Bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Hàng trăm triệu người trên thế giới đang mắc căn bệnh này với nhiều nguy cơ đột quỵ. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh tăng huyết áp (và những phương pháp kiểm soát bệnh tự nhiên.
Một số thông tin về bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp và huyết áp tâm trương là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Ví dụ kết quả đo huyết áp 130/80 mmHg, trong đó số 130 là đại diện cho huyết áp tâm thu và 80 đại diện cho huyết áp tâm trương.
Phạm vi huyết áp bao gồm:
-
Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg;
-
Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg;
-
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg;
-
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu ít nhất 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ít nhất 90 mmHg.
Các chỉ số trong tăng huyết áp độ 1 thay đổi từ 130 – 139 mmHg đối với các giá trị tâm thu và / hoặc 80 – 89 mmHg với các giá trị tâm trương. Với tăng huyết áp độ 2, các chỉ số tâm thu là 140 mmHg hoặc cao hơn và / hoặc các chỉ số tâm trương là 90 mmHg hoặc cao hơn. Mặc dù cả hai chỉ số này đều có ý nghĩa, nhưng sau khoảng 50 tuổi, chỉ số huyết áp tâm thu là rất quan trọng. Chỉ 10% các trường hợp tăng huyết áp là do các nguyên nhân thứ phát hoặc có thể xác định được như thuốc, hoặc các tình trạng và bệnh lý của các cơ quan khác.
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực lên động mạch và mạch máu trở nên quá cao và thành động mạch bị biến dạng gây căng thẳng thêm cho tim. Huyết áp cao trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau thắt ngực và tiểu đường.
Nếu không kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp, có thể dẫn đến những biến chứng sau:
-
Tổn thương động mạch;
-
Phình mạch não;
-
Suy tim;
-
Mạch máu bị tắc hoặc vỡ;
-
Giảm chức năng thận;
-
Mất thị lực;
-
Mất chức năng nhận thức: Sự tập trung, trí nhớ và khả năng học hỏi;
-
Hội chứng chuyển hóa: Một nhóm các rối loạn chuyển hóa như cholesterol và insulin cao, xơ vữa động mạch và tăng kích thước vòng bụng.
Thông thường, không có triệu chứng rõ ràng khi bệnh tăng huyết áp ở giai đoạn đầu, nhưng các dấu hiệu cảnh báo huyết áp rất cao có thể bao gồm đau ngực, lú lẫn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhịp tim không đều, chảy máu cam, mệt mỏi hoặc thay đổi thị lực.
Nguyên nhân gì gây bệnh tăng huyết áp?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp bao gồm:
-
Chế độ ăn nhiều muối;
-
Căng thẳng;
-
Rượu bia;
-
Caffeine;
-
Hút thuốc lá;
-
Béo phì;
-
Lối sống ít hoạt động;
-
Thuốc tránh thai;
-
Nhiễm độc kim loại nặng.
Cách theo dõi huyết áp tại nhà
Chúng có thể tự theo dõi huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp cơ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Để việc kiểm tra, theo dõi huyết áp hiệu quả, chúng ta cần thực hiện như sau:
-
Không tập thể dục hoặc lao động, ăn, uống đồ uống có chứa caffeine hoặc hút thuốc lá trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp;
-
Ngồi yên, thẳng lưng và đặt bàn chân trên sàn khi đo huyết áp;
-
Đảm bảo việc kiểm tra huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày;
-
Đo huyết áp 2 hoặc 3 lần mỗi khi kiểm tra huyết áp. Chờ 1 - 2 phút giữa mỗi lần đọc kết quả;
-
Đảm bảo theo dõi các kết quả đo, ghi nhật ký hoặc sử dụng công cụ theo dõi trực tuyến.
Kiểm soát bệnh tăng huyết áp tự nhiên
Để kiểm soát huyết áp, chúng ta có thể sử dụng những loại thực phẩm, các chất bổ sung có tác dụng làm giảm huyết áp cao và thay đổi lối sống. Những phương pháp kiểm soát tăng huyết áp tại nhà này khá dễ dàng. Bằng cách từ từ thực hiện những thay đổi này đối với thói quen hàng ngày, chúng ta có thể tạo ra những thói quen mới, lành mạnh hơn và sức khỏe sẽ tốt hơn.
Chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn Địa Trung Hải phù hợp với người bị tăng huyết áp. Chế độ ăn với rất nhiều trái cây, rau, hải sản và dầu béo giàu omega-3 lành mạnh.
Một số loại thực phẩm hàng đầu có trong chế độ ăn Địa Trung Hải là dầu ô liu, hạt lanh, cá đánh bắt tự nhiên (đặc biệt là cá hồi) và nhiều trái cây và rau quả, tất cả đều sẽ giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Bổ sung dầu cá mỗi ngày
Một trong những nguyên nhân chính gây ra huyết áp cao là do các động mạch bị viêm theo thời gian. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng tiêu thụ dầu cá, chứa nhiều EPA và DHA dạng axit béo omega-3, làm giảm viêm trong cơ thể. Vì vậy, dùng dầu cá chất lượng cao liều 1.000 – 2.000 mg mỗi ngày là một trong những cách tự nhiên tốt nhất để giảm huyết áp.
Sử dụng Magie để thư giãn cơ thể (500 mg trước khi đi ngủ)
Khoáng chất Magie rất tốt cho người bị tăng huyết áp vì nó giúp thư giãn các mạch máu và có thể tác động ngay lập tức đến việc hạ huyết áp một cách tự nhiên. Có thể bổ sung Magie với liều lượng 500mg mỗi ngày.
Bổ sung thực phẩm giàu Kali
Một yếu tố thiết yếu là Kali giúp chống lại tác động của Natri và bảo vệ chống tăng huyết áp. Một số thực phẩm giàu Kali như nước dừa, chuối, na...
Điều thú vị là, các chất bổ sung Kali thường không hiệu quả bằng việc ăn thực phẩm giàu Kali. Tốt nhất không nên bổ sung Kali với liều lượng cao nếu không có có chỉ định của bác sĩ.
Duy trì sự cân bằng với CoQ10
Coenzyme Q10, thường được gọi là CoQ10, là một chất chống oxy hóa quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Bổ sung mỗi ngày 200 - 300 mg Coenzyme Q10 là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
Thực phẩm hàng đầu cho chế độ ăn kiêng giúp kiểm soát huyết áp
Như đã nói ở trên, chế độ ăn khoa học là phương pháp quan trọng giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp tự nhiên. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm thô chưa qua chế biến giàu chất xơ như rau, trái cây và các loại hạt là cơ sở của những độ ăn uống lành mạnh.
Thực phẩm ít Natri: Tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ của không quá 1.500–2.000 mg muối.
Thực phẩm giàu Kali: Kali chống lại tác động của Natri và giúp giảm huyết áp. Bao gồm các loại thực phẩm như dưa, bơ và chuối…
Thực phẩm giàu omega-3: Tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 như thịt bò ăn cỏ, cá hồi đánh bắt tự nhiên, hạt chia, hạt lanh, dầu cá để giảm viêm, giảm LDL-cho.
Những loại thực phẩm cụ thể sau đây giúp giảm huyết áp:
-
Chocolate đen: Nên dùng loại chocolate đen có chứa ít nhất 200 mga phenol ca cao, có thể làm giảm huyết áp; Tỏi: Tỏi có thể giúp giảm huyết áp và giãn các cơ trơn. Nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của tỏi ngày càng phát hiện ra nhiều tác dụng thần kỳ. Trong đó, tỏi có tác dụng giúp làm loãng máu, ngăn chặn sự tắc nghẽn trong các mạch máu (chống đông) và do đó làm giảm huyết áp;
-
Cải bó xôi (rau bina): Rau bó xôi rất giàu Magie và folate, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch khác;
-
Hạt hướng dương: Loại hạt này giàu Kali, Magie và chất béo thực vật lành mạnh, hạt hướng dương có thể giúp giảm mức cholesterol, lưu thông mạch máu và giúp cải thiện huyết áp;
-
Chuối: Chuối chứa nhiều Kali và chất xơ;
-
Cà chua: Cà chua chứa nhiều Calci, Kali, vitamin A, C, E và lycopene. Các hợp chất trong cà chua có thể làm giảm sự tích tụ cholesterol trong mạch máu và chống lại sự phát triển của bệnh tăng huyết áp theo nhiều cơ chế khác nhau. Lycopene là một trong những hợp chất hữu ích nhất của cà chua, được kích hoạt bởi nhiệt, vì vậy hãy thêm cà chua vào các món ăn thường ngày;
-
Bông cải xanh (súp lơ xanh): Bông cải xanh đã được phát hiện có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe bao gồm cung cấp Kali và Crom giúp điều chỉnh đường huyết và cân nặng, cả hai yếu tố này đều liên quan đến việc tăng huyết áp.
-
Dưa: Các loại dưa (dưa lưới, dưa hấu) là nguồn Kali phong phú.
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị tăng huyết áp, người bệnh cần phải hạn chế những thực phẩm như sau:
-
Thực phẩm nhiều Natri: Natri làm tăng huyết áp, vì vậy cần tránh thực phẩm chế biến có hàm lượng Natri cao như dưa chua, thực phẩm đóng hộp, cá khô mặn...;
-
Chất béo chuyển hóa và chất béo Omega-6: Những chất béo này làm tăng chứng viêm, tăng huyết áp và được tìm thấy trong thực phẩm đóng gói và thịt thông thường;
-
Đường: Tiêu thụ nhiều đường có liên quan đến huyết áp cao;
-
Caffeine: Quá nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp;
-
Rượu: Gây co động mạch và có thể làm tăng huyết áp.
Lời khuyên về lối sống giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp
Làm thế nào để kiểm soát bệnh huyết áp bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống? Giảm căng thẳng là một cách giúp làm giảm huyết áp. Một số cách tự nhiên khác để giảm huyết áp bao gồm ngủ ngon hơn, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí thư giãn, tăng cường giao lưu bạn bè một cách vui vẻ và tập thể dục hàng ngày.
Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc chống lại tăng huyết áp. Một trong những thành phần bất lợi nhất của lối sống hiện đại là sự căng thẳng. Quản lý căng thẳng bằng cách tập luyện thư giãn như hít thở sâu, yoga, viết nhật ký hoặc liệu pháp nghệ thuật.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bệnh tăng huyết áp là thực hiện một lối sống lành mạnh.
Tinh dầu tốt cho người bị tăng huyết áp
Một trong nhiều cách tự nhiên khác để giảm huyết áp là kết hợp một số loại tinh dầu mỗi ngày. Tinh dầu có thể làm giảm huyết áp bằng cách làm giãn các động mạch, hoạt động như chất chống oxy hóa để giảm stress oxy hóa và giảm căng thẳng cảm xúc. Các loại tinh dầu hiệu quả nhất để giảm huyết áp là hoa oải hương, ngọc lan tây, cây xô thơm và nhũ hương.
BS. Nguyễn Thùy Ngân