Tác dụng của châm cứu đối với chứng đau mãn tính, nhức đầu và hơn thế nữa

Ngày nay, châm cứu là một trong những phương pháp thực hành phổ biến nhất của y học cổ truyền ở các nước phương Đông và ngày càng được ưa chuộng ở cả phương Tây. Từ lâu đời, châm cứu đã được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Để điều trị nhiều loại bệnh, cơn đau và các triệu chứng liên quan đến căng thẳng, các thầy thuốc y học cổ truyền sử dụng các phương pháp tổng thể bao gồm châm cứu, thuốc thảo dược, dưỡng sinh, khí công, xoa bóp bấm huyệt và nhiều thực hành tâm trí và cơ thể.
Việc sử dụng châm cứu và các phương pháp y học cổ truyền khác đã tăng lên các nước phương Tây khác trong vài thập kỷ qua. 

Châm cứu là gì?

Châm cứu là một kỹ thuật chăm sóc sức khỏe toàn diện bắt nguồn từ y học cổ truyền các nước phương Đông, trong đó các thầy thuốc được đào tạo bài bản sẽ kích thích các điểm cụ thể trên cơ thể (huyệt) bằng cách châm kim nhỏ vào da. 
Đáng ngạc nhiên, mặc dù kim được sử dụng trong châm cứu, phương pháp điều trị này không gây đau đớn đáng kể. Trên thực tế, một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của châm cứu là giảm đau mãn tính khắp cơ thể một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc giảm đau.
Hầu hết các nghiên cứu về châm cứu cho đến nay đều xem xét liệu châm cứu có thể giảm đau một cách an toàn và hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên hay không. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu nó có thể giúp ích cho các tình trạng khác hay không, bao gồm lo lắng, trầm cảm, viêm, bốc hỏa, tác dụng phụ của hóa trị ung thư và mất ngủ.

Châm cứu hoạt động như thế nào?

Châm cứu được coi là một nhóm các thủ thuật, không phải là một phương pháp tiếp cận chính xác duy nhất để kiểm soát cơn đau hoặc bệnh tật. Tất cả các phương pháp châm cứu đều liên quan đến việc kích thích huyệt đạo trên cơ thể bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, thường là kim. Loại châm cứu đã được nghiên cứu nhiều nhất cho đến nay trong các cơ sở nghiên cứu khoa học, lâm sàng là loại sử dụng kim được làm từ kim loại mỏng, rắn để xuyên nhẹ qua da.
Châm cứu thường được thực hiện bằng tay, thầy thuốc cẩn thận đưa kim qua da tại huyệt vị. Thông thường, khoảng 10 đến 20 kim được sử dụng cùng một lúc (tùy thuộc vào phác đồ châm được chỉ định). Những chiếc kim này đủ nhỏ khiến quá trình này không gây đau đớn cho hầu hết mọi người.
Ngoài ra còn có các loại châm cứu sử dụng kích thích điện nhẹ chạy qua kim hoặc không dùng kim (điện châm). Ví dụ, bấm huyệt thường được coi đơn giản là “châm cứu không dùng kim” và sử dụng các kỹ thuật xoa bóp có mục tiêu để kích thích năng lượng trong cơ thể bằng cách ấn vào huyệt.
Ngoài ra, châm cứu đôi khi được sử dụng kết hợp với ngải cứu (điếu ngải hoặc mồi ngải) để làm ấm và kích thích các huyệt.
Các điểm châm cứu hay còn gọi là “huyệt vị” là những vị trí cụ thể trên cơ thể, là trọng tâm của các phương pháp điều trị bằng châm cứu. Y học cổ truyền giải thích châm cứu là một kỹ thuật để “cân bằng dòng năng lượng hoặc sinh lực (khí huyết)”, và năng lượng đó có thể đạt được bằng cách kích thích các kinh mạch cụ thể trên cơ thể.
Các thầy thuốc tin rằng có một dòng chảy, được gọi là “khí”, nằm trên “kinh mạch” xuyên suốt cơ thể. Khi khí không cân bằng, bệnh tật, đau đớn và mệt mỏi có thể xảy ra.
Có 14 kinh mạch chính dẫn năng lượng chính trên cơ thể, với hàng trăm huyệt nằm dọc theo mỗi kinh mạch nơi kim châm cứu được châm vào. Các huyệt bao gồm khoảng 365 điểm khác nhau trên bàn tay, cánh tay, bàn chân, đầu, lưng và trên các cơ quan chính. Bằng cách châm nhẹ kim vào một số huyệt trên cơ thể, dòng khí có thể được lưu thông và năng lượng của bệnh nhân có thể được cân bằng lại.
Các huyệt châm cứu có xu hướng nằm ở nơi dây thần kinh đi vào cơ, điểm giữa của cơ hoặc tại điểm mà cơ nối với xương. 

Công dụng của châm cứu

Hiện nay, châm cứu được sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh như: Co cơ và đau cơ, các vấn đề về đau lưng mãn tính, đau đầu, đau cổ, cổ cứng, thoái hóa khớp, dị ứng, vấn đề về tiêu hóa, trầm cảm, mất ngủ, các chứng liệt…

Giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu

Vào năm 2009, sau khi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y học Bổ sung tại Đại học Munich xem xét hơn 11 nghiên cứu liên quan đến 2.137 bệnh nhân châm cứu, họ đã kết luận rằng châm cứu “có thể là một công cụ phi dược lý có giá trị ở những bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu do căng thẳng mãn tính”.
Tổng quan đã xem xét nhiều thử nghiệm lâm sàng so sánh tác động của các buổi châm cứu với các buổi châm cứu “giả” và không nhận được bất kỳ phương pháp điều trị nào để giảm đau nửa đầu. Đặc biệt, cả nhóm được đặt kim ngẫu nhiên và nhóm được đặt kim theo phác đồ đều giảm các triệu chứng đau đầu. Nhóm chứng không có bất kỳ thay đổi nào. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát tiếp theo, nhóm được điều trị bằng châm cứu thực sự tiếp tục giảm cả về số ngày đau đầu và cường độ đau đầu.

Cải thiện chứng đau mãn tính

Châm cứu đã được chứng minh là hiệu quả hơn trong việc cải thiện chứng đau lưng mãn tính so với không điều trị bằng châm cứu trong một nghiên cứu năm 2006 do Trung tâm Y tế Đại học Berlin thực hiện. Ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, có sự khác biệt đáng kể về cơn đau được báo cáo giữa các nhóm bệnh nhân được châm cứu trong hơn 8 tuần so với những người không được điều trị.
Một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện bởi Khoa Dịch tễ học và Thống kê sinh học Memorial Sloan - Kettering nhằm xác định tác dụng của châm cứu đối với 4 tình trạng đau mãn tính: Đau lưng và cổ, viêm khớp, đau đầu mãn tính và đau vai gáy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến hơn 17.000 bệnh nhân và kết quả cho thấy bệnh nhân được châm cứu ít đau hơn so với bệnh nhân trong nhóm chứng đối với đau nhức cơ lưng và cổ, viêm xương khớp và đau đầu mãn tính. Kết luận là châm cứu có hiệu quả trong điều trị đau mãn tính.
Thông thường, châm cứu được sử dụng song song với liệu pháp xoa bóp bấm huyệt, giác hơi để giảm đau tự nhiên.

Giúp trị chứng mất ngủ

Đại học Y khoa Bắc Kinh đã tiến hành một phân tích tổng hợp lớn vào năm 2009 cho thấy tác dụng có lợi của châm cứu trong việc giảm các triệu chứng mất ngủ so với không điều trị.
Phân tích cho thấy ở những bệnh nhân đang dùng thuốc ngủ hoặc phương pháp điều trị bằng thảo dược để giúp ngủ ngon, việc thêm liệu pháp châm cứu cho thấy hiệu quả tốt hơn so với chỉ dùng thuốc ngủ hoặc thuốc th dược. Một lợi ích khác là không giống như nhiều loại thuốc ngủ, các buổi châm cứu hoàn toàn không có tác dụng phụ bất lợi.

Cải thiện khả năng phục hồi sau xạ trị, hóa trị ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau điều trị ung thư. Ví dụ, một thử nghiệm ngẫu nhiên đã phát hiện ra rằng điều trị bằng châm cứu giúp tăng cường khả năng miễn dịch, số lượng tiểu cầu và ngăn chặn sự suy giảm các tế bào khỏe mạnh sau xạ trị hoặc hóa trị so với việc không châm cứu. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các bệnh nhân ở cả 2 nhóm điều trị châm cứu cũng ít bị đau hơn khi điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các tác dụng phụ tiêu cực khác nhau của hóa trị liệu, chẳng hạn như buồn nôn.
Không chỉ vậy, tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn áp dụng châm cứu và cấy chỉ trong việc điều trị ung thư đối với nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Sử dụng phương pháp “thần châm”, tức châm nhiều kim nhỏ theo từng phác đồ cụ thể giúp tập trung năng lượng nội sinh để tiêu u, tăng cường dẫn thuốc… 

Giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức

Một số nghiên cứu ban đầu đã cho thấy thông tin mới về hiệu quả của châm cứu đối với bệnh Parkinson. Các nghiên cứu cho thấy rằng có thể làm giảm các triệu chứng suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác vì nó tạo ra phản ứng thần kinh ở các vùng não, chẳng hạn như nhân và đồi thị đặc biệt bị ảnh hưởng bởi bệnh Parkinson.
Trong một nghiên cứu năm 2002 được thực hiện bởi Khoa Thần kinh tại Đại học Y khoa Maryland, sau khi 20 bệnh nhân Parkinson được điều trị bằng châm cứu trong 16 buổi, 85% bệnh nhân đã báo cáo những cải thiện chủ quan của các triệu chứng riêng lẻ, bao gồm run, đi lại khó khăn, chậm chạp, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng mà không có tác dụng phụ nào.

Hỗ trợ sức khỏe phụ nữ mang thai, chuyển dạ và sau sinh

Hiện nay, nhiều bác sĩ khuyên dùng châm cứu như một phương pháp điều trị để giảm căng thẳng, cân bằng nội tiết tố và giảm bớt lo lắng cũng như cơn đau khi mang thai và chuyển dạ.
Châm cứu được coi là một phương pháp điều trị an toàn cho nhiều triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai, để giảm bớt căng thẳng về thể chất và cảm xúc cũng như sau khi em bé chào đời để giúp giải quyết mọi triệu chứng về tâm trạng, trầm cảm, tinh thần hoặc thể chất mà người mẹ có thể gặp phải. Châm cứu thậm chí có thể được sử dụng ngay trước khi chuẩn bị chuyển dạ.
Lưu ý: Có một số huyệt không được châm cho phụ nữ có thai như Hợp cốc, Tam âm giao.

Có thể giúp giảm bớt hội chứng buồng trứng đa nang

Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể mang lại lợi ích cho những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), chứng rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bằng cách “tăng lưu lượng máu đến buồng trứng, giảm thể tích buồng trứng và số lượng u nang buồng trứng, kiểm soát tình trạng tăng đường huyết thông qua việc tăng insulin nhạy cảm và giảm lượng đường trong máu và insulin, giảm nồng độ cortisol và hỗ trợ giảm cân và chán ăn.
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để biết hiệu quả thực sự của phương pháp điều trị này. Tương tự, nghiên cứu khác cho thấy can thiệp điện châm cứu mang lại lợi ích cho những người tham gia nghiên cứu mắc PCOS hơn là tập thể dục hoặc không can thiệp.

Cách châm cứu

Đầu tiên, thầy thuốc sẽ thăm khám cho bệnh nhân theo y học cổ truyền (tứ chẩn: Vọng, văn, vấn, thiết). Qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, ra pháp điều trị và phương huyệt châm cứu.
Sau đó, thầy thuốc sẽ sử dụng kim nhỏ vô trùng, dùng một lần và châm qua da, vào huyệt vị. Biểu hiện đỏ có thể xảy ra xung quanh vị trí kim và đây được cho là dấu hiệu cho thấy năng lượng không được cân bằng ở khu vực đó.
Các kim thường sẽ lưu trong một khoảng thời gian ngắn trong khi năng lượng lưu thông và tự cân bằng (khoảng 30 phút).
Khi châm kim có thể vê kim, lắp máy điện châm, hơ điếu ngải ở đốc kim để tăng cường kích thích (khác nhau tùy vào mục đích bổ, tả).
Sau khi lưu kim đủ thời gian, kim được rút ra, người bệnh nghỉ ngơi vài phút, uống nước và có thể hoạt động bình thường.

Rủi ro và tác dụng phụ của châm cứu

Tương đối ít biến chứng do châm cứu đã được báo cáo. Tuy nhiên, các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng kim không vô trùng cùng với việc điều trị không đúng cách. Nếu điều này xảy ra, có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng, các cơ quan bị thủng và thậm chí tổn thương hệ thần kinh.
Do đó, điều quan trọng là phải luôn đến gặp thầy thuốc được đào tạo bài bản về châm cứu cũng như đến cơ sở y tế đáng tin cậy. 
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới