Những thông tin về công dụng của cây hương thảo

Cây hương thảo là một trong những cây thuốc phổ biến nhất trên thế giới, cũng như một loại thảo dược chữa bệnh có lịch sử sử dụng rất lâu đời có niên đại ít nhất là 500 năm trước Công nguyên. Đây là loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe, chúng ta có thể tiếp cận hương thảo bằng cách thêm vào các món ăn hàng ngày.

1. Tìm hiểu về cây hương thảo

Hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Cây hương thảo có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và đã được sử dụng trong ẩm thực và làm thuốc thảo dược dân gian trong hàng nghìn năm.
Tên chi Rosmarinus có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Dew of the Sea” và được gắn với sự tưởng nhớ, tình yêu và lòng chung thủy theo truyền thống… Trong nhiều thế kỷ, loài cây này đã là một thành phần trong các loại thuốc dân gian có tác dụng giảm các triệu chứng như đau bụng kinh, sa sút tinh thần, động kinh, giảm đau và vô sinh.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lợi ích của hương thảo bao gồm thúc đẩy hỗ trợ tiêu hóa, giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường sức khỏe của tóc và da, thư giãn và hơn thế nữa, cho dù được sử dụng dưới dạng tinh dầu, trà hay gia vị. Hương thảo thường được sử dụng nhiều nhất cho các mục đích ẩm thực, giúp gia tăng hương vị cho các món ăn.
Loại thảo dược này có mùi thơm và vị đậm đà, đồng thời cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tinh dầu dễ bay hơi và các hoạt chất khác. Hương vị của hưng thảo được mô tả là ấm áp và hơi đắng.
Tinh dầu hương thảo được sử dụng để giúp làm giảm các tình trạng đau, viêm, bệnh đường tiêu hóa, lo âu và các vấn đề về hô hấp. Tinh dầu của cây hương thảo đã được phát hiện có chứa nhiều hợp chất, bao gồm: Cineole, camphor, α-pinene, borneol, rosmarinic acid, rosmanol, carnosol, carnosic acid.

2. Cây hương thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngoài hương thơm và vị dễ chịu, loại thảo dược này là một nguồn cung cấp các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa, cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm sắt, calci và vitamin A, vitamin C và vitamin B6.
Dưới đây là một số tác dụng hương thảo:

Cung cấp chất chống oxy hóa

Do hương thảo giàu chất chống oxy hóa và các hóa chất hoạt tính sinh học (bao gồm phenolic diterpenes, chẳng hạn như các dẫn xuất carnosol và caffeoyl), hương thảo có thể giúp chống lại stress oxy hóa và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.  Hương thảo còn thúc đẩy tuần hoàn lành mạnh và chống lại chứng viêm, giảm đau.
Chất chống oxy hóa của hương thảo có khả năng thúc đẩy sức khỏe làn da bằng cách chống lại tác hại của các gốc tự do dẫn đến các dấu hiệu lão hóa.

Có thể giúp nâng cao tâm trạng và tăng cường sự tỉnh táo

Giống như một số loại thảo dược khác trong họ Bạc hà, mùi của cây hương thảo được coi là “chất kích thích nhận thức” và có thể giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo và tập trung hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hợp chất trong tinh dầu hương thảo có tác dụng bảo vệ thần kinh và khả năng cải thiện trí nhớ và hiệu suất nhận thức bằng cách ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine, một chất hóa học trong não góp phần vào việc tập trung và duy trì trí nhớ.
Ngoài ra, hương thơm nâng cao tinh thần và tràn đầy năng lượng của hương thảo có liên quan đến việc cải thiện tâm trạng, giảm buồn ngủ và giảm mức độ căng thẳng, bao gồm cả do khả năng giảm giải phóng cortisol (hormone gây căng thẳng). 

Giúp kích thích mọc tóc

Hương thảo (thường ở dạng tinh dầu hương thảo) được tìm thấy trong một số sản phẩm chăm sóc tóc nhằm giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và giúp da đầu khỏe mạnh, vì nó có thể chống lại gàu và sự khô da đầu. Hương thảo cũng có thể làm giảm tác động của testosterone đối với các nang tóc (có thể dẫn đến rụng tóc và hói).

Giúp giảm chứng khó tiêu

Hương thảo dùng trong nấu ăn hoặc làm trà thảo dược từ lâu đã trở thành một phương thuốc tự nhiên cho các vấn đề tiêu hóa, bao gồm chán ăn, trào ngược dạ dày, đầy hơi, ợ hơi và đau bụng. Hương thảo có khả năng kích thích tiết dịch tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa và có thể hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng.

Có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên

Trong hương thảo có các hợp chất có thể giúp chống lại sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại. Chất chiết xuất từ cây hương thảo còn được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm trong một số trường hợp vì nó có thể giúp ngăn vi khuẩn phát triển.
Hương thảo cũng hoạt động như một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên và có thể giúp xua đuổi côn trùng như bọ ve và các loại bọ khác có thể lây lan virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Giúp cải thiện đường huyết

Hương thảo có lnhững lợi ích đối với sự trao đổi chất như giúp giảm đường huyết và độ nhạy insulin kém. Hương thảo được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường muối cải thiện đường huyết.

3. Cách sử dụng hương thảo

Cây hương thảo được sử dụng trong ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số ví dụ:
Hương thảo được pha thành trà thảo dược để tăng cường sức khỏe tiêu hóa và thư giãn.
Hương thảo là thành phần được cho vào các loại thịt và nước sốt trong các món ăn của châu Âu và Trung Đông.
Lá hương thảo được thêm vào súp và đồ uống ở Ấn Độ để làm tăng hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng.
Hương thảo khô có thể để được nhiều tháng khi được bảo quản trong hộp kín. Để bảo quản hương thảo tươi, hãy bọc các cành trong khăn giấy ẩm và cho vào túi nilon kín và cất vào trong tủ lạnh.
Tinh dầu hương thảo không nên được sử dụng bằng đường uống. Tuy nhiên, tinh dầu hương thảo an toàn khi sử dụng tại chỗ trên da (pha trong dầu nền) hoặc hô hấp (xông tinh dầu, hít, ngửi). Tránh bôi tinh dầu hương thảo lên vết thương hở và nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng tinh dầu hương thảo đối với phụ nữ đang mang thai.

4. Hương thảo có những rủi ro và tác dụng phụ gì?

Hương thảo an toàn khi dùng lượng vừa phải để làm trà và gia vị. Khi tiêu thụ với số lượng lớn, đặc biệt là dưới dạng tinh dầu hoặc chiết xuất, hương thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, co thắt dạ dày hoặc thay đổi huyết áp, mặc dù những phản ứng này rất hiếm gặp.
Tinh dầu hương thảo đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là an toàn cho mục đích sử dụng như gia vị. Chất chiết xuất từ cây hương thảo đã được sử dụng hơn 20 năm trong ngành công nghiệp thực phẩm để tạo hương vị và bảo quản, nhưng một số người (hiếm gặp) có thể có phản ứng dị ứng với cây hương thảo.
Nếu chúng ta bị dị ứng với các loại thảo dược khác trong các cây họ Bạc hà, hãy tránh sử dụng hương thảo và cẩn thận khi thoa các sản phẩm có chứa tinh dầu hương thảo.
Hương thảo có khả năng làm thay đổi mức độ đi tiểu, đông máu và huyết áp, có nghĩa là loại thảo dược này có thể tương tác với một số loại thuốc và nên tránh dùng trong những trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, Lithium.
Hương thảo từ lâu đã phổ biến trong y học dân gian. Tác dụng đối với sức khỏe của cây hương thảo bao gồm chống oxy hóa; cải thiện tâm trạng, sự tập trung và trí nhớ; thúc đẩy sự phát triển của tóc; giảm viêm và đau và bảo vệ chống lại sự phát triển của một số vi khuẩn và côn trùng. Dùng trà hương thảo, món ăn bổ sung hương thảo và trị liệu với tinh dầu hương thảo sẽ đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe nói trên.
BS. Nguyễn Thùy Ngân
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới