SKCĐ - Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị động kinh

Động kinh là một bệnh lý mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi với những biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật, mất ý thức tạm thời… Hậu quả chúng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể người bệnh như thay đổi về tính tình và nhân cách sống gây phiền phức cho những người xung quanh. Đặc biệt ở trẻ em – thế hệ tương lai của xã hội. Vậy để người bệnh động kinh không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, việc kết hợp điều trị bệnh giữa đông tây y cùng với xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý là vô cùng cần thiết.

Bài đăng Sức khoẻ Cộng đồng Số 04 ngày 07/04/2021

Động kinh là một bệnh lý mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi với những biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật, mất ý thức tạm thời… Hậu quả chúng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể người bệnh như thay đổi về tính tình và nhân cách sống gây phiền phức cho những người xung quanh. Đặc biệt ở trẻ em – thế hệ tương lai của xã hội. Vậy để người bệnh động kinh không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, việc kết hợp điều trị bệnh giữa đông tây y cùng với xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý là vô cùng cần thiết.

1. Chuyện của “Sumo” Trọng Đạt 5 tuổi

Phát hiện con trai mắc bệnh Động Kinh khi chỉ vừa mới 5 tháng tuổi do tai biến trong quá trình sinh nở. Chị Dung - mẹ của Thành Đạt đã cùng con kiên trì điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Hai năm ròng rã ăn ngủ tại viện, không dám bỏ thuốc ngày nào nhưng nhìn thấy sức khoẻ của con không có nhiều chuyển biến tích cực, chị rất lo lắng. 

Sau khi tìm hiểu và hỏi thăm nhiều nơi, chị quyết định đặt niềm tin cho con điều trị kết hợp thêm thuốc Nam tại Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, với hy vọng con bớt phụ thuộc vào thuốc Tây, giảm dần các cơn co giật và phát triển bình thường như bao bạn nhỏ khác.

Đã gần 2 năm trôi qua, cùng lắng nghe chia sẻ của chị về tình hình sức khoẻ của Trọng Đạt hiện tại:

“Cháu tên là Nguyễn Trọng Thành Đạt, ở Hữu Nghị, Hoà Bình. Từ lúc 4 ngày tuổi cháu bị tai biến sau sinh, chữa trị ở bệnh viện Nhi Trung Ương là hơn 1 - 2 năm, toàn phụ thuộc vào thuốc, đến tháng 3 năm 2019 biết đến Thọ Xuân Đường và cháu chữa trị đến tận hôm nay. Đến bây giờ là cháu điều trị được 4 tháng rồi, cháu không có triệu chứng gì nữa và gia đình rất là mừng. Bác nói cố gắng để chữa khỏi cho cháu, rất mừng và xin cám ơn Thọ Xuân Đường”. 

Chị Dung chia sẻ thêm: “Chữa trị ở bệnh viện Nhi Trung Ương nhiều lần, có khi 10 ngày đã phải đi một lần. Đạt phải dùng thuốc liên tục, cứ dừng thuốc cái là cháu lại bị động kinh lại. Từ ngày uống thuốc nam kết hợp cấy chỉ tại Thọ Xuân Đường, đầu tiên là cháu không còn sốt nữa. Nếu trước đây cơn co giật là sùi bọt mép, mất ý thức, tay chân co cứng thì giờ cháu đã ổn định hơn, các cơn co giật gần như không có. Nếu có bị cháu chỉ ngất đi, bố mẹ cô giáo phát hiện kịp vỗ vào mông là cháu tỉnh ngay và lại chạy nhảy bình thường, không bị mệt nữa”.

2. Chuyện của “Tiểu tiên nữ” Ngọc Mai 6 tuổi

“Năm nay Ngọc Mai mấy tuổi rồi? - Con 6 tuổi ạ!

Con học lớp mấy nhỉ? - Con học lớp 1.

Ngày trước khi bị bệnh thì con có sợ không? - Con sợ lắm!

Bây giờ Ngọc Mai đi học ở lớp vẫn tốt không bị làm sao nữa đúng không? - Vâng ạ!”

Đó là cuộc trò chuyện ngắn của cô bé Ngọc Mai, 6 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội trong lần tái khám tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường. Nhìn cô bé nhỏ nhắn, vô cùng hoạt bát và đáng yêu, ít ai biết rằng em đang mang trong mình căn bệnh Động Kinh quái ác. Từng đi khắp nam khắp bắc chạy chữa nhưng không có kết quả tích cực, hiện tại sau hơn nửa năm điều trị tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Ngọc Mai đã dần ổn định bệnh, tiếp tục cắp sách đến trường học như bao bạn nhỏ cùng trang lứa.

Cùng lắng nghe những chia sẻ từ anh Quốc - bố của Ngọc Mai về hành trình cùng con chiến đấu với căn bệnh động kinh:

“Năm 2 tuổi cháu có bị cơn co giật do sốt cao. Tôi cũng đã tìm nhiều phương pháp để điều trị, cả thuốc Tây lẫn thuốc Nam ở trong nước nhưng cũng không thấy hiệu quả, thì tôi được biết trên internet tới nhà thuốc Thọ Xuân Đường. Tôi đã tìm đến nhà thuốc và đã điều trị thuốc thời gian là 6 tháng là cháu đã thuyên giảm rất là nhiều. Từ ngày uống thuốc của nhà thuốc là cháu không bị cơ co giật nào cả và hiện tại sức khoẻ của cháu rất là tốt. Gia đình xin cám ơn nhà thuốc và thầy thuốc đã có phương pháp điều trị rất là tốt để cho cháu có sức khoẻ, phục vụ cho việc học tập, công tác sau này. Xin cám ơn nhà thuốc”. 

Thọ Xuân Đường là nhà thuốc gia truyền đã được kỷ lục Guinness xác nhận là nhà thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam với bề dày gần 400 năm lịch sử chữa bệnh cứu người. Nhà thuốc đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bằng nam y Việt Nam phối hợp với các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ,... Nếu bạn hay người thân của bạn cần được tư vấn về các vấn đề sức khoẻ có thể liên hệ theo số Hotline 093.763.8282 để nhận tư vấn miễn phí.

3. Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị động kinh

Theo Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang (chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường) người bệnh động kinh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với những thực phẩm giàu canxi như tép, moi, xương cục hầm, sườn, cá, đậu các loại và những chế phẩm từ đậu, lòng đỏ trứng, rau dền, rau trộn, nấm. Hay thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt, yến mạch với hàm lượng Omega-3 cao giúp tăng cường chức năng của chất dẫn truyền thần kinh, tạo nên sự ổn định trong các hoạt động xử lý thông tin của bộ não, ngăn chặn cơn co giật xuất hiện.

Ngoài ra theo Đông y, người bệnh động kinh nên ăn uống thanh đạm, tránh ăn quá béo, ngọt mà tụ ẩm sinh đờm gây kinh phong, có thể chọn các loại thức ăn như đậu, cá, thịt nạc, baba…  Sau đây là một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh động kinh các bạn có thể áp dụng tại nhà.

Canh trám trứng gà

  • Nguyên liệu: Trám xanh tươi 20 quả, trứng gà 1 quả.
  • Chế biến: Trám xanh rửa sạch đập hoặc giã vụn, thêm 500ml nước sạch vào nồi đất  đun sôi lửa to, sau ninh nhỏ lửa 20 phút. Gạn bỏ bã trám, sau đập vào nồi một quả trứng gà, đun chín không cho gia vị. Ngày ăn 1 lần. Dùng cho người động kinh lâu ngày, cơ thể hư yếu, đờm nhiều.

Gà mái vàng hầm hạt dẻ

  • Nguyên liệu: Gà mái vàng 1 con khoảng 1kg, Hạt dẻ 250g và các gia vị vừa đủ
  • Chế biến: Hạt dẻ rửa sạch, đem luộc khoảng 20 phút ở lửa nhỏ, khi dẻ chín, vớt ra để nguội rồi bóc vỏ. Gà mái vàng đem làm sạch lông, sát với muối trắng và gừng để khử mùi hôi. Mổ gà lấy bỏ phủ tạng rồi để ráo nước. Sau đó cho số hạt dẻ trên nhồi vào bụng gà cùng ít muối tiêu ướp trong 15 phút. Cho gà vào nồi kín thêm 200ml nước rồi đặt lên bếp đun lửa to cho sôi, sau đó hạ lửa nhỏ hầm nhừ trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Bắc ra ăn nóng mỗi tuần 3 lần. Dùng cho người thiểu năng tỳ thận.

Cháo cá lóc, rau đắng biển

  • Nguyên liệu: 1 con cá lóc khoảng 700g – 1kg, nấm rơm tươi 200g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, rau đắng biển 100g, hành tím, gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Cá lóc làm sạch, đánh hết vảy và bỏ hết nội tạng, luộc chín sau đó gỡ thịt bỏ xương. Gạo rang qua rồi cho vào nước luộc cá nấu nhừ thành cháo, trong quá trình nấu cháo cho nấm rơm vào nấu cùng. Thịt cá đã gỡ ướp gia vị 10 phút để ngấm, sau đó cho vào đun cùng cháo sôi thêm khoảng 5 phút. Rau đắng rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn múc cháo ra bát, ăn kèm với rau đắng hoặc trộn rau đắng vào cháo nóng ăn. Ăn cháo cá lóc rau đắng biển thường xuyên sẽ làm giảm tần suất các cơn co giật do động kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng ghi nhớ, giảm mệt mỏi, tăng cường sự dẫn truyền của các neuron thần kinh.

Não dê hầm long nhãn, trần bì

  • Nguyên liệu: Não dê 1 bộ, long nhãn nhục 12g , trần bì 9g và các gia vị vừa đủ.
  • Chế biến: Não dê rửa sạch dùng nước sôi trần qua, bỏ màng gân ở bề mặt, thêm 12g long nhãn nhục, 9g trần bì vào nồi ninh chín nhừ chia 2-3 lần ăn. Dùng cho người động kinh, tim lách đều hư, đờm đục ngưng ở trong.
  • Ngoài ra, người bị động kinh nên chọn những thức uống mát, thanh nhiệt, có thể làm mát tim, mật, sạch nhiệt, tiêu đờm. Người động kinh cơ thể hư yếu, nên tăng cường dinh dưỡng, bổ sung protein và nhiệt lượng đầy đủ, có thể chọn thịt dê, ba ba trứng.

Canh thầu dầu, trứng gà

  • Nguyên liệu: rễ cây thầu dầu đỏ (tía) khô 50g, trứng gà 2 quả, dấm ăn 10ml.
  • Chế biến: Đầu tiên lấy 300ml rễ cây thầu dầu đỏ sắc cạn còn 150ml, bỏ bã và cho trứng gà vào khi nước đang còn nóng, đồng thời cho luôn cả dấm rồi đun tiếp. Ăn trứng uống nước canh. Mỗi ngày cần ăn hết 1 liều này. Ăn liên tục 7 – 10 ngày là một liệu trình.

Ngoài những món ăn bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo những món ăn chứa các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, omega 3, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể từ đó giúp hỗ trợ điều trị và cắt cơn động kinh hiệu quả.

Nguồn: https://dongythoxuanduong.com.vn

Tĩnh Vũ

Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới