Xơ cứng bì toàn thể là bệnh tự miễn dịch đặc trưng bởi xơ cứng da và tổn thương ở các cơ quan nội tạng. Trong đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể gây viêm và làm tổn thương, dẫn đến các vấn đề về phổi, thận, tim, đường ruột và các nội tạng khác. Đây là bệnh mạn tính và gặp nhiều ở phụ nữ trung niên. Khám và điều trị bệnh sớm giúp giảm thiểu đau đớn, khó chịu cũng như các nguy cơ sức khỏe.
Năm 1753, Carlo Curzio lần đầu tiên mô tả một trường hợp xơ cứng bì, khi đó được cho là phù nề. Thuật ngữ "Xơ cứng bì" lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1836 để mô tả những thay đổi về da ở người lớn bởi Fantonetti, một bác sĩ người Milan. Từ thời điểm đó ngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh lý này.
Bệnh xơ cứng bì là một trong những bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tên khoa học là Scleroderma, đặc trưng bởi sự tăng sinh và lắng đọng các chất tạo keo ở da, thành mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: Ống tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp. Hậu quả của sự lắng đọng này sẽ gây dày cứng da, tổn thương và suy giảm chức năng của các nội tạng.
Có hai dạng xơ cứng bì chính, gồm:
Xơ cứng bì khu trú (Còn gọi bệnh Morphea)
Xơ cứng bì khu trú thường chỉ ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, tổn thương mô có khả năng tác động sâu vào những cấu trúc bên dưới da gồm mô dưới da, mô liên kết, cơ hay xương. Tổn thương da ở người bệnh xơ cứng bì khu trú có thể diễn tiến tốt dần theo thời gian. Thậm chí, các tổn thương này có khả năng tự biến mất, không cần chữa trị. Xơ cứng bì khu trú được chia thành hai loại gồm:
-
Xơ cứng bì thể mảng (morphea): Đặc trưng của bệnh là các mảng giới hạn trong một vùng cơ thể, hình bầu dục, viền đỏ, phần trung tâm dày và có màu vàng nhạt. Một số ít trường hợp có thể ảnh hưởng tới mạch máu, nội tạng.
-
Xơ cứng bì thể dải (linear): Bệnh thường bắt đầu với một đường hoặc vệt da dày, cứng trên cánh tay, chân hoặc mặt. Đôi khi, bệnh cũng tạo ra nếp nhăn dài trên đầu hay cổ. Đây là dạng xơ cứng bì thể vết dao chém (en coup de sabre) vì có hình dạng tương tự vết sẹo do bị chém. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả bề mặt lẫn những lớp sâu hơn của da, đôi khi còn vào tận các khớp chuyển động nằm bên dưới.
Xơ cứng bì toàn thể
-
Xơ cứng bì hệ thống lan tỏa, tiến triển: Chiếm 10% số ca xơ cứng bì hệ thống có xơ cứng da đối xứng 2 bên vùng da mặt cổ ngực, các chi, tổn thương nội tạng sớm, nguy cơ đe dọa sinh mạng về sau này.
-
Xơ cứng bì hệ thống giới hạn: còn gọi là hội chứng CREST chiếm 60% đến 90% số ca xơ cứng bì hệ thống, lành tính hơn xơ cứng bì hệ thống lan toả (gọi là hội chứng CREST vì có nút canxi hóa da, hiện tượng Raynaud, rối loạn thực quản, chứng cứng ngón, giãn mao mạch, tổn thương da giới hạn thường ở ngón tay và mặt, bệnh nội tạng xuất hiện chậm.
-
Ngoài ra còn có xơ cứng bì chồng lấn: Là xơ cứng bì kết hợp bệnh viêm da cơ hay bệnh mô liên kết khác.
Nguyên nhân bệnh xơ cứng bì
Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì. Đây là một loại bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch – vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng, nhưng giờ lại gây viêm da và làm tổn thương những bộ phận khác của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh có thể do sự phối hợp của nhiều yếu tố như:
-
Bất thường trong hệ miễn dịch: Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ kích thích hoạt động của các tế bào xơ non sản xuất quá mức chất tạo keo. Các chất này lắng đọng xung quanh các tế bào, mạch máu, nội tạng, dẫn tới tình trạng tổn thương, xơ hóa tại khu vực lắng đọng.
-
Cấu trúc gen bất thường: Cấu trúc bất thường của một số gen dẫn tới sự phát sinh và tiến triển bệnh xơ cứng bì.
-
Các kích thích trong môi trường: Việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường như các loại siêu vi trùng, các chất hóa học, các loại dung môi hữu cơ trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây bệnh.
-
Yếu tố nội tiết: Bệnh thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi 30 – 35, tỷ lệ cao hơn nam giới tới 7 – 12 lần. Vì thế, hormone sinh dục nữ, đặc biệt là estrogen cũng có thể là yếu tố dẫn tới hình thành bệnh xơ cứng bì.
-
Các tự kháng thể: Các tự kháng thể thường gặp trong bệnh xơ cứng bì là kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng Scl-70, kháng thể kháng centromere.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh xơ cứng bì
Tổn thương tại da là biểu hiện lâm sàng đặc trưng nhất của xơ cứng bì:
-
Tổn thương da nhất là da ở các ngón tay, bàn tay bị sưng to;
-
Da dày và cứng lan dần lên cẳng tay, cánh tay và các khu vực lân cận như cổ, ngực, bụng… Cứng da cản trở cử động của người bệnh;
-
Da bị mất sắc tố thường tập trung ở vùng cổ, ngực, lưng, mu bàn tay;
-
Lắng đọng canxi tại các mô mềm gây ngứa ngáy và loét da các vùng lân cận;
-
Trên da mất dần nếp nhăn làm giảm khả năng biểu cảm trên khuôn mặt, miệng khó há.
Hội chứng Raynaud: Gặp ở 95% người bệnh xơ cứng bì, thường xuất hiện trước khi có cứng da từ vài tháng đến vài năm, xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh hoặc sang chấn tâm lý và tiến triển qua 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn 1: Đầu ngón trắng, lạnh và giảm cảm giác do co động mạch;
-
Giai đoạn 2: Vùng chi tím và đau do ứ trệ máu ở hệ tiểu tĩnh mạch;
-
Giai đoạn 3: Màu sắc da trở lại bình thường nhưng vẫn còn cảm giác tê bì hoặc kiến bò.
Các triệu chứng về cơ xương khớp gặp ở hầu hết bệnh nhân bị xơ cứng bì:
-
Đau khớp, viêm bao hoạt dịch khớp thường gặp ở các khớp nhỏ;
-
Viêm gân cũng thường gặp do tình trạng phù nề, xơ hóa;
-
Yếu cơ gặp ở 10% bệnh nhân xơ cứng bì. Yếu cơ có thể tiến triển nhanh trong trường hợp có viêm cơ kèm theo. Bệnh cạnh đó, người bệnh xơ cứng bì do giảm vận động và dinh dưỡng kém dẫn đến giảm khối cơ.
Tổn thương tạng:
-
Tổn thương phổi bao gồm bệnh phổi kẽ (ILD) và tăng áp động mạch phổi (PAH). Hai biến chứng này là nguyên nhân tử vong hàng đầu của người bệnh xơ cứng bì;
-
Tổn thương đường tiêu hóa. 75-90% người bệnh có trào ngược dạ dày thực quản. Giảm khả năng co thắt thực quản-dạ dày, ruột non gây tình trạng khó nuốt, chậm tiêu, giảm khả năng hấp thụ tại ruột non, tắc ruột. Tổn thương tại hậu môn trực tràng gây tình trạng đại tiện không tự chủ, sa trực tràng;
-
Tổn thương tim mạch tương đối phổ biến ở người bệnh xơ cứng bì. Thường gặp là tim to, bệnh cơ tim, xơ cơ tim, suy thất phải, tràn dịch màng tim, loạn nhịp tim, ECG bất thường, ST không đặc hiệu và sóng T biến đổi, viêm ngoại mạc tâm thường gặp;
-
Tổn thương thận và cao huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống. Biểu hiện bằng Protein niệu cao huyết áp hoặc nitơ máu tăng là dấu hiệu tiên lượng xấu.
Bệnh xơ cứng bì có chữa được không?
Vì cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ, các phương thức điều trị xơ cứng bì đặc hiệu còn nhiều hạn chế.
Các biện pháp điều trị hiện tại có mục đích chủ yếu là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá điều trị còn giúp phát hiện sớm và can thiệp sớm các biến chứng liên quan đến bệnh như tăng áp phổi. Từ đó, người bệnh vẫn duy trì được chức năng các cơ quan và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện tại bao gồm:
-
Thuốc cải thiện lưu thông tuần hoàn máu;
-
Thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm chậm sự tiến triển tổn thương tế bào;
-
Steroid để làm giảm phản ứng viêm trên da, khớp và cơ;
-
Kem bôi giữ ẩm cho vùng da bị tổn thương, giúp duy trì tính đàn hồi và toàn vẹn của da, giảm ngứa;
-
Các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng khác như giảm đau, giảm chứng ợ nóng và hạ huyết áp.
Ngoài các biện pháp điều trị nội khoa như trên, trong trường hợp biểu hiện tổn thương da trong xơ cứng bì với mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét việc phẫu thuật nếu cần thiết. Ví dụ, các khối cứng dưới da có thể cần phải được loại bỏ nhằm ngăn ngừa hoại tử gây nhiễm trùng, các bó cơ bị thắt chặt có thể cần phải được rạch da nới lỏng. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị mới như trị liệu bằng laser và liệu pháp quang động hiện đang được thử nghiệm và đã từng bước cho thấy bằng chứng khả quan, có thể cải thiện tình trạng xơ cứng bì.
Phòng ngừa bệnh xơ cứng bì
Để hạn chế các biến chứng và phòng ngừa bệnh xơ bì cứng, người bệnh có thể:
-
Xây dựng lối sống tích cực, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và giảm tình trạng xơ cứng biểu bì da;
-
Bảo vệ làn da bằng kem dưỡng và kem chống nắng. Tránh việc tắm nước quá nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng mạnh. Điều này có thể làm kích ứng và tổn thương da;
-
Không hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm các mạch máu co lại và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hút thuốc cũng có thể gây hẹp vĩnh viễn các mạch máu và làm trầm trọng các vấn để ở phổi;
-
Chế độ ăn uống khoa học, tránh các loại thức ăn làm tăng nguy cơ ợ nóng hoặc làm tăng axit dạ dày. Sử dụng thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng ở dạ dày;
-
Mang găng tay để bảo vệ da khỏi thời tiết lạnh, kể cả khi sử dụng tủ lạnh. Khi cần tiếp xúc với thời tiết lạnh, hãy che mặt và đầu cẩn thận.
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho xơ cứng bì. Tuy nhiên, Nam y với sự kết hợp tinh hoa của
y học cổ truyền và những tiến bộ của y học hiện đại đã nghiên cứu về bệnh học và các phương pháp điều trị bệnh trên quy luật sinh học và y học môi trường đã có những thành tựu to lớn trong điều trị các bệnh khó trong đó có xơ cứng bì. Theo Nam y bệnh xơ cứng bì chủ yếu sinh ra do môi trường ô nhiễm và chế độ ăn uống sai nên đã làm rối loạn miễn dịch và hệ thống của cơ thể. Những bệnh nhân xơ cứng bì đến với Nam y đều được thăm khám tỉ mỉ bằng “thất chẩn” của Nam y nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh bằng Nam y uy tín, đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân xơ cứng bì cho kết quả tốt, cải thiện triệu chứng đáng kể, hạn chế được tổn thương và duy trì chất lượng cuộc sống, cho các bệnh nhân xơ cứng bì. Tại nhà thuốc, người bệnh được thăm khám và điều trị bệnh dựa trên những nguyên tắc điều trị Xơ cứng bì theo Nam y bao gồm:
-
Giải độc tế bào, điều hòa nội môi, cân bằng các quá trình đồng hóa, dị hóa của cơ thể;
-
Dùng thuốc Nam y có tác dụng bổ can thận, khí huyết để điều trị bản (gốc bệnh) nâng cao thể trạng;
-
Dùng các vị thuốc trừ hoạt huyết, trừ phong, hàn, thấp thư cân chống co cứng để phục hồi thương tổn, điều trị các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân;
-
Các loại thuốc bôi được chế từ các loại Nam dược giúp phục hồi vùng da bị xơ cứng;
-
Mai hoa châm là phương pháp dùng kim mai hoa (5-7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu cán gỗ) gõ trên mặt da. Nam y sử dụng mai hoa châm để điều trị bệnh Xơ cứng bì, gõ lên mặt da bị tổn thương 1 - 2 lần/ tuần có tác dụng rất tốt.
Để được chẩn đoán và tư vấn về bệnh xơ cứng bì, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ đặt lịch khám qua Hotline: 0943986986 – 0937638282 hoặc kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo SĐT 0943406995 của nhà thuốc Đông Y gia truyền Thọ Xuân Đường. Nhân viên tư vấn sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin chi tiết hơn về các dịch vụ y tế của nhà thuốc.
BS. Đỗ Nguyệt Thanh (Thọ Xuân Đường)