Chữa đau mắt đỏ bằng y học cổ truyền

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) thường là hậu quả của nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích thích. Triệu chứng là cương tụ kết mạc và có tiết tố ở bề mặt nhãn cầu phụ thuộc vào nguyên nhân, cảm giác khó chịu và tình trạng ngứa.

Tổng quan về viêm kết mạc

Nhiễm trùng kết mạc thường gặp nhất là viêm kết mạc virus hoặc là viêm kết mạc vi khuẩn và có thể lây truyền. Hiếm khi có nhiều căn nguyên phối hợp gây bệnh cùng lúc. Nhiều tác nhân dị ứng có thể gây ra viêm kết mạc dị ứng. Các yếu tố không gây dị ứng kích thích kết mạc có thể là dị vật, gió, bụi, khói, nước hoa, hóa chất bay hơi và các dạng ô nhiễm không khí và phơi nhiễm với tia tử ngoại cường độ cao.
Viêm kết mạc thường rất cấp tính, nhưng cả hai nguyên nhân nhiễm trùng và dị ứng đều có thể mạn tính. Các điều kiện bổ sung gây viêm kết mạc mạn tính bao gồm ngửa mi, quặm, viêm bờ mi, và viêm túi lệ mãn tính.
Bất kỳ nguồn viêm nào cũng có thể gây chảy nước mắt hoặc cương tụ kết mạc lan tỏa. Có thể khiến mắt có gỉ ban đêm. Nhiều gỉ mắt sẽ gây nhìn mờ nhưng khi được lau sạch thì sẽ nhìn lại bình thường.
Ngứa và chảy nước mắt là triệu chứng chủ yếu trong viêm kết mạc dị ứng. Phù nề kết mạc và nhú tăng sản cũng gợi ý viêm kết mạc dị ứng. Sự kích thích hoặc cảm giác dị vật, sợ ánh sáng và tiết tố trong gợi ý truyền nhiễm viêm kết mạc virus; tiết tố mủ gợi ý viêm kết mạc vi khuẩn. Đau mắt dữ dội bất thường gợi ý viêm củng mạc.

Viêm kết mạc virus

Căn nguyên

Viêm kết mạc có thể kèm theo cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng virus khác. Viêm kết mạc do virus khu trú mà không có biểu hiện toàn thân thường do adenovirus (lên đến 90% trường hợp viêm kết mạc do virus) và đôi khi enterovirus hoặc virus herpes simplex (1,3 đến 4,8% viêm kết mạc do virus).
Viêm kết mạc - giác mạc dịch tễ là một dạng viêm kết mạc nặng do virus thường do adenovirus serotypes Ad 5, 8, 11, 13, 19 và 37 gây ra. Adenovirus cũng có thể được xác định bằng kiểu gen. Kiểu gen HAdV-D có liên quan đến viêm kết mạc và HAdV-D53 và HAdV-D54 có liên quan đến viêm kết mạc thành dịch. Sốt do viêm thực quản kết mạc thường xuất phát từ chủng huyết thanh Ad 3, 4, và 7. Sự bùng phát của viêm kết mạc xuất huyết cấp, một dạng viêm kết mạc hiếm gặp liên quan đến nhiễm trùng do enterovirus 70, đã xảy ra ở Châu Phi và Châu Á. Virus Ebola và nhiễm trùng SARS-CoV-2 (có liên quan đến bệnh rất dễ lây lan và có khả năng gây tử vong (sốt xuất huyết Ebola và COVID-19 tương ứng) có thể biểu hiện bằng xung huyết kết mạc hai bên, chảy nước mắt và các triệu chứng toàn thân.

Triệu chứng và dấu hiệu

Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 5 - 12 ngày, cương tụ kết mạc, chảy nước mắt và kích ứng mắt thường bắt đầu ở một mắt và lan nhanh sang mắt khác. Hạt có thể có ở kết mạc mi. Thường có hạch to và đau. Nhiều bệnh nhân đã tiếp xúc với người bị viêm kết mạc, có nhiễm trùng đường hô hấp trên gần đây hoặc cả hai.
Trong dịch viêm kết mạc - giác mạc, bệnh nhân có thể sợ ánh sáng và cảm giác dị vật do thương tổn ở giác mạc. Có thể có phù nề kết mạc. Giả mạc do fibrin, các tế bào viêm trên kết mạc sụn mi và viêm giác mạc khu trú hoặc cả hai có thể làm giảm thị lực. Ngay cả sau khi viêm kết mạc đã khỏi, có thể nhìn thấy các vết mờ dưới biểu mô giác mạc tồn dư (nhiều, hình đồng xu, đường kính 0,5 đến 1,0 mm) bằng đèn khe trong tối đa 2 năm. Sự mờ đục giác mạc đôi lúc gây ra giảm thị lực và nhìn thấy quầng màu.

Chẩn đoán viêm kết mạc do virus

Chẩn đoán viêm kết mạc và phân biệt giữa viêm kết mạc do vi khuẩn, virus và không do nhiễm trùng thường dựa trên lâm sàng. Sự khác biệt giữa viêm kết mạc do virus và vi khuẩn có thể không chính xác vì các triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau. Nuôi cấy mô đặc biệt là cần thiết để xem có phát triển của virus không nhưng hiếm khi được chỉ định. Thử nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) và các xét nghiệm miễn dịch nhanh khác có thể hữu ích đặc biệt khi viêm nặng và phải loại trừ các chẩn đoán khác.
Các triệu chứng giúp phân biệt giữa viêm kết mạc virus và vi khuẩn có thể bao gồm tiết tố bề mặt nhãn cầu, nổi hạch trước tai, và phù kết mạc trong viêm kết giác mạc dịch. Bệnh nhân sợ ánh sáng được khám sinh hiển vi kèm nhuộm giác mạc bằng fluorescein. Bệnh viêm kết giác mạc dịch có thể gây tổn thương biểu mô dạng chấm. Nhiễm khuẩn thứ phát do viêm kết mạc do virus là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu gợi ý viêm kết mạc do vi khuẩn, nuôi cấy hoặc các xét nghiệm khác có thể hữu ích.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm kết mạc do virus

Viêm kết mạc do virus rất dễ lây và phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền:
  • Sử dụng chất khử trùng tay và/hoặc rửa tay kỹ sau khi chạm vào mắt hoặc dịch tiết mũi.
  • Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm trùng sau khi chạm vào mắt bị nhiễm bệnh.
  • Tránh dùng chung khăn hoặc gối.
  • Tránh bơi trong bể bơi.
  • Phải làm sạch tiết tố của mắt và không băng che mắt. Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc cần được nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm.
  • Đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác.

Viêm kết mạc do virus thường tự ổn định, kéo dài 1 tuần trong trường hợp nhẹ đến 3 tuần trong trường hợp nặng. Thường chỉ cần chườm mát để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, những bệnh nhân sợ ánh sáng hoặc có giảm thị lực có thể đáp ứng với corticosteroid tại chỗ. Corticosteroid thường do bác sĩ mắt kê. Viêm giác mạc do Herpes simplex phải được loại trừ trước tiên (bằng cách nhuộm huỳnh quang và khám bằng đèn khe) vì corticosteroid có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Cyclosporin tại chỗ nhìn chung ít hiệu quả hơn nhưng hữu ích nếu việc sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid bị hạn chế bởi các tác dụng phụ. Trong trường hợp nặng, bất kỳ màng giả kết mạc nào cũng cần phải được loại bỏ khi khám bằng đèn khe để làm giảm nguy cơ sẹo kết mạc và hình thành dính mí - nhãn cầu.

Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế? Người bệnh cần phải đến bệnh viện nếu bị viêm kết mạc cùng với bất kỳ điều nào sau đây:

  • Đau ở mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt mà không cải thiện khi lau sạch chất dịch ra khỏi mắt.
  • Mắt bị đỏ dữ dội.
  • Các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc không cải thiện.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, ví dụ như do nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các tình trạng hoặc phương pháp điều trị y tế khác.
  • Trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc cần được bác sĩ khám ngay.

Điều trị viêm kết mạc theo y học cổ truyền

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ), theo y học cổ truyền gọi là chứng hồng nhãn, hỏa nhãn, kết mạc viêm; do phong nhiệt xâm nhập vào kinh can, kinh phế, kinh đại trường gây ra.
Pháp điều trị: Khu phong; thanh nhiệt kinh can, phế, đại trường.
Phương thuốc uống:
  • Bài 1: Kim ngân hoa 16g, Chi tử 12g, Hoàng đằng 12g, Chút chít 12g, Kinh giới 12g, Bạc hà 6g, Tang diệp 16g, Cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Bài 2: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Chi tử 8g, Hoàng cầm 12g, Bạc hà 6g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Bài 3: Hoàng liên 8g, Chi tử 8g, Cúc hoa 8g, Xuyên khung 4g và Bạc hà 4g. Sắc ngày 1 thang, dùng nước này xông mắt, khi nước nguội lấy uống chia 2 lần.
Phương thuốc đắp, rửa mắt:
  • Bài 1: Hoàng liên sắc lấy nước, lọc kỹ, dùng để rửa mắt ngày 2 lần.
  • Bài 2: Cúc hoa đun hoặc hãm với nước sôi, lọc kỹ, lấy vải sạch ngâm ướt trong dịch chiết đắp chườm mắt 10 – 15 phút mỗi ngày.

Phương pháp điều trị tự nhiên khác cho triệu chứng đau mắt đỏ

Hương nhu

Hương nhu có đặc tính chống viêm và làm dịu giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của môi trường và các gốc tự do. Nó cũng có khả năng chống lại nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm trong mắt.
Ngâm lá Hương nhu trong nước đun sôi trong 10 phút. Sau đó dùng nước này để rửa mắt, hoặc ngâm một miếng gạc sạch với nước Hương nhu để chườm mắt.

Trà xanh

Các bioflavonoid có trong trà xanh làm giảm kích ứng và viêm do đau mắt đỏ gây ra đồng thời chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Nhúng túi trà xanh vào nước đun sôi và đặt lên mắt khi nó đủ nguội để chạm vào. Hoặc pha một tách trà xanh và ngâm một chiếc khăn sạch vào đó để chườm ấm.

Gel lô hội

Các thành phần trong gel lô hội như aloin và amodin có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Một số lợi ích quan trọng khác của lô hội là khả năng giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành.
Khi nhận thấy dấu hiệu đau mắt đỏ, hãy bôi gel lô hội quanh mắt và mí mắt. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Pharmaceutical Biology cho thấy chiết xuất lô hội có thể được sử dụng an toàn trên tế bào giác mạc của con người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất lô hội có thể được sử dụng trong thuốc nhỏ mắt để điều trị chứng viêm và các bệnh khác ở các bộ phận bên ngoài của mắt.

Nghệ

Nghệ có các hợp chất chữa bệnh và làm giảm viêm. Nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và có thể làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ khi sử dụng tại chỗ. Cho 5 – 7 lát nghệ vào 1 cốc nước đun sôi. Ngâm một miếng gạc sạch vào đó rồi đắp chườm mắt. 

Dầu Neem

Dầu neem làm giảm kích thích da với đặc tính nhẹ nhàng và êm dịu. Nó cũng có các thành phần chống viêm và kháng khuẩn có thể làm giảm các triệu chứng viêm kết mạc. Lau dầu neem quanh mắt và mí mắt trước khi đi ngủ để giảm đau mắt đỏ. 
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới