Khám bệnh mộng du ở đâu hiệu quả? Lưu ý khi khám bệnh mộng du

Việc khám bệnh mộng du ở đâu thường được nhiều người chú ý và quan tâm bởi căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh thường gây ra hiện tượng rối loạn giấc ngủ rất nổi bật và còn có những rối loạn thường gặp khác như: ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, ngáy ngủ. Chính vì vậy, chúng ta phải khám và chữa trị kịp thời căn bệnh này. Hiểu được điều đó, nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã tổng hợp những thông tin hữu ích về căn bệnh mộng du để phần nào giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất.

Tại sao có những người bị bệnh mộng du?

Những người bị bệnh mộng du thường do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến, sau đây là một vài điều dẫn đến việc con người mắc bệnh mộng du:

Do cuộc sống căng thẳng, áp lực 

Những người mắc bệnh mộng du thường gặp tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ vào ban đêm. Họ thường ngủ không có giờ giấc, hay sốt và ốm đau triền miên. Đồng thời, họ cũng mắc chứng thiếu magie, trào ngược thực quản và thường sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin,…để có thể vào giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc vô tội vạ như vậy đã khiến họ mắc một căn bệnh không thể ngờ tới đó là bệnh mộng du.

Do các yếu tố phụ bên ngoài tác động

Tuy nhiên, những người mắc bệnh mộng du cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress,…cũng là những điều khiến con người ta dẫn đến tình trạng mộng du. 
Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng phụ với thuốc hoặc là người uống nhiều rượu dẫn đến việc mắc bệnh và nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng sẽ nặng hơn và sẽ có những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh về não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não,…

Những ai có thể bị mộng du?

Một người có thể bị mộng du nếu có bất kỳ yếu tố sau đây:
  • Di truyền: khoảng 22% trẻ em bị mắc bệnh mộng du. Tuy nhiên, có đến khoảng 47% trẻ em bị mộng du nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh này .
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: các loại thuốc an thần có thể giúp ngủ sâu và cũng khiến người dùng thuốc phải trải qua giai đoạn mộng du
  • Căng thẳng: stress là yếu tố phổ biến có thể khiến con người dễ mắc bệnh mộng du. Cơ thể khi luôn trong trạng thái hoảng loạn và đấu tranh để sinh tồn sẽ đến các sự căng thẳng khác nhau và gây ra bệnh này.
  • Lạm dụng rượu bia: rượu, bia là các loại thức uống có chất gây ngủ, và uống nhiều rượu, bia sẽ dẫn đến giấc ngủ sâu, có thể gây ra chứng mộng du.
  • Chấn thương não: một nghiên cứu khoa học được xuất bản bởi tạp chí về bệnh thần kinh Neuropsychiatric Disease and Treatment Journal đã cho thấy rằng việc con người bị chấn thương sọ não có thể phá vỡ lịch trình ngủ bình thường và cũng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, chứng mộng du.
  • Thiếu ngủ: đây cũng là một yếu tố chính dẫn đến nguy cơ cao mắc hội chứng mộng du, có thể do mất nhiều trong một thời gian dài và bạn cần ngủ sâu sau một thời gian thiếu ngủ đã dẫn đến trình trạng mộng du trong lúc ngủ.

Người bị mộng du nên làm gì?

Nếu một người luôn bị mộng du vào cùng một thời điểm vào mỗi đêm thì hãy đặt báo thức để thức dậy trước giờ mộng du. Đồng thời, hãy tập thói quen đi ngủ lành mạnh để giúp bạn dễ dàng chìm vào trạng thái ngủ sâu hơn. Bạn cũng nên giữ cho tinh thần của mình luôn thoải mái, lạc quan và nhẹ nhàng để giấc ngủ có thể ổn định tốt hơn và cũng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Có nên đánh thức một người đang bị mộng du không?

Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng không nên đánh thức đột ngột người mộng du. Bởi vì họ không nhận thức được tình hình của mình, việc thức giấc bất chợt có thể gây ra sự sợ hãi, bối rối hoặc tức giận cho người mộng du. Mà bạn hãy hướng dẫn nhẹ người mộng du thoát khỏi những nguy hiểm tiềm ẩn và đưa họ quay trở lại giường an toàn và nên nói nhỏ hoặc chạm nhẹ để đánh thức họ khỏi cơn mộng du.

Nên làm gì để bảo vệ an toàn cho người mộng du?

  • Cất các vật sắc nhọn ở xa tầm tay người mắc bệnh mộng du
  • Đóng và chốt cửa ra vào và cửa sổ để tránh người mộng du tiến tới nơi nguy hiểm
  • Loại bỏ các nguy cơ vấp ngã trên sàn nhà của người mắc bệnh mộng du
  • Lắp đặt đèn với cảm biến chuyển động để đề phòng nguy hiểm khỏi người bị mộng du
  • Cần sử dụng chuông báo cửa hoặc chuông báo đi ngủ khi có người rời khỏi giường

Khắc phục bệnh mộng du hiệu quả

Mộng du không thường xuyên 1 hay 2 lần trong đêm không cần phải điều trị nhưng phải đảm bảo rằng đó là những hiện tượng mộng du an toàn và có thể tự biến mất.

Đối với người lớn 

  • Những trường hợp bị mộng du ở tuổi trưởng thành cần phải hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác trong lúc mộng du,...
  • Để an toàn cho bệnh nhân, bạn nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc sắc nhọn có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then chốt kỹ lưỡng. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa đi. Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ an toàn và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động dẫn đến sự nguy hiểm đến cơ thể họ.
  • Trong một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepin hoặc thuốc chống trầm cảm. Nếu bệnh nhân bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

Đối với trẻ em

  • Khi bé bị bệnh mộng du, bạn cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa bé vào nhà vệ sinh vì có thể bé đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa bé về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi bé nằm trên giường.
  • Bảo vệ bé khỏi các tai nạn nguy hiểm, nhất là nếu bé đi ra ngoài. Vì thế cần khóa cửa, để bé ngủ ở giường rộng rãi. Giúp bé tránh căng thẳng, kiệt sức vì mệt mỏi, cho bé ngủ đủ giấc để có thể làm giảm nguy cơ mộng du.
  • Nếu bé cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Nếu bé thường bị mộng du thì bạn nên ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó bạn đánh thức bé 15 phút trước khi bé bắt đầu mộng du, giúp cho bé thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền để trị bệnh mộng du ở bé. Tuy nhiên bé tái lại mộng du thì luyện tập thêm 7 đêm nữa.

Điều trị và ngăn ngừa bệnh mộng du 

Để ngăn chặn và điều trị chứng mộng du, bạn phải cần xác định và điều trị từ nguyên nhân kết hợp với các thói quen ngủ lành mạnh. Cụ thể như sau:

Điều trị bệnh lý có liên quan đến bệnh mộng du

Mộng du có thể xuất phát từ các bệnh lý có sẵn, khi đó bạn sẽ cần điều trị triệt để các bệnh lý này như: bệnh tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, co giật, hội chứng chân không yên,...
Nếu người bị mộng du có nguy cơ làm ra hành động nguy hiểm hoặc tự làm tổn thương chính mình hoặc những người trong gia đình, hoặc bệnh nhân cũng thường buồn ngủ, thiếu tỉnh táo vào ban ngày thì bác sĩ cũng có thể sẽ kê thuốc điều trị. Các thuốc thường được kê đơn bao gồm các thành phần như: Clonazepam, Estazolam, Trazodone,…bệnh nhân có thể ngưng dùng thuốc sau điều trị vài tuần và khi mộng du không còn tái phát.

Sử dụng kỹ thuật thư giãn, hình ảnh tinh thần và đánh thức dự đoán 

Các phương pháp này được ưu tiên hơn trong việc điều trị mộng du lâu dài vì nó ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tạo thói quen ngủ tốt. 
Phương pháp đánh thức dự đoán để đánh thức bệnh nhân mộng du bao gồm: đánh thức trẻ hoặc người trưởng thành mắc bệnh trước thời điểm của cơn mộng du thông thường từ 15 - 20 phút. Trong khoảng thời gian của cơn mộng du bình thường, người bệnh phải được giữ cho tỉnh táo và sau đó có thể ngủ lại bình thường. Đây cũng là thói quen được nhiều người lựa chọn để giảm tình trạng mộng du ở người lớn và trẻ nhỏ.
Kỹ thuật thư giãn và hình ảnh tinh thần được thực hiện bởi các nhà trị liệu thôi miên, sẽ tác động đến tinh thần của bệnh nhân để cải thiện tình trạng bệnh. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi để thay đổi cách điều trị nếu không hiệu quả.

Sử dụng các phương pháp thuốc nam để điều trị bệnh

Việc khám và chữa trị bệnh bằng thuốc nam luôn được nhiều người tin tưởng và sử dụng bởi các thành phần của thuốc nam là thành phần tự nhiên không phẩm màu, hóa chất,...và cũng điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Vì thế, bạn cũng có thể chữa trị bệnh mộng du bằng các phương thuốc nam như: sử dụng bài thuốc kết hợp huyền sâm, cam thảo, táo, long cốt,...để điều trị bệnh mộng du do tâm can âm hư hay sử dụng bài thuốc kết hợp hổ phách, trúc lịch, bán hạ,...để điều trị bệnh mộng du đởm nhiệt đàm hỏa,...và còn nhiều phương thuốc nam chữa trị mộng du khác. 
Tuy nhiên, việc đi mua từng loại thuốc để áp dụng bài thuốc nam hiệu quả trị bệnh thường mất thời gian và khó khăn nhưng nếu bạn tìm được một nhà thuốc uy tín sử dụng thuốc nam để điều trị bệnh hiệu quả thì sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều. 
Chính vì vậy, tôi xin giới thiệu nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường với nhiều năm thăm khám và chữa trị bệnh hiệu quả được mọi người tin tưởng và sử dụng, đã có nhiều phương thuốc bí truyền chữa trị bệnh mộng du đáng để bạn yên tâm và gửi gắm sức khỏe. Hiện nay nhà thuốc cũng đã có tổ chức vụ khám trực tuyến phù hợp với những người bận rộn và những người nhà xa tỉnh khó đi lại trong việc thăm khám bệnh, có thể điều trị bệnh qua hình thức trực tuyến, giúp khách hàng tiết kiếm được nhiều chi phí và đạt được hiệu quả như mong muốn.

Biện pháp ngăn chặn mộng du

Thay đổi các thói quen và biện pháp cải thiện giấc ngủ sau để có thể giảm chứng mộng du cũng như hậu quả của chứng bệnh này:
  • Nên tập thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày để tránh việc ngủ quá khuya hoặc thời gian ngủ quá ít.
  • Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngâm chân, massage chân, đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc chia sẻ, nói chuyện với mọi người để tinh thần được thoải mái, tránh sử dụng thiết bị điện tử kéo dài.
  • Xây dựng môi trường an toàn, thoải mái, thoáng mát khi đi ngủ, loại bỏ những vật dụng xung quanh có thể khiến người mộng du gây tổn thương cho bản thân hoặc những người xung quanh.
  • Khi chứng bệnh mộng du gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của bệnh nhân và người xung quanh, thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. 

Bạn có thể khám bệnh mộng du ở đâu?

Theo như chia sẻ trên, để được thăm khám về mộng du, bệnh nhân cần tới các chuyên khoa thần kinh tại các bệnh viện lớn, uy tín. Những trường hợp mắc bệnh mộng du ở tuổi trưởng thành cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho chính mình hoặc tấn công người khác,…
Bệnh cạnh đó, bạn cũng có thể thăm khám bệnh mộng du bằng các hình thức trực tuyến để được khám và chữa trị một cách nhanh nhất. Hiện nay, ”Nhà Thuốc Gia Truyền Thọ Xuân Đường” với nghề hành y lâu năm đã được nhiều người biết đến và tin tưởng trong việc thăm khám và chữa trị đã và đang mở rộng quy mô thăm khám bằng hình thức trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tư vấn sức khỏe cho khách hàng và giúp khách hàng cắt giảm đi nhiều chi phí phụ khác.
BS. Hoa Nguyn
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới