Bệnh ung thư là gì?

Bệnh ung thư ngày nay đã khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này để phòng chống và xử trí đúng đắn nếu không may mắc phải.

 

1. Ung thư là gì?

Ung thư là nhóm bệnh phản ánh sự thay đổi của tế bào về chức năng, số lượng và khả năng sinh sản. Khi gặp tác nhân kích thích gây ung thư, các tế bào bình thường không tuân theo cơ chế kiểm soát của cơ thể, mà trở nên đột biến, tăng sinh một cách vô hạn, xâm lấn cục bộ hoặc di căn xa đến các bộ phận khác trực tiếp hay thông qua bạch huyết hay mạch máu.
Sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào tạo thành 2 loại khối u là lành tính và ác tính:
- Khối u lành tính: Có vỏ bọc xung quanh, u có ranh giới rõ, thường chỉ phát triển chậm tại chỗ, không di căn, không xâm lấn sang các mô khác. Khối u lành tính ít khi ảnh hưởng đến tính mạng (trừ trường hợp gây chèn ép các bộ phận xung quanh);
- Khối u ác tính: U thường không có ranh giới rõ ràng và phát triển rất nhanh, di căn xa và xâm lấn vào các cơ quan khác. Khối u ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người.

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Nguyên nhân bên trong cơ thể

Sự sai hỏng các DNA: Các DNA sai hỏng tạo thành đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào và cơ chế quan trọng khác. Sự tích lũy của các đột biến gây sự tăng sinh không thể kiểm soát tạo thành khối u.
Đặc điểm di truyền: Đa phần các loại ung thư tự phát đơn lẻ, không có cơ sở di truyền. Tuy nhiên, hội chứng của một số loại ung thư lại có yếu tố di truyền như: Đột biến ở genee BRCA1, BRCA2 (liên quan đến ung thư buồng trứng, ung thư vú), đột biến di truyền trong gene APC (gây ung thư đại tràng), đột biến của p53 dẫn đến hội chứng Li-Fraumeni trong bệnh u thư não, ung thư vú, sarcoma xương...

Nguyên nhân bên ngoài cơ thể

Các nguyên nhân sinh học: Nhiễm vi sinh vật (HPV gây ung thư cổ tử cung; virus viêm gan B, C và ung thư gan; vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày; ký sinh trùng sán máng gây bệnh ung thư bàng quang... 
Tia cực tím: Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) kích thích sản xuất melanin sắc tố làm tăng nguy cơ ung thư da...
Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất độc hại, trong đó hàng chục chất gây ung thư. Hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây ra các loại bệnh ung thư như: Ung thư phổi, dạ dày, thực quản, bàng quang, khoang miệng...
Môi trường và lối sống sinh hoạt: Khoảng 35% trường hợp mắc ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt là chế độ ăn chứa quá nhiều chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm hun khói, chất béo, các chất sinh ra từ nấm mốc. Bên cạnh đó, có hàng trăm nghìn người mắc ung thư và tử vong do ung thư mỗi năm có liên quan đến môi trường làm việc, do hít phải các hợp chất hữu cơ độc hại.

3. Phân biệt các loại ung thư

Dựa vào tính chất giải phẫu bệnh, các cơ quan bị tổn thương hoặc tế bào khởi phát và vị trí của tế bào, y học đã phân các loại u, ung thư thường gặp theo lứa tuổi như sau:

Ung thư người lớn

Ung thư biểu mô: Ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, carcinoma hậu môn, carcinoma gan, carcinoma thận, ung thư thanh quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp, ung thư tinh hoàn.
Bệnh lý ác tính về huyết học (tủy xương và máu): Ung thư máu, leukemia (bệnh bạch cầu), bệnh đa u tủy, u limpho bào.
Ung thư mô liên kết (Sarcoma): Sarcoma xương, sarcoma sụn, sarcoma cơ vân.
Có nguồn gốc hỗn hợp: U mô đệm, u trung biểu mô (ở màng tim hoặc màng phổi), u não, u hắc tố, u quái, u tuyến ức.

Ung thư trẻ em

Bệnh ung thư ở trẻ em thường bắt đầu ở não, xương, thần kinh, cơ, máu. Bệnh thường khó chẩn đoán bởi trẻ em không thể nói ra được sự đau hay khó chịu của mình. Một số loại ung thư thường gặp ở trẻ em, bao gồm:
Ung thư bạch huyết: Thường bắt đầu từ các tế bào bạch cầu. Xảy ra ở các mô tạo máu của cơ thể, trong đó có tủy xương và hệ thống bạch huyết.
Ung thư xương: Sarcoma sụn, sarcoma xương, sarcoma ewing, u tế bào khổng lồ ác tính, ung thư mạch máu, u men xương dài, ung thư tế bào liên kết xương, u nguyên sống. Ung thư xuất phát từ tế bào mô liên kết của xương, tế bào tạo sụn, tạo xương.
Ung thư nguyên bào thần kinh: Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Các khối u nguyên bào thần kinh có thể xuất phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở tuyến thượng thận, mô thần kinh ở vùng cổ, vùng ngực hoặc xung quanh tuỷ sống.
Ung thư não: Khối u phát triển trong não, ở tiểu não hoặc thân não. Ung thư não khi các tế bào ác tính phát triển nhanh chóng tại các mô thần kinh.
Ung thư hạch bạch huyết: Là bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến các mô bạch huyết và toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh có nguồn gốc từ hệ thống bạch huyết. 

4. Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư là gì?

Thông thường, bệnh ung thư thường có khoảng thời gian dài ủ bệnh (lúc một tế bào bị đột biến thành tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được biểu hiện). Tùy vào mỗi loại bệnh ung thư mà thời gian ủ bệnh có thể lên đến vài năm. Ban đầu, bệnh nhân hầu hết không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Chỉ khi bệnh ở những giai đoạn muộn thì các triệu chứng mới được bộc lộ rõ, thường lúc này bệnh nhân mới đi khám bệnh ung thư. Các biểu hiện, triệu chứng của ung thư được phân làm 3 nhóm chính:
Triệu chứng tại chỗ: Các khối u, ung thư có thể bị chảy máu, phù nề, đau đớn hoặc loét. Nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, không đáp ứng khi điều trị với kháng sinh. Xuất hiện một hay nhiều cục bất thường ở cơ, vú, da, tinh hoàn (gặp trong ung thư vú, ung thư tinh hoàn), những vị trí có thể quan sát được.
Triệu chứng toàn thân: Chán ăn, ăn ngủ kém, sụt cân, thiếu máu, đổ mồ hôi trộm, các hội chứng cận ung thư đặc hiệu... Khản giọng kéo dài, khi nuốt bị nghẹn, nôn mửa, đau lan lên tai (gặp trong ung thư miệng, ung thư họng, ung thư thực quản). Đau đầu thường xuyên, rối loạn thị giác, liệt khu trú (ung thư não). Tiểu tiện bí dắt (trong ung thư tuyến tiền liệt) ...
Triệu chứng của di căn: Khi bệnh ung thư ở giai đoạn muộn có thể có các khối di căn với các biểu hiện như: Các hạch bạch huyết to lên và có thể sờ thấy, gan lách to, ho ra máu, nôn mửa, các triệu chứng thần kinh (di căn não), đau ở những xương có khối u di căn (di căn xương) ...

5. Phương pháp điều trị chữa ung thư phổ biến hiện nay

Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, miễn dịch trị liệu, nội tiết và liệu pháp tự nhiên. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và vị trí của khối u. 
Phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể nạo vét các hạch bạch huyết trong khu vực để xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa. Ngoài việc phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cũng cần thiết cho việc giải quyết các triệu chứng và phân loại các giai đoạn nhằm tiên lượng và định hướng điều trị.
Hóa chất trị liệu: Là phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Các chất hóa học can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau. Phương pháp này nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào ung thư (ví dụ như tóc). Bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính, hóa chất còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mô lành tính, tiêu diệt các tế bào bình thường của hệ tiêu hóa, tủy xương, tim, thận, phổi, tóc... Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra thuốc tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển u. Phương pháp này gọi là “điều trị đích” nhằm hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn ở người bệnh.
Xạ trị: Là phương pháp làm teo khối u bằng tia phóng xạ ion hoá. Mục đích của xạ trị là làm tổn thương các tế bào ung thư mô đích và hạn chế tổn thương đối với mô lành lân cận. Cơ chế hoạt động của xạ trị là tác động đến vật chất di truyền của các tế bào ung thư khiến chúng không thể phân chia và phát triển. Phương pháp này dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc.
Miễn dịch trị liệu: Miễn dịch trị liệu dùng các kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch. Miễn dịch trị liệu kích hoạt để làm tăng số lượng của các tế bào miễn dịch và tế bào sát thủ tự nhiên trong cơ thể, giúp chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị nội tiết: Dùng các nội tiết tố như corticoid dùng trong điều trị ung thư máu, testosterol trong điều trị ung thư vú, nội tiết tố nữ trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết hoặc ức chế, cạnh tranh tác dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư.
Điều trị bằng liệu pháp thiên nhiên: Sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, thực dưỡng chữa bệnh. Đây là liệu pháp hiện đang được nhiều tổ chức y tế hướng đến bởi hiệu quả và tính an toàn cao. Các loại thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng chữa ung thư như: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, nấm Linh chi, Thông đỏ, Sâm Ngọc Linh, Tam thất, Dừa cạn, Nghệ, Tam thất… 

6. Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa ung thư

Tầm soát: Là thử nghiệm nhằm thăm dò các dạng ung thư nghi ngờ trong quần thể dân cư. Các thử nghiệm tầm soát phù hợp phải đáp ứng chỉ tiêu có số lượng lớn người khỏe mạnh, an toàn, không xâm nhập đồng thời có tỷ lệ dương tính giả thấp có thể chấp nhận được. Tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm bệnh và kéo dài đời sống. 
Sinh thiết: Là thủ thuật lấy được tế bào ung thư và các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh. Sinh thiết sẽ giúp bác sĩ xác định được loại tế bào ung thư tiến triển đến đâu, kích thước và mức độ ác tính của chúng để từ đó tiên lượng về phương pháp điều trị tốt nhất sau này.
Điều chỉnh lối sống: Nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, mỗi người nên ăn ít nhất là 500g rau tươi và trái cây mỗi ngày, đặc biệt là các loại rau có lá xanh thẫm, cải bắp, cà chua, cà rốt, chanh, các loại hạt để cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy lùi nguy cơ gây ung thư. Không uống rượu bia, hút thuốc lá, ma túy. Duy trì cân nặng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Phòng tránh bệnh ung thư nghề nghiệp: Bệnh ung thư nghề nghiệp gây lên từ việc tiếp xúc với môi trường độc hại trong quá trình làm việc. Người lao động cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo hộ lao động (mũ, kính, gang tay, quần áo...) để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh ung thư để phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư và có biện pháp chữa trị kịp thời.
BS. Nguyễn Thùy Ngân
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới