Trong thời buổi xã hội phát triển như hiện tại, yêu cầu chúng ta phải làm việc nhiều hơn, di chuyển nhiều hơn, phải bận rộn với rất nhiều công việc, từ văn phòng đến nội trợ, từ việc công ty đến chăm sóc gia đình. Nhiều khi chúng ta không có thời gian để dành riêng cho việc chăm sóc bản thân hay tìm hiểu phương pháp nào đó giúp sức khỏe của chúng ta có thể cải thiện hơn. Chỉ đến khi cơ thể gióng lên hồi chuông báo động bằng nhưng cơn đau, những biểu hiện khó chịu thì lúc ấy chúng ta mới chợt nhớ ra rằng, chúng ta cũng cần được chăm sóc. Hiện nay, bệnh lý về cổ vai gáy không chỉ xuất hiện ở những người làm văn phòng mà còn có thể thấy ở những người làm công việc khác như những công việc thường xuyên phải vác nặng, nghề may, nghề thủ công - mỹ nghệ,…
Tại sao lại xuất hiện hội chứng cổ - vai - cánh tay?
Xét về giải phẫu: Vùng cổ vai gáy được cấu tạo bởi hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng, với cấu trúc chính giữa là cột sống cổ, giữa các đốt sống cổ có các tầng đĩa đệm để làm giảm áp lực lên các đốt sống; 2 bên cột sống là hệ thống cơ, dây chằng có chức năng níu giữ, giúp thực hiện các động tác cúi, xoay, nghiêng đầu. Xen giữa các cấu trúc cơ, xương là hệ thống động mạch sống nền đi qua các lỗ mỏm ngang lên não để cấp máu cho não và hệ thống thần kinh ngoại vi tách ra từ đám rối cánh tay chi phối cho vùng cổ – vai – cánh tay.
Hội chứng cổ - vai – cánh tay là hội chứng nằm trong nhóm bệnh cơ xương khớp vùng cổ. Hai bệnh lý thường gặp dẫn đến hội chứng cổ – vai - cánh tay đó là: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ. Tùy theo mức độ tổn thương và cấu trúc bị tổn thương mà sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau, nhưng sẽ có những triệu chứng hay gặp như:
-
Đau cấp tính, xảy ra đột ngột, mức độ đau nhiều khiến bệnh nhân không quay, cúi, vận động cổ được, đau có thể lan lên vùng chẩm, thường xảy ra sau khi mang vác nặng, căng thẳng, nhiễm lạnh, sai tư thế…
-
Đau bán cấp tính khởi phát từ từ, mức độ đau vừa phải, lúc tăng lúc giảm.
-
Đau mạn tính mức độ đau ít, lúc tăng lúc giảm, kèm theo mỏi, bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường, đau thường xảy ra trong một khoảng thời gian dài.
-
Nếu có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh thì có thể xuất hiện các triệu chứng tê bì lan dọc đường đi của dây thần kinh và một số biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, ù tai, suy giảm thị lực thoáng qua, yếu chi, rối loạn vận mạch…
Phương pháp chẩn đoán hội chứng cổ - vai - cánh tay và tìm căn nguyên gây ra hội chứng này
Ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán, các bác sĩ có thể dựa thêm vào các phương tiện chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng này, đó là:
-
Chụp X- quang thường quy tư thế thẳng – thẳng nghiêng: Quan sát hình thái cấu trúc xương, khoảng các giữa các đốt sống, đường cong sinh lý cột sống,…
-
Chụp cộng hưởng từ cột sống: Với ưu điểm là quan sát được nhiều cấu trúc hơn X-quang, cộng hưởng từ có thể giúp đánh giá cấu trúc xương, đĩa đệm, thần kinh, ống sống, tủy sống,…
-
Chụp bao rễ thần kinh có cản quang: Mục đích để khảo sát mức độ chèn ép thần kinh.
Các phương pháp điều trị hội chứng cổ - vai – cánh tay
Phương pháp điều trị theo y học hiện đại
Khi được chẩn đoán mắc
hội chứng cổ - vai - cánh tay thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị theo hướng giảm đau, giãn cơ, tăng dẫn truyền thần kinh, kèm theo phục hồi chức năng như đắp nến, siêu âm, sóng ngắn…. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà có những phác đồ điều trị phù hợp. Nếu như bệnh tiến triển nặng hơn gây ra các biến chứng như chèn ép vào tủy sống hoặc bệnh nhân đã điều trị nội khoa một thời gian nhưng không đem lại hiệu quả tích cực thì chỉ định phẫu thuật sẽ được đề ra.
Phương pháp điều trị theo y học cổ truyền
Hiện nay, phương pháp điều trị hội chứng cổ - vai - cánh tay bằng
y học cổ truyền đang là xu hướng mới của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam – một trong những nước có nền y học cổ truyền lâu đời nhất, do phương pháp này luôn coi trọng việc điều trị tổng thể con người, bởi vì y học cổ truyền quan niệm rằng con người là một chỉnh thể thống nhất và luôn luôn hoạt động tương quan ràng buộc lẫn nhau nên việc lựa chọn điều trị phương pháp này có thể giúp chữa lành cả thân, tâm, trí cho người bệnh. Chúng ta có thể thấy phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền hiện nay được áp dụng với rất nhiều mặt bệnh, không chỉ riêng hội chứng cổ - vai – cánh tay, với nhiều hình thức đa dạng. Theo đó, việc điều trị bằng y học cổ truyền chủ yếu là sử dụng các phương pháp điều trị không xâm lấn như dùng thuốc và không dùng thuốc. Tất cả những phương pháp này đều được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận được đúc kết qua hàng ngàn năm và đến nay đã được cải tiến thành nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị, giản tiện cho thầy thuốc và bệnh nhân. Với lợi thế điều trị bảo tồn, ít xâm lấn, bệnh nhân được điều trị toàn diện, giảm tỷ lệ tái phát, giảm nguy cơ can thiệp phẫu thuật. Việc điều trị hội chứng cổ - vai - cánh tay bằng phương pháp y học cổ truyền đã và đang chứng minh cho chúng ta thấy hiệu quả thực sự rõ ràng trên lâm sàng.
Tại Trung tâm trị liệu chất lượng cao Thọ Xuân Đường, bệnh lý hội chứng cổ - vai – cánh tay là mặt bệnh khá thường gặp với số lượng bệnh nhân điều trị chiếm tỷ lệ cao. Thông thường, khi đến thăm khám tại Trung tâm trị liệu chất lượng cao Thọ Xuân Đường, bệnh nhân sẽ được đội ngũ các y, bác sĩ có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm hỏi bệnh, thăm khám sau đó sẽ trực tiếp điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân còn được các y, bác sĩ tư vấn kỹ càng về chế độ ăn, lối sống sinh hoạt và phương pháp tập vận động khoa học để bệnh tránh tái phát. Các phương pháp điều trị bệnh lý hội chứng cổ - vai – cánh tay tại Trung tâm trị liệu chất lượng cao Thọ Xuân Đường bao gồm các dịch vụ trị liệu cơ bản và các phương pháp điều trị chuyên sâu như
xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, cấy chỉ. Hiện nay, nhằm bắt kịp với tốc độ tiến bộ của khoa học, trung tâm đã cải tiến và trang bị thêm nhiều phương pháp điều trị hiện đại khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo giữ vững tinh thần kế thừa tinh hoa truyền thống y học dân tộc.
BS. Nguyễn Yến