh nhân đã thăm khám tại đó.
- Quy trình khám chữa bệnh phù hợp, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo đầy đủ
- Thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên ở tất cả các bộ phận đều chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, cẩn thận.
- Chi phí hợp lý
- Trang thiết bị điều trị hiện đại, công nghệ tiên tiến, an toàn.
- Thuốc điều trị có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm duyệt của những cơ quan chuyên môn.
BS. Hoa Nguyễn
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282