Không nên chủ quan với triệu chứng đau bụng kinh

Với nhiều người trải qua chu kỳ kinh rất nhẹ nhàng, nhưng hiện nay rất nhiều bạn trẻ hay cả những phụ nữ đã lập gia đình, sinh con lại như chịu cực hình mỗi khi đến tháng. Vậy mọi người đã có kiến thức chính xác về triệu chứng đau bụng kinh và những nguy cơ đối với sức khỏe nếu gặp phải tình trạng này kéo dài hay chưa?

Đau bụng trong kỳ kinh khi nào là bất thường?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới sau tuổi dậy thì, có tính chu kỳ hàng tháng. Đây là dấu hiệu cho biết người nữ ấy đã đến độ tuổi và có khả năng sinh nở. Với nhiều người trải qua chu kỳ kinh rất nhẹ nhàng, nhưng hiện nay rất nhiều bạn trẻ hay cả những phụ nữ đã lập gia đình, sinh con lại như chịu cực hình mỗi khi đến tháng. Vậy mọi người đã có kiến thức chính xác về triệu chứng đau bụng kinh và những nguy cơ đối với sức khỏe nếu gặp phải tình trạng này kéo dài hay chưa?
Về một chu kỳ kinh bình thường đối với một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có các đặc điểm sau:
- Chu kỳ kéo dài từ 28-32 ngày; ngày ra kinh khoảng 3-4 ngày. 
- Những ngày đầu lượng kinh có thể nhiều hơn những ngày cuối, nhưng tính chất kinh không thay đổi trong suốt những ngày đó: Máu đỏ tươi, không nhớt dính, không máu đen máu cục...
- Có thể nhạy cảm hơn về tâm trạng và cảm giác đau, nhưng vẫn ở mức kiểm soát được.
- Có thể hơi mệt, cần được ăn uống nhiều hơn, nhưng nghỉ ít thời gian là bình thường lại ngay. 
- Có thể hơi đau, tức bụng dưới mức độ nhẹ những lúc tử cung co bóp tống máu nhưng không ảnh hưởng đến sinh hoạt, và chỉ có một vài cơn.
Vì là quá trình thay đổi, tăng cao và sụt giảm đột ngột các hormon trong cơ thể nên chắc chắn khi đến tháng phụ nữ sẽ có những cảm nhận hơi khác. Nhưng nhìn chung nếu cơ thể khỏe mạnh thì kỳ kinh cũng khá “nhẹ nhàng”.
Thế nhưng thực trạng trên lâm sàng hiện nay phải quá nửa số các bạn nữ trẻ có những trải nghiệm rất khó chịu mỗi khi đến kỳ, triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng kinh.
Những biểu hiện đau bất thường trong chu kỳ kinh là: 
Thường những người hay có đau bụng kinh sẽ có chu kỳ không đều, hoặc dài hoặc ngắn hơn, hoặc dễ bị thay đổi khi gặp các yếu tố nguy cơ.
- Triệu chứng đau bụng: Có thể đau trước kỳ, trong kỳ, hoặc sau kỳ tùy nguyên nhân gây đau; thường đau bụng dưới; đau kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, làm việc; hoặc đau âm ỉ hoặc đau dữ dội; đau kéo dài…
- Có hoặc không kèm đau thắt lưng, cảm giác như bị cắt ngang thân mình.
- Nhiều người khi cơn đau quá độ và kéo dài sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, tức bụng, đi ngoài phân lỏng/ nát.
- Mệt mỏi, không có sức, hoa mắt có khi chóng mặt, choáng, vã mồ hôi cũng có thể xuất hiện khi các bạn nữ bị đau bụng kinh.

Cần quan tâm nhiều hơn đến đau bụng kinh 

Do tính chất xã hội nhiều áp lực với người trẻ như hiện nay, những tình trạng liên quan đến tâm lý như đau bụng kinh, đau dạ dày, khó ngủ… rất phổ biến. Nó phổ biến đến mức nhiều người suy nghĩ đến tháng đau bụng là bình thường. Thế nhưng nếu không phải là người quan tâm đến sức khỏe nhiều, kiểm tra và tầm soát bệnh tật thường xuyên sẽ dễ bỏ lỡ nhiều bệnh lý có triệu chứng đau bụng trong kỳ kinh. 

a. Loại trừ những bất thường thực thể của tử cung – phần phụ

Rất nhiều người chỉ đến khi lấy chồng sinh con mới phát hiện những bất thường về hình thái, cấu trúc của tử cung – phần phụ. Khi còn trẻ đơn thuần đau bụng kinh mọi người chỉ nghĩ đơn giản là triệu chứng bình thường, nhưng lại rất có thể do vị trí và sự co bóp bất thường của tử cung. Những vấn đề này ngoài gây đau, khó chịu mỗi khi đến tháng, chúng còn gây khó khăn và đau khi quan hệ, một số còn gây khó thụ thai, vô sinh.
Những bất thường của tử cung – phần phụ có thể kể đến như: Tử cung đôi chung một cổ tử cung, không có gai tử cung; thiếu oxy và máu nuôi tử cung; tư thế và vị trí tử cung quá ngả trước hoặc ngả ra sau cũng ảnh hưởng khả năng lưu thông máu kinh; ống tử cung quá hẹp, gây trở ngại cho việc ra máu; mức độ co thắt tử cung quá mức…

b. Các bệnh lý thứ phát  

- Về ăn uống: Ăn đồ sống, đồ ăn có tính hàn, uống nước đá lạnh thường xuyên hoặc ăn uống những thức đó vào ngày đến kỳ sẽ tích tụ hàn trong cơ thể, lâu dần gây lạnh tử cung, không những gây đau bụng kinh do hàn, mà còn dễ dẫn đến vô sinh. Việc ăn quá nhiều thức ăn tính hàn cũng gây mất cân bằng âm – dương, gây cản trở sự bong ra của niêm mạc tử cung. Hay thói quen tắm muộn, đi mưa lạnh về tắm muộn cũng là việc gây tích hàn khí tử cung.
- Các viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh: Viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo…
- Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,... cũng là những tình trạng gây ra đau bụng kinh ở nữ giới, mà nếu không kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ dễ bỏ sót và không được xử lý sớm.
- Sử dụng các dụng cụ tránh thai bằng chất liệu quá cứng như nhựa, kim loại.

Y học cổ truyền nói gì về thống kinh?

Hành kinh mà sốt từng cơn (trào nhiệt) đau bụng hơn nữa ho, nôn, ọe, ra mồ hôi, hay là đi cầu lỏng là phải điều trị ngay khỏi sanh ra bách bệnh. Ngày nguyệt kinh đến bụng đau như dùi đâm, lúc sốt nóng, lúc sốt rét, kinh  ra như  nước nấu đỗ đen, hai bộ xích trầm, sác; ngoài ra đều huyền, cấp là bởi hạ tiêu hàn thấp, mới ra như nước đậu đen; khi đó phải dùng  thuốc chữa về huyết những vị cay đắng và ôn. Có người vì huyết thiếu mà bế sáp nên dưỡng huyết mà thuận khí. Người khác thì vì khí trệ mà huyết bế lại, sáp sít, thì phải bổ cả khí hậu thiên (tỳ, phế) và khí tiên thiên (thận).
Đàn bà hay có chứng uất, đã uất thì động hỏa mà hại đến tạng tâm, tạng tỳ rồi sang tạng khác.  m huyết còn nhờ về thủy ở tạng thận, một khi tạng thận yếu thì huyết khô, những chứng trên khiến nguyệt kinh thấy trước kỳ hạn hay sau kỳ hạn (kỳ hạn đây là nói trong khi cơ thể khỏe mạnh, vô bệnh), hay là thống kinh, lậu huyết, rong huyết, không chữa mà có ngày sẽ thành chứng lao môn.

Bệnh nguyên và phòng bệnh

Lúc hành kinh nên cẩn thận cũng như lúc sanh nở. Trong khi hành kinh mà chợt gặp tà khí cảm vào hay tắm rửa lạnh quá, hoặc ăn nhiều thức ăn sống lạnh, hoặc uất giận quá, cũng có khi ngừng lại mà thành chứng huyết trệ, nên thống kinh có thể do khí trệ, hàn ngưng. Kinh đã sạch mà phòng dục nhiều hay là khó nhọc quá thì động hỏa mà thành chứng huyết khô, huyết kiệt là nguyên nhân thống kinh do huyết bất túc. 
Khi thống kinh còn phải xem đến chất kinh: Thấy sắc đen hay tía có người vì hỏa vượng, sắc đen là nhiệt nhiều, mà cũng có người vì hư hàn, nếu mạch chậm là hàn mà mạch đi nhanh là nhiệt. Còn như đỏ hồng nhờ nhờ hay trắng thì đúng là kém chân hỏa mà cũng có người vì đàm, thấy vàng mà đục là đúng vì đàm. Nhưng còn phải xem hình sắc người và hỏi nguyên ủy, nhất là căn cứ vào mạch. 
Hay đương khi hành kinh cấm không nên giao hợp với đàn ông. Nếu không kiêng thì huyết và tinh sẽ tích lại (tích tinh) mà thành chứng hòn khối hay kinh lậu (kinh dầm dề không sạch) mà cũng gây thống kinh vì bất thông tắc thống.
Hành kinh mà đau bụng thường xuyên thường xuyên và đau trước khi hành kinh là huyết tích, đau sau khi hành kinh là hư yếu. Hành kinh mà phát sốt, có người vì huyết thiếu mà có tích thì thường thường phát sốt, có người vì huyết thiếu mà có nhiệt thì lúc hành kinh cũng phát sốt.

Dụng dược

Vậy phép chữa phải hành khí, hoạt huyết, giải uất, bổ hư, và lương huyết. Chữa chứng huyết phải hành khí nên dùng đến vị hương phụ (Sở dĩ gọi vị hương phụ là tiên dược để chữa cho đàn bà, là vì đàn bà hay có chứng uất mà vì ấy khai được uất, chứ không phải là bệnh gì cũng nên dùng đến vi hương phụ). Chữa chứng huyết phải giúp sức bằng vị thuốc nhiệt, cho nên thường dùng nhục quế. Khí huyết suy yếu phép chữa phải bổ huyết thuận khí, khí đã hành thì huyết cũng hành mà chớ có công phạt. Cả những chứng nguyệt kinh dây rớt không sạch, chứng nóng rét có hòn khối, đau sói lên trên hay xuống dưới, thổ ngược lên mà thân thể gầy mòn, dù phải chữa về huyết nhưng cũng phải thuận khí.
+ Người đương hành kinh mà ở trong ăn thức sống lạnh, ở ngoài cảm hàn thấp để ứ huyết ngưng lại, thống kinh nên dùng bài Ngũ tích tán bỏ vị Ma hoàng, thêm vị Mẫu đơn và Hồng hoa.
+ Người đương hành kinh mà ngoài cảm gió lạnh mà kinh lạc tê trệ nên uống bài Ôn kinh thang là những vị: Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Đan sâm, Ngưu tất để nhuận chân huyết, vị Nhân sâm và Chích thảo để thêm chân khí, vị Quế tâm để trục hàn khí và thông kinh.
+ Nếu tỳ vị yếu phát sốt, đau bụng, sôi bụng, ăn ít mà không sinh được huyết, nên uống bài Bổ trung thang thêm Xuyên khung, Hồng Hoa và Sinh địa sao. Nếu lại đi cầu lỏng mà kém ăn nên uống bài Thăng dương ích vị thang. 
+ Người nào khí huyết đều suy mà không hành kinh, nếu lần thấy trước, lần thấy sau, lần thấy nhiều, lần thấy ít kèm đau bụng nhiều nên gia giảm bài Thập toàn hay bài Đương quy tán, bài Điều kinh tán.
+ Kinh nguyệt tháng thấy tháng không mà dầm dìa không sạch, hẳn trong bụng đau như dao cắt. Nếu khi ở rốn ngược lên ở ngực ngăn cách mà muốn ọe, nên uống bài Đào nhân tán hay là dùng 4 chỉ Xuyên quy, 3 chỉ Sơn khô tán hoàn với mật mà uống. Nếu bệnh chứng như trên mà lưng rốn và bụng lại đau, nên uống bài Ngưu tất tán.
+ Nếu tháng hành tháng không mà đau bụng, nên uống bài Thất tiếu tán.
+ Nếu nguyệt kinh lúc thấy lúc ngưng mà người thì nóng lạnh trở đi trở lại, nên uống trước bài Tiểu sài hồ thang thêm vị sinh địa rồi uống Tứ vật thang.
+ Kinh sắp thấy mà rốn và bụng đau như vặn ra là huyết trệ, nên uống bài Tứ vật thêm Khổ luyện, Binh lang, Mộc qua đều 1 chỉ.
+ Hành kinh rồi mà đau bụng là chân huyết kém nên uống bài Bát vật thang hay bài Tiểu ô kê hoàn.
Những vị thuốc hay sử dụng chữa về chứng nguyệt kinh:
1.- Để bổ huyết kinh như: Đương quy (Quy đầu/thân), Bạch thược/ Xích thược, Kỷ tử, Ngưu tất, Quy bản, Nhục thung dung, nhung và cao của hươu hoặc nai.
2.- Để ôn cho chân huyết như: Quế tâm, Nhục quế, Phụ tử, gừng sao đen.
3.- Để thuận cho chân huyết như: Thiên môn, Mạch môn, A giao, Nhục thung dung, Tỏa dương.
4.- Để mát chân huyết như: Mẫu đơn bì, Khổ sâm, Sinh địa, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, nước Ngó sen, nước rễ cỏ tranh.
5.- Để phá huyết như: Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc, nước lá hẹ, nước đồng tiện, Tam lăng, Nga truật, Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Xuyên Khung, Quy vỹ.
BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới