Khám bệnh ung thư vú như thế nào?

Mỗi năm, căn bệnh ung thư vú lại cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên thế giới khiến chúng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và làm thế nào để phát hiện sớm được bệnh ung thư vú đang là vấn đề mà hầu hết chị em quan tâm. Vậy chị em cần đi khám bệnh ung thư vú khi nào, có cách nào giúp phát hiện bệnh ung thư vú sớm hay không, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm câu trả lời dưới bài viết nhé!

Đầu tiên hãy hiểu rõ bệnh ung thư vú là gì?

Ung thư vú (Breast cancer) là bệnh lý ác tính xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong mô tuyến vú. Các tế bào bất thường (tế bào ung thư) này sau đó có thể phát triển lan rộng, xâm lấn vào mạch máu, hạch bạch huyết lân cận rồi lan ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Đa số các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống tuyến vú, ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy. 
Mặc dù ung thư vú có thể gặp ở cả nữ giới và nam giới, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở nam thấp hơn rất nhiều so với ở nữ và trung bình cứ có khoảng 100 người được chẩn đoán mắc ung thư vú, thì chỉ có 1 ca xảy ra ở nam giới.

Khi nào chị em cần đi khám bệnh ung thư vú?

Ung thư vú là căn bệnh có diễn tiến thầm lặng, ít triệu chứng vậy nên chị em phụ nữ cần chủ động tự thăm khám tuyến vú và vùng ngực của mình thường xuyên tại nhà. Nếu có một trong các dấu hiệu bất thường dưới đây, thì chị em cần tới các cơ sở chuyển khoa y tế để được thăm khám ngay nhé! Các dấu hiệu bất thường đó là:
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực hoặc bầu vú: Đau tức ngực hoặc căng tức ở bầu vú có thể xuất hiện khi có thay đổi nội tiết như mang thai, sắp đến ngày hành kinh hay trong những ngày rụng trứng… Tuy nhiên, nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên, kéo dài trong một khoảng thời gian giống như một luồng điện nhẹ chạy qua thì chị em nên chủ động đi thăm khám sớm để tầm soát ung thư vú.
  • Thay đổi về hình dạng, kích thước bầu vú: Trong khi tắm hay soi trước gương mà chị em cảm thấy vú to lên bất thường, 2 bên vú  kích thước không tương xứng, thường xuyên cảm thấy cương cứng thì hãy cẩn thận.
  • Núm vú tụt vào trong: Có một số người bình thường có núm vú tụt vào trong bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu núm vú bình thường đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, cứng và không kéo ra được như bình thường được, vùng da bị nhăn nheo xuất hiện các hạt lấm tấm ở quầng vú xung quanh núm vú, thay đổi sắc tố xung quanh núm vú, chảy dịch bất thường ở núm vú... 
  • Sờ thấy u cục tại vú: Chị em chỉ cần đứng trước gương, giơ tay trái lên cao rồi dùng tay phải sờ nắn ngực trái lần lượt xem có u cục hay đau gì không, sau đó làm ngược lại với bên phải. Nếu sờ thấy khối cứng rắn tại vú hãy tới cơ sở y tế thăm khám ngay nhé! 
  • Nổi hạch nách: Hiện nay, có khá nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư vú được chẩn đoán khi tình cờ phát hiện hạch hố nách.
  • Vú có dấu hiệu bị sưng, đỏ và ngứa.
Các dấu hiệu kể trên có thể gây ra bởi một bệnh lý khác không phải ung thư vú, tuy nhiên để tránh bỏ sót căn bệnh nguy hiểm này, việc chủ động thăm khám sớm ngay khi có bất thường là cần thiết bởi chúng sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều và tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Những đối tượng nào cần thăm khám bệnh ung thư vú định kỳ?

Những người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư vú

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu một người phụ nữ có mẹ, chị, em gái hoặc con gái hay thành viên trong gia đình, họ hàng bên phía nhà mẹ hoặc bố có người bị ung thư vú sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những người khác.

Những chị em có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi

Nếu nữ giới phải chịu tác động lâu dài từ nội tiết tố nữ estrogen có thể gây xúc tác làm các tế bào ung thư vú tấn công và gây bệnh. Do đó những chị em có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn những người khác, nên cần được thăm khám bệnh ung thư vú định kỳ.

Phụ nữ trên 45 tuổi

Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ trên 45 tuổi. Ngoài ra, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường. Do đó, những đối tượng này cần chủ động thăm khám tầm soát ung thư vú càng sớm càng tốt.

Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến vú

Chị em từng bị các bệnh lý liên quan tuyến vú như u xơ tuyến vú, nang tuyến vú, áp xe vú,… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư. 

Phụ nữ thường xuyên mặc áo ngực liên tục 

Một số chị em phụ nữ có thói quen mặc áo ngực liên tục mà không biết rằng, mặc áo ngực liên tục có thể gây nghẽn tắc sự lưu thông của các tuyến bạch huyết dưới cánh tay, không giải phóng mà ứ lại ở các mô của tuyến vú khiến chị em có thể phải đối diện với nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp hơn 120 lần so với những người khác.

Những người thường xuyên phải làm việc về đêm

Theo 1 số nghiên cứu cho thấy, những người có nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 40% thường xuyên làm việc về đêm. 
Ngoài ra những người thừa cân, béo phì, có lối sống ít vận động hay thường xuyên sử dụng hormone nội tiết tố nữ thay thế cũng cần được kiểm tra thăm khám bệnh ung thư vú định kỳ để tầm soát và loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.

Vậy thăm khám bệnh ung thư vú như thế nào?

Thăm khám lâm sàng

Bác sỹ sẽ hỏi về tình trạng, biểu hiện bệnh mà chị em đang gặp phải. Thời gian phát hiện ra khối u vùng vú, hay xuất hiện mảng màu da, chảy dịch tiết vùng núm vú khi nào nếu có,… Gia đình có ai từng mắc bệnh ung thư vú hay không, có đang dùng thuốc gì không,… Chị em hãy mô tả thật kỹ các triệu chứng đang gặp phải cho bác sỹ, điều đó sẽ giúp việc định hướng chẩn đoán một cách nhanh chóng và chính xác hơn. 
Sau khi hỏi bệnh, bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng phương pháp nhìn, sờ, gõ nghe để khám tổng thể 2 bên tuyến vú của người bệnh và khảo sát 2 bên hố nách, hạch thượng đòn để tìm các bất thường nếu có. Khám lâm sàng xong, bác sỹ sẽ chỉ định cho người bệnh làm một số xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết phục vụ cho chẩn đoán của mình.

Thăm khám cận lâm sàng

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để định lượng CA15-3 được coi là chất chỉ điểm ung thư vú. Tuy nhiên ngoài định lượng CA15-3 thì cần kết hợp với kết quả siêu âm, cận lâm sàng khác mới có giá trị chẩn đoán bệnh ung thư vú và theo dõi tình trạng bệnh. Ngoài ra các xét nghiệm máu khác về huyết học và sinh hóa cũng có thể được bác sỹ chỉ định để đánh giá toàn trạng của cơ thể, tình trạng bệnh của người bệnh.

Siêu âm đàn hồi tuyến vú

Siêu âm đàn hồi tuyến vú là phương pháp cận lâm sàng dễ thực hiện, chi phí thấp, không xâm lấn và không gây hại cho bệnh nhân mà lại cho kết quả có độ chính xác cao, có thể phát hiện những tổn thương nhỏ đường kính dưới 5mm. Do đó qua siêu âm bác sỹ có thể thấy các hình ảnh bất thường trong vú như các bướu sợi tuyến, các nang, các u, sự thay đổi sợi bọc tuyến vú và các hạch di căn.... Ngoài ra, siêu âm cúng có vai trò trong việc hỗ trợ định vị mũi kim trong sinh thiết khối u vú.

Chụp nhũ ảnh (Mamography tuyến vú)

Chụp nhũ ảnh (Mamography tuyến vú) sử dụng chùm tia X có cường độ thấp chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tại tuyến vú. Kết quả sau chụp có thể giúp thấy được hình ảnh của các khối u, sự vôi hóa hay lắng đọng canxi trong ngực, các nang chứa dịch hoặc một số bất thường khác. Do đó, đây là phương pháp cận lâm sàng giúp phát hiện dấu hiệu vi vôi hóa nhỏ (dấu hiệu nghi ngờ ác tính) mà siêu âm có thể không đánh giá được.

Chụp cộng hưởng từ vú (MRI vú)

Đây là phương pháp thường được bác sỹ chỉ định khi có nghi ngờ khối u vú ác tính. Chụp cộng hưởng từ vú (chụp MRI vú) cho kết quả khá chính xác khi thấy rõ được hình ảnh, tính chất khối u, mức độ xâm lấn ra các cơ quan lân cận của khối u vú nếu có.

Sinh thiết tế bào

Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm để tìm các tế bào bất thường. Có 4 phương pháp sinh thiết, bao gồm: 
  • Sinh thiết cắt bỏ: loại bỏ toàn bộ khối u.
  • Sinh thiết lấy một phần khối u: lấy một mẫu của khối u hoặc mô để kiểm tra.
  • Sinh thiết chích mô tế bào bằng kim lớn: lấy mô bằng cách dùng kim lớn.
  • Sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: lấy mô bằng cách dùng kim nhỏ.
Ngoài ra, nếu sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng trên mà phát hiện người bệnh có mắc ung thư vú, thì người bệnh có thể cần làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra sự tiến triển của ung thư đã di căn chưa. Như chụp MRI não và xạ hình xương hay chụp PET-CT để truy tìm các bất thường có thể có ở các mô khác nhau trong cơ thể.
Cuối cùng, sau khi thực hiện các phương pháp khám lâm sàng và cận lâm sàng trên, bác sỹ sẽ đưa ra được chẩn đoán xác định cho người bệnh, xem họ có đang bị ung thư vú hay không, và nếu có thì ở giai đoạn mức độ nào, đã xâm lấn di căn chưa để đưa ra phương pháp và hướng điều trị cụ thể. Chính vì vậy, việc thăm khám bệnh ung thư vú sớm là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh không bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh ung thư vú (nếu có).

Vậy giải pháp giúp điều trị bệnh ung thư vú là gì?

Với đa số các loại bệnh ung thư thì đều có mục tiêu điều trị bệnh chung là loại bỏ hay tiêu diệt tế bào ung thư đã hình thành, làm chậm quá trình di căn, nâng cao thể trạng và làm giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh và phương pháp điều trị bệnh ung thư vú cũng như vậy. Người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị có lợi và tốt nhất cho tình trạng bệnh của họ, có thể như phẫu thuật, hóa, xạ trị, dùng thuốc điều trị đích kết hợp sử dụng thuốc Đông y để nâng cao thể trạng giúp đẩy lùi khối u vú.
Theo y học cổ truyền, ung thư vú được mô tả trong chứng nhũ ung, nhũ nham. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tổn thương tạng phế, can và 2 mạch xung, nhâm. Điều trị ung thư vú theo y học cổ truyền giúp điều trị từ gốc bệnh, pháp điều trị được sử dụng là thanh nhiệt, giải uất, nhuyễn kiên tán kết. 
Nhà thuốc Đông y Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh ung thư bằng Nam y uy tín, đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân ung thư vú cho kết quả tốt. Tại nhà thuốc, người bệnh được thăm khám và điều trị bệnh dựa trên ứng dụng phương pháp châm cứu Thần Châm và phương Kỳ Môn Y Pháp để điều động thu hút năng lượng, nhằm tập trung loại bỏ khối u, tổ chức ung thư ở mọi nơi trên cơ thể.
Việc kết hợp sử dụng đông tây y để điều trị bệnh ung thư vú sẽ đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần lạc quan, tin tưởng vào thầy thuốc và giữ cho tinh thần luôn thư giãn, thoải mái chính là liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0943986986 - 0937638282
 
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới