Lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua. Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát mức đường huyết. Trong bài viết này sẽ đề cập đến chủ đề chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin của cơ thể.
Vai trò của hormone insulin là giúp glucose trong máu di chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng cần thiết duy trì sự sống. Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tự động đề kháng với insulin ở mức độ nhẹ để nồng độ glucose trong máu cao hơn một chút và truyền cho thai nhi.
Trong nhiều trường hợp, quá trình này lại diễn ra quá mức khiến cơ thể không còn đáp ứng được với insulin hoặc không tạo ra đủ insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên và gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường khó phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Chỉ khi đi khám thai định kỳ, các bác sĩ mới phát hiện bệnh bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và kiểm tra nước tiểu. Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường ở bà bầu sau đây:
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Khát nước thường xuyên.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm.
  • Cân nặng giảm nhanh, luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn.
Mẹ bầu nên lưu ý các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ trên để đi thăm khám, chữa trị kịp thời.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong thời gian mang thai

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Chế độ ăn uống cân bằng là một phần quan trọng của bất cứ thai kỳ nào. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn nếu bạn bị tiểu đường. Ăn uống đúng cách cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết mà không cần dùng thuốc. Với mỗi lần mang thai, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ có một chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ phù hợp với bạn.
Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo nguyên tắc chủ chốt đó là phải cân bằng giữa 2 yếu tố là dinh dưỡng và đường huyết. Bởi vì nếu ăn kiêng khem quá mức cần thiết thì mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, thiếu chất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm, đồng thời còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi. 
Nhưng một số nguyên tắc chung vẫn được giữ đó là:
  • Chất đạm: 13 – 20% năng lượng khẩu phần (NLKP).
  • Chất bột đường: 50 – 55% NLKP.
  • Chất béo: 25 – < 30% NLKP.
  • Chất xơ: 20 – 35g/ngày.
Ngoài ra, chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ còn tùy vào:
  • Loại calo đối tượng cần.
  • Cân nặng của thai phụ. Phụ nữ mang thai bị béo phì có thể cần một chế độ ăn ít calo hơn những phụ nữ mang thai khác.
  • Bạn đang trong giai đoạn nào của thai kỳ.
  • Sự phát triển của em bé hiện tại ra sao.
  • Mức độ hoạt động của thai phụ.
Cần lưu ý rằng, “ăn cho hai người” không có nghĩa là ăn gấp đôi lượng calo. Bạn thường chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày khi mang thai. Chẳng hạn như một ly sữa, một quả chuối, 10 chiếc bánh quy.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Đối với người mang thai, việc giảm cân để kiểm soát đường huyết khi tiểu đường là không được khuyến cáo. Vì khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy mẹ cần có một chế độ hợp lý để vừa kiểm soát được đường huyết, vừa đảm bảo sự phát triển của thai. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Nói chung, chế độ ăn uống cho người tiểu đường thai kỳ nên có đủ chất béo và protein vừa phải. Lượng carbohydrate được cung cấp cần được kiểm soát. Nguồn carbohydrate tốt cho người tiểu đường thai kỳ như: Trái cây, rau, bánh mì, ngũ cốc…
Bạn cũng nên cắt giảm các loại thực phẩm có nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước hoa quả và bánh ngọt.

Carbohydrate

Bạn nên chọn các nguồn carbohydrate có nhiều chất xơ. Ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì hoặc bánh quy giòn, bánh ngô, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt hoặc đậu. Carbohydrate nguyên hạt giàu chất xơ được tiêu hóa chậm hơn và là lựa chọn lành mạnh hơn.
Ngũ cốc, các loại đậu
Các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, các loại đậu là nền tảng của chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ. Vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate tốt giúp kiểm soát đường huyết.
Bạn nên 6 phần trở lên mỗi ngày. 1 phần tương đương với 1 lát bánh mì, 1 ounce (khoảng 28.3 gram) ngũ cốc ăn liền hoặc 1/2 chén cơm.

Rau

Ăn rau 3 – 5 phần mỗi ngày. 1 phần tương đương với 1 chén rau xanh, 1 chén rau sống nấu chín hoặc cắt nhỏ hoặc 3/4 cốc nước ép rau củ.
Chọn rau tươi không thêm nước sốt, chất béo hoặc muối. Bạn nên chọn các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm. Chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh, cà rốt.

Trái cây

Ăn 2 – 4 phần mỗi ngày. 1 phần tương đương với 1 quả vừa. Ví dụ như chuối, táo hoặc cam; 1/2 cốc trái cây cắt nhỏ, đông lạnh, nấu chín hoặc đóng hộp; hoặc 3/4 cốc nước ép trái cây.
Trái cây nguyên trái thì tốt hơn nước trái cây. Trái cây tươi cũng đồng thời giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn các loại đông lạnh hoặc đóng hộp.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Ăn 4 phần mỗi ngày. 1 phần tương đương với 1 cốc sữa hoặc sữa chua. Bạn nên chọn sữa chua hoặc sữa ít béo hoặc không béo. Sữa chua có đường tự nhiên, nhưng nó cũng có thể chứa thêm đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.
Các chế phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp protein, canxi và phốt pho tuyệt vời. Tuy nhiên, để kiểm soát lượng calo và cholesterol, bạn nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo.

Protein

Ăn 2 – 3 khẩu phần mỗi ngày. Nên chọn phần nạc của các loại thịt và ăn bỏ da. Bỏ các phần mỡ, chất béo có thể nhìn thấy khỏi thịt. Nên chọn phương pháp chế biến là nướng, quay, hoặc luộc thay vì chiên.

Chất béo

Không nên cắt giảm hoàn toàn chất béo khỏi chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ. Vì chúng cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Nhất là ở trẻ nhỏ, cần 50 – 60% NLKP chất béo.
Nói chung, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm béo, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bánh hamburger, pho mát, thịt xông khói.

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 

Tùy đối tượng, thể trạng mà bác sĩ sẽ có một chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ riêng biệt. Nhưng mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau khi xây dựng thực đơn:
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ chính và phụ. Mỗi bữa cách khoảng 2 – 3 giờ. Đồng thời chia đều lượng tinh bột để duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Cần có một số chất đạm lành mạnh trong mỗi bữa ăn để kiểm soát đường huyết và duy trì năng lượng cho cả ngày.
  • Nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp trong các bữa phụ. Chẳng hạn như sữa không đường, sữa chua, sữa đậu nành…
  • Hạn chế các các thực phẩm chứa nhiều muối. Ví dụ: Xúc xích, khoai tây chiên, mì ăn liền, đồ ăn đông lạnh.
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.
Trên đây là bài viết về chủ đề chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã biết cách xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu vẫn còn lo lắng hoặc thắc mắc, bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.
BS. Đỗ Nguyệt Thanh (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới